Đặc điểm các quần xã bò sát trong các dạng sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học bò sát (reptilia) tại khu di sản thiên nhiên văn hóa thế giới tràng an, tỉnh ninh bình​ (Trang 55)

Thống kê số lƣợng cá thể của 19 loài ghi nhận ngoài thực địa theo 4 dạng sinh cảnh

Bảng 4.5. Độ phong phú của bò sát trong các sinh cảnh tại khu danh thắng Tràng An Tên loài Phân cấp số lƣợng Rừng trên núi đá Trảng cây bụi trên núi đá Khu canh tác nông nghiệp Khu dân a. Ô rô vảy ++++ b. Nhông emma +++ c. Tắc kè chân vịt ++++ ++++ ++++ ++++ d. Tắc kè ++++ ++++ ++++ ++++ e. Thạch sùng đuôi sần +++ f. Thằn lằn bóng hoa +++ ++++ g. Thằn lằn tốt mã thƣợng hải +++ h. Thằn lằn phê nô bắc bộ +++ i. Thằn lằn tai ba vì +++ +++

j. Rắn rào quảng tây +++

k. Rắn nhiều đai +++ ++++

l. Rắn lệch đầu kinh tuyến +++

m. Rắn sọc khoanh +++ +++

n. Rắn cạp nong +++ +++

o. Rắn cạp nia bắc +++ +++

p. Rắn hổ mang trung quốc +++

q. Rắn lục mép trắng +++ +++ ++++ ++++

r. Rắn lục sừng +++ +++

s. Rắn lục cƣờm +++

*Ghi chú:+ + + + loài có số lƣợng nhiều, + + + loài có số lƣợng trung

Từ bảng 4.5 cho thấy,

Số loài Bò sát ở sinh cảnh Rừng trên núi đá và Trảng cây bụi trên núi đá là nhiều nhất (10 loài) thấp nhất là khu dân cƣ (5 loài). Các chỉ số E, H‟, D‟ của quần xã Bò sát ở sinh cảnh khu canh tác nông nghiệp cao nhất trong 4 sinh cảnh; chỉ số thấp nhất là ở sinh cảnh khu dân cƣ. Cho thấy quần xã bò sát ở khu canh tác nông nghiệp là có tính đa dạng nhất vì theo bảng ta thấy độ giàu có của loài và mức độ tƣơng đồng của loài ở khu canh tác đất nông nghiệp cao nhất nên mức độ đa dạng tại khu vực này đa dạng nhất (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. So sánh tính đa dạng quần xã Bò sát giữa các sinh cảnh

Sinh cảnh

Số cá thể bình quân và sai tiêu

chuẩn Tổng số cá thể S E H′ D′ Rừng trên núi đá 2,789±4,662 53 10 0,820 1,888 0,8081 Trảng cây bụi núi đá 1,316±2,187 25 10 0,841 1,936 0,8096 Khu canh tác nông nghiệp 1,211±1,584 23 9 0,945 2,077 0,8620

Khu dân cƣ 1,000±2,539 19 6 0,746 1,337 0,6260

Bình quân 1,579 ± 2,743 30,00 8,8 0,784 1,810 0,7764

*Ghi chú:S- Số loài;E- Độ bình quân;H′- Chỉ số đa dạng Shannon- wiener;D′- Chỉ số đa dạng Simpson

4.2.2. Mức độ sai khác về tổ thành loài bò sát (chủng loại và số lượng cá thể) giữa các dạng sinh cảnh

Kết quả kiểm tra hoán đổi vị trí đa hƣớng (với độ tin cậy 95%) cho thấy; không tồn tại sự sai khác về tổ thành loài Bò sát giữa Khu canh tác nông nghiệp và Khu dân cƣ (P = 0,065 > 0,05); tổ thành loài Bò sát giữa 5 cặp sinh cảnh còn lại đều tồn tại sự sai khác (Bảng 4.7). Trên tổng thể (so sánh cả 4 sinh cảnh), tổ thành loài Bò sát có tồn tại sự sai khác (P = 0,0000 < 0,05). Từ

