Tham khảo, trao đổi ý kiến với một số chuyên gia trong lĩnh vực VTTNĐ, cán bộ của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, Ban Quản lý dự án đƣờng thủy nội địa, các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động giao thông vận tải đƣờng thủy nội địa ...
2.2.5. Phương pháp bổ trợ khác
- Phƣơng pháp phân tích và so sánh đƣợc sử dụng để đánh giá công tác QLNN trong lĩnh vực VTTNĐ để từ đó đề xuất ra những khuyến nghị, giải pháp.
- Phần mềm excel đƣợc sử dụng để thống kê dữ liệu trong công tác quản lý của Nhà nƣớc về vận tải thủy nội địa.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM 3.1. Quá trình phát triển GTVT ĐTNĐ ở Việt Nam
Hoạt động vận chuyển ngƣời, hàng hóa bằng đƣờng thuỷ đƣợc hình thành từ rất sớm, do điều kiện sông nƣớc thuận tiện, khi di chuyển vật nổi trên mặt nƣớc ít hao tốn sức ngƣời. Nhƣ vậy phƣơng thức vận tải này đã đƣợc tận dụng tích cực từ xa xƣa, kể cả việc đóng tàu, thuyền với việc đào các sông, kênh nối liền thành mạng lƣới đƣờng thuỷ liên hoàn nhƣ: sông Đuống, Sông Luộc, sông Đào nội thành, sông Đào Nam định, kênh Nhà Lê và hàng loạt kênh, rạch chằng chịt ở đồng bằng Nam bộ. Sự ƣu đãi đặc biệt của thiên nhiên đã là một tiềm năng to lớn cho phát triển vận tải đƣờng thuỷ.
Quá trình phát triển vận tải theo các giai đoạn:
Từ 1956-1965: Giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc:
Sau 9 năm kháng chiến thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ của giao thông vận tải nói chung và đƣờng thủy nội địa nói riêng là đảm nhận vận chuyển hàng hoá vật tƣ thiết bị phục vụ khôi phục kinh tế, dân sinh và góp phần đặt nền móng cho nền công nghiệp nƣớc ta. Sản lƣợng vận tải thuỷ năm sau cao hơn năm trƣớc và đã có đội tàu chở khách phục vụ nhân dân đi lại. Tốc độ tăng trƣởng vận tải đạt 11-13% chiếm tỷ trọng trên 40% sản lƣợng vận tải cả nƣớc. Thời kì này, vận tải thủy nội địa góp phần đáng kể vào công cuộc khôi phục, xây dựng chủ nghĩa xã hôi ở miền Bắc.
Từ 1966 - 1975: Ngành vận tải thủy chuyển hƣớng tổ chức sản xuất thời
bình sang thời chiến, đảm nhận vai trò chủ lực ở hậu phƣơng: vận chuyển nguyên liệu than cho điện và công nghiệp, xăng dầu cho quân đội, lƣơng thực, hàng bách hoá cho dân sinh, quân nhu và vũ khí phục vụ quốc phòng, từ việc
xây dựng mở rộng các xí nghiệp vận tải, bến cảng, thành lập các Đoạn Quản lý đƣờng sông đến việc phát triển các cơ sở sửa chữa đóng mới phƣơng tiện. Sản lƣợng vận tải thuỷ vẫn đạt tỷ trọng 40%. Giai đoạn này Ngành đƣờng thủy nội địa Việt nam đã góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Từ 1976 - 1983: Giai đoạn khôi phục kinh tế: Những năm đầu mới
thống nhất đất nƣớc, ở miền Nam diễn ra công cuộc xây dựng và tập hợp lực lƣợng với quy mô lớn và tốc độ nhanh, nên vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nhanh chóng nhập vào ngành đƣờng thủy cả nƣớc.
Từ 1983 đến 1993: Giai đoạn bắt đầu đổi mới. Thời kỳ này có sự chuyển đổi to lớn về cơ chế quản lý, đổi mới sản xuất kinh doanh, xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Ngành đƣờng thủy tổ chức sắp xếp lại thành Liên hiệp xí nghiệp vận tải sông và Liên hiệp các xí nghiệp công trình đƣờng thuỷ; giai đoạn này mô hình HTX vận tải thủy xuất hiện nhiều ở các địa phƣơng và phát triển mạnh. Từ đó đi vào khai thác chuyên sâu, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Từ 1993 đến nay: Do những khó khăn của thời kỳ đầu phát triển kinh
tế, vốn đầu tƣ và cải tạo đƣờng thuỷ còn hạn hẹp, nên đa số sông, kênh, hồ còn đƣợc khai thác ở dạng tự nhiên, sông miền núi còn nhiều thác ghềnh, các cửa sông ra biển còn sa bồi lớn, diễn biến luồng trong sông còn rất phức tạp, các hệ thống thuỷ nông và cầu trên bộ chƣa đƣợc quan tâm với vận tải thuỷ, không đƣợc lƣu ý đến chuẩn tắc luồng giao thông thuỷ đồng thời nhiều địa phƣơng làm nhà trên sông, đăng đáy đặt giữa sông đã gây khó khăn cho giao thông thuỷ.