giá trị của T và A cho thấy, ngoại trừ cặp sinh cảnh: Khu canh tác nông nghiệp- Khu dân cƣ, các trị quan trắc còn lại vốn có giới hạn phân nhóm nhất định và tính thống nhất trong nội bộ nhóm. Điều này đã thuyết minh, việc phân chia quần xã Bò sát theo các sinh cảnh khác nhau nhƣ dự kiến là khá hợp lý; mặc dù cùng kiểu địa chất núi đá nhƣng Rừng trên núi đá và Trảng cây bụi trên núi đá có tổ thành loài bò sát khác nhau; nên cần phân chia làm 02 dạng sinh cảnh khác nhau. Tuy nhiên tổ thành loài Bò sát giữa Khu canh tác nông nghiệp và Khu dân cƣ là không có sự sai khác (độ tin cậy 95%); bởi vậy dự kiến phân chia hệ sinh thái nhân tác làm 02 dạng sinh cảnh sống của Bò sát là không hợp lý; cần gộp 02 dạng sinh cảnh này làm một, và đặt tên là: Sinh cảnh nhân tác hoặc Sinh cảnh nƣơng rẫy- làng bản. Do là nơi cƣ trú của khu canh tác đất nông nghiệp và khu dân cƣ khá giống nhau, Nhƣng ở khu vực rừng trên núi dá với trảng cây bụi trên núi đá lại khác nhau.

Bảng 4.7. Kiểm tra hoán đổi vị trí đa hƣớng tổ thành loài Bò sát giữa các sinh cảnh So sánh giữa các sinh cảnh Trị quan trắc Trị dự trắc Phƣơng sai Độ lệch T A P Rừng trên núi đá – Trảng cây bụi trên núi đá 0,302 0,500 0,005 -1,831 -2,720 0,397 0,023 Rừng trên núi đá – Khu canh tác nông nghiệp 0,286 0,500 0,006 -1,892 -2,734 0,429 0,023 Rừng trên núi đá– Khu dân cƣ 0,294 0,500 0,005 -2,019 -2,804 0,413 0,022 Trảng cây bụi núi

đá – Khu canh tác nông nghiệp

0,357 0,500 0,004 -1,073 -2,292 0,286 0,029

Trảng cây bụi núi

đá – Khu dân cƣ 0,317 0,500 0,004 -1,770 -2,719 0,365 0,023 Khu canh tác nông nghiệp – Khu dân cƣ 0,433 0,499 0,002 -0,785 -1,532 0,135 0,065 Cả 4 sinh cảnh 0,2393 0,5000 0,0029 -0,4855 -4,838 0,521 0,0000

*Ghi chú: T- Test statistic;A - Agreement statistic;P- Sig (p-value)

4.3. Hiện trạng săn bắt- sử dụng- bảo vệ tài nguyên Bò sát của cộng đồng địa phƣơng địa phƣơng

4.3.1. Kỹ thuật săn bắt Bò sát của cộng đồng địa phương

Việc bảo vệ các loài Bò sát tại Tràng An chƣa thực thi nghiêm túc. Các hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong đó có Bò sát vẫn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ.

Hình thức săn bắt của ngƣời dân địa phƣơng cũng hết sức đa dạng. Nhƣng hầu nhƣ chủ yếu chỉ săn bắt vào ban đêm. Vì hoạt động chủ yếu của nhiều loài bò sát là vào ban đêm. Ví dụ nhƣ việc săn loài Rồng đất, loài này đi săn rộ nhất là vào mùa khô. Ở các khe nƣớc ngƣời săn sẽ dùng đèn pin để soi vào các ngóc ngách khe nƣớc hay hốc đá để săn ếch, rắn nƣớc và đặc biệt là rồng đất hay các loại động vật quý hiếm khác. Đồ nghề đi săn thƣờng là đèn pin gậy và lƣới. Để săn bắt đƣợc các loài bò sát thì ngƣời săn phải biết rõ đƣợc tập tính các loài bò sát cũng nhƣ thông thuộc địa hình mới bắt đƣợc các loài to và quý. Các loài Kỳ Nhông, Kỳ Đà hay Rồng đất đều là những loài động vật có tập tính dễ đoán biết nên rất dễ dàng bắt. Tắc kè chỉ chọn những vách đá to nằm cheo leo, có những vết nứt dài và sâu bên trong để chúng cƣ ngụ. Bên trên, có nhiều tán cây rừng xanh tốt, nhƣng không quá xa khe suối để chúng dễ dàng tìm kiếm thức ăn. Nếu không chọn đƣợc vị trí an toàn, chúng không bao giờ đến làm tổ. Chính vì vậy, những thợ săn tìm đến vách đá to, cheo leo, lại phải có vết nứt lớn. Nhiều ngƣời dùng cây sắt phi 4, dài hơn 1m, phía trƣớc gắn một lƣỡi câu cá dài gần 5 phân. Còn đối với các loài Rắn thì Rắn càng độc càng quý. Phƣơng thức chủ yếu là bẫy rắn. Theo ngƣời dân, thời điểm bẫy rắn tốt nhất là khoảng tháng 3, tháng 4 trong năm vì đây là mùa sinh sản, rắn thƣờng đi tìm mồi. Thời điểm đó, dễ bẫy đƣợc rắn lớn, nặng trên 1kg, bán rất đƣợc giá. Còn những con nhỏ, dân bẫy rắn đem về nuôi, khi đủ cân, đủ lạng, có khách mua là bán.

4.3.2. Kỹ thuật lợi dụng tài nguyên Bò sát của cộng đồng địa phương (sử dụng các công dụng trực tiếp và lợi dụng các giá trị gián tiếp);

Chế biến làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, da là vật liệu làm nên nhạc cụ,….

Tràng An là một khu du lịch nên đồng nghĩa với việc các nhà hàng đặc sản và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời cao. Ngoài ra, ngƣời

dân điạ phƣơng cũng có nhu cầu thói quen sử dụng các sản phẩm từ Bò sát làm nguồn thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng.

Bảng 4.8. Mục đích sử dụng Bò sát quý hiếm ở Tràng An

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mục đích sử dụng Thực phẩm Dƣợc phẩm Buôn bán Làm cảnh 1 Gecko reevesii Tắc kè + + + 2 Physignathus cocincinus Rồng đất + + + + 3 Gonyosoma prasinus Rắn sọc xanh + + 4 Ophiophagus hannah Hổ mang chúa + + + 5 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong + + + 6 Bungarus multicintus Rắn cạp nia Bắc + + + 7 Naja atra Rắn hổ mang trung quốc + + + 8 Protobothrops cornutus Rắn lục sừng + +

9 Cuora mouhotii Rùa sa

nhân + + +

10 Manouria

impressa

Rùa núi

Việc săn bắt và buôn bán bò sát diễn ra chủ yếu đến từ ngƣời dân tại các khu vùng đệm. Họ săn bắt phục vụ cho mục địch thƣơng mại. Chủ yếu bán phục vụ cho các nhà hàng tại địa phƣơng, một số ít đƣợc bán làm thuốc chữa bệnh làm vật nuôi. Một số loài Bò sát có giá trị kinh tế nhƣ Rồng đất; Tắc kè, Rắn hổ mang chúa, Rắn cạp nong, Rắn cạp nia bắc, Rùa sa nhân.

+ Chữa bệnh: Việc sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ bò sát đƣợc ngƣời dân địa phƣơng quan tâm, sử dụng để chữa một số bệnh nhƣ: Rồng đất; Tắc kè chữa bệnh hen suyễn,… Mai và yếm rùa chế biến thành cao quy bản có tác dụng bổ dƣơng, chữa lao xƣơng. Đặc biệt là họ rắn hổ nhƣ Rắn hổ mang chúa, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Rắn cạp nia bắc… ngƣời dân thƣờng sử dụng để ngâm rƣợu bồi bổ cơ thể, tuy là loài rắn độc gây nguy hiểm đến con ngƣời nhƣng chúng lại có giá trị dƣợc liệu và thực phẩm nên bị sắn bắt và mua bán rất mạnh.

4.3.3. Tín ngưỡng Bò sát của cộng đồng địa phương

Tuy có sử dụng vào mục đích săn bắt. Nhƣng vẫn có một số nơi tại khu vực nghiên cứu vẫn có hình thức thờ các loài Rùa hay Rắn, Vì họ coi 2 loài vật này có mang ý nghĩa tâm linh lớn.

Tại khu vực thờ thần Thiên Tôn trấn Đông. Năm 938, Cao Đô Đƣờng Thái sƣ xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tƣợng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vƣơng. Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lƣ đƣợc hai tƣớng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên đƣợc sắc phong là An Quốc hoàng đế.

4.4. Định hƣớng giải pháp quản lý tài nguyên Bò sát và bảo tồn kiến thức bản địa liên quan tại khu danh thắng Tràng An.

4.4.1. Đề xuất tiêu chí và xác định các đối tượng (loài, sinh cảnh, kiến thức bản địa) cần ưu tiên bảo tồn

Từ kết quả nghiên cứu, tôi xây dựng tiêu chí đánh giá cần ƣu tiên bảo tồn nhƣ sau:

1.Khu vực cần ƣu tiên giám sát: Việc lựa chọn các khu vực cho thực hiện Kế hoạch giám sát phụ thuộc nhiều vào khả năng nguồn lực có đƣợc cho thực hiện kế hoạch (nhân lực, thời gian, kinh phí). Nhìn chung, một khu vực đƣợc lựa chọn để thực hiện giám sát cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

 Thuộc vùng lõi và khu vực mở rộng

 Là nơi đã có nhiều ghi nhận về sự hiện diện của các loài ƣu tiên bảo tồn

 Đang bị tác động bởi các đe dọa từ mức trung bình trở lên

 Tƣơng đối dễ tiếp cận và có nguồn nƣớc cho sinh hoạt hiện trƣờng Trên cơ sở áp dụng các tiêu chí nói trên, có nhƣng khu vực sau đây đƣợc lựa chọn để thực hiện kế hoạch giám sát).

a. Khu vực Mái đá- Hang Chợ:

Sinh cảnh: Gồm cả rừng trên núi đá vôi xen lẫn rừng trên núi đất. Chất lƣợng sinh cảnh khá tốt. Địa hình có nhiều thung lũng rộng, nhiều suối nƣớc

Đa dạng loài: khu vực có sự đa dạng loài rất cao, đặc biệt là các loài bò sát.

b. Khu vực vùng lõi trong đền Trần

Sinh cảnh: Chủ yếu là rừng trên đá vôi còn nguyên sinh. Phần lớn thung lũng. Địa hình rất phức tạp, nhiều dốc, vách đá đứng. Đây là khu vực săn bắn mạnh của dân địa phƣơng.

Đa dạng loài: Đây là một trong các khu vực rất phong phú các loài bò sát của Tràng An.

c. Khu vực động Thiên Hà- Động Thiên Thanh

Sinh cảnh: Rừng trên núi đá vôi và rừng trong thung lũng có chất lƣợng tốt. Đặc biệt, khu vực này có hệ thống các hang động và vách đá vôi dựng đứng là nơi trú ngụ của các loài bò sát đặc hữu.

Đa dạng loài: Rất phong phú các loài bò sát, lƣỡng cƣ.

2. Cần ƣu tiên bảo tồn các loài bò sát nguy cấp quý hiếm đƣợc ghi trong Nghi định 32 của Chính Phủ (2006), Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2017)

 Và là các loài đang bị ngƣời dân săn bắt và sử dụng nhiều cụ thể là những loài có tên sau đảm bảo các tiêu chí cần ƣu tiên bảo tồn nhƣ sau: a. Loài Rồng đất (Physignathus cocincinus)

Tình trạng bảo tồn: SĐVN (2007): VU. IUCN (2017): không . Tính đặc hữu: không.

Loài này có phân bố rộng ở nhiều nƣớc Đông Nam Á Chỉ thị sinh cảnh: không

Đe dọa: Săn bắt làm thực phẩm; mất và suy thoái rừng b. Loài Tắc Kè (Gekko gecko reevesii)

Tình trạng bảo tồn: SĐVN (2007): VU. IUCN (2017): không Tính đặc hữu: không.

Loài này có phân bố rộng ở nhiều nƣớc châu Á Chỉ thị sinh cảnh: không

Đe dọa: Săn bắt làm dƣợc liệu; mất và suy thoái rừng c. Rắn cạp nia Bắc (Bungarus multicintus)

Tình trạng bảo tồn: SĐVN (2007): Không, Nghị đinh 32: IIB Tính đặc hữu: không

Phân bố chủ yếu tại phía Bắc Việt Nam Chỉ thị sinh cảnh: không

Đe dọa: Săn bắt làm thuốc và thực phẩm d. Rắn Lục sừng (Protobothrops cornutus)

Tình trạng bảo tồn: SĐVN (2007): không, IUCN (2017): NT

Loài đƣợc mô tả đầu tiên trên mẫu thu tại Lai Châu (Smith 1930). Năm 2004, loài đƣợc phát hiện ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Herrmann eta al. 2004). Loài cũng đƣợc ghi nhận ở Lào Cai, Hà Giang, Thừa Thiên Huế và Quảng Đông (Trung Quốc).

Chỉ thị sinh cảnh: sống ở rừng ít bị tác động Đe dọa: Mất và suy thoái rừng, bắt làm thuốc

4.4.2. Giải pháp quản lý tài nguyên bò sát và các kiến thức bản địa liên quan cho mục đích phát triển du lịch sinh thái quan cho mục đích phát triển du lịch sinh thái

+ Tăng cƣờng bảo vệ rừng, cần phải có công tác quản lý tốt cho khu vực phát triển du lịch: Để nâng cao tính giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An tuyên truyền, xử lý vi phạm cần xây dựng một số biển báo ở các địa điểm du lịch nhƣ Tràng An, Tam Cốc Bích Động với nội dung quy định cụ thể về mức xử lý cao nhất đối với các vi phạm có liên quan đến các loài động vật quý hiếm và các loài động vật hoang dã khác. Vị trí đặt biển báo cần chọn nơi dễ quan sát và có nhiều ngƣời qua lại

+ Đẩy mạnh công tác trồng rừng, phục hồi thảm thực vật tạo môi trƣờng trú ẩn cho các loài. Không ngừng nâng cao đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, các giá trị khác nhau và lâu dài của rừng. Đồng thời khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phƣơng: trồng cây dƣợc liệu thay cho khai thác tự nhiên hiệu quả không cao

+ Bảo vệ môi trƣờng : Thu gom rác thải Ô nhiễm do rác thải đã trực tiếp tác động đến các loài động vật ở suối và ven suối, đặc biệt là các loài ếch

nhái. Do vậy, để nâng cao ý thức của ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch, cần thiết có chƣơng trình thu gom rác thải thƣờng xuyên để vừa đảm bảo mỹ quan của khu du lịch, vừa bảo vệ môi trƣờng.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp tại các khu vực vùng đệm:

+ Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ tại các điểm bắt gặp tình trạng săn bắt.

+Phối hợp với lực lƣợng vũ trang, chính quyền địa phuơng kiểm tra, giám sát những điểm nóng về buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trên địa bàn.

+ Tuần tra thƣờng xuyên tại khu vực rừng đặc biêt là khu vùng lõi rừng đặc dụng.

+ Tăng cƣờng thực thi pháp luật thông qua các chính sách tạo các hành lang pháp lý cho lực lƣợng trong Ban quản lý thực thi pháp luật. Có biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học bò sát (reptilia) tại khu di sản thiên nhiên văn hóa thế giới tràng an, tỉnh ninh bình​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)