Mặc dù có khó khăn vận tải thuỷ nội địa Việt Nam đã không ngừng phát triển luôn gắn với các giai đoạn biến đổi kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nhịp độ tăng trƣởng hàng năm 9-10%.(Đỗ Minh Tiến, 2014)
3.2. Thực trạng hoạt động vận tải đƣờng thủy nội địa ở Việt Nam
- Vận tải đƣờng thủy nội địa là một trong những thế mạnh của nƣớc ta, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thị phần vận tải nội địa ; khu vƣ̣c phía Bắc chiếm khoảng 20-25%, khu vƣ̣c phía Nam chiếm tới 65% đến 70%; ở khu vực miền Trung chỉ chiếm khoảng 10 đến 15%;
- Với vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, những năm vừa qua, thị phần vận tải thủy đứng thứ 2 sau vận tải đƣờng bộ và từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, sản lƣợng vận tải đƣợc tăng trƣởng đều trong các năm.
Tốc độ tăng trƣởng của vận tải thuỷ năm 2015 + Vận tải hàng hoá: tăng 4,5% về tấn; 4,9 về T.km;
+ Vận tải hành khách: tăng 4,0%về HK tăng 6,5% về HK.km Thị phần vận tải trong vận tải toàn ngành trung bình:
+ Hàng hoá: chiếm 17,16% về tấn và 17,61% về T.km + Hành khách: chiếm 4,5% về hành khách, 1,7% về HK.km
- Quý I năm 2016: vận tải hàng hóa đạt 52,0 triệu tấn, tăng 5,4% và 10,6 triệu tấn.km tăng 5,1%; vận tải hành khách đạt 38,29 triệu hành khách tăng 4,7% và 687 triệu lƣợt khách.km tăng 3,7%
- Tuyến vận tải vận tải ven biển từ khi công bố đến nay đã có 9.320 lƣợt phƣơng tiện mang cấp VR-SB vào và rời cảng, bến thủy nội địa, cảng biển với 10.992.715 tấn hàng hoá đƣợc vận chuyển.
- Vận tải qua biên giới Việt Nam - Campuchia có 33 doanh nghiệp, cá nhân tham gia gồm: 65 tàu chở hàng khô, 18 tàu container, 19 tàu chở khách, 38 tàu chở hàng xăng dầu.
Bảng 3.1: Tổng hợp sản lƣợng vận tải thủy nội địa, từ 2010 đến 2015 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 HH vận chuyển triệu tấn 118,8 124,5 119,2 115,7 119, 4 125,1
2 HH luân chuyển triệu TKm 18.900 14.900 13.100 12.890 13.210 13.910
3 HK vận chuyển Triệu HK 171,1 191,9 178,5 167,9 170,5 175,6
4 HK luân chuyển Triệu HKKm 3.600 4.100 3.700 3.490 3.520 3.587
(Cục ĐTNĐ Việt Nam)
- Vận tải ven biển
Tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh-Quảng Bình-Bình Thuận-Kiên Giang đáp ứng cho phƣơng tiện sông pha biển mang cấp VR-SB hoạt động, đƣợc Bộ Giao thông vận tải công bố tại quyết định số 2495/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014, quyết định số 3733/QĐ-BGTVT ngày 03/10/2014; quyết định số 3365/QĐ-BGTVT ngày 05/9/2014, phạm vi hoạt động của phƣơng tiện cách bờ và nơi trú ẩn không quá 12 hải lý, hiện tại tàu sông pha biển có trọng tải từ 1.000-5.000 tấn hoạt động vận tải ven biển chở hàng hóa từ liên thông các tỉnh trong cả nƣớc và góp phần giảm tải cho đƣờng bộ. Đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng kiểm kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng cho 755 phƣơng tiện mang cấp VR-SB hoạt động trên tuyến ven biển. Cục Đƣờng thủy nội địa Việt Nam tổ chức 17 khoá học, cấp chứng chỉ điều khiển phƣơng tiện đi ven biển cho 510 thuyền viên có chƣ́ng chỉ đi ều khiển phƣơng tiện đi ven biển. Cảng vụ đƣờng thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải đã làm thủ tục cho 9.320 lƣợt phƣơng tiện mang cấp VR-SB vào và rời cảng, bến thủy nội địa, cảng biển với 9.873.991 tấn hàng hoá đƣợc vận chuyển (tƣơng đƣơng với 329.133 xe tải loại 30 tấn), các mặt hàng chủ yếu đƣợc vận chuyển trên tuyến ven biển gồm than, xỉ than, đá, đất, sắt, phân bón, xi măng, quặng, dầu FO... Theo thống kê sơ bộ, đến nay cả nƣớc có 233 doanh nghiê ̣p có phƣơng tiện VR -SB tham gia hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh vâ ̣n tải trên các tuyến
ven biển; 62 cảng, bến thủy nô ̣i đi ̣a tiếp nhâ ̣n phƣơng tiê ̣n VRSB ra , vào cảng bến vâ ̣n chuyển hàng hóa; Các khu cảng biển thƣờng xuyên có hoạt động của phƣơng tiê ̣n SB gồm 27 khu vƣ̣c thuô ̣c cảng biển ta ̣i các đi ̣a phƣơng.
Bảng 3.2. Tổng hợp vận tải sông pha biển năm 2014
Tháng Tổng lƣợt PT (chiếc) Tổng hàng hóa (Tấn) Tổng trọng tải PT (Tấn) 9+10 20 29.740 11 55 21.257 28.807 12 85 82.034 106.353 Tổng cô ̣ng: 160 133031 135160
(Cục ĐTNĐ Việt Nam, 2016. Báo cáo Bộ trưởng)
Bảng 3.3. Tổng hợp vận tải sông pha biển năm 2015
Tháng Tổng lƣợt PT (chiếc) Tổng hàng hóa (Tấn) Tổng trọng tải PT (Tấn) 1 78 92.105 105.972 2 69 75.874 99.860 3 91 109.341 144.181 4 115 126.858 180.138 5 124 144.271 165.125 6 169 207.698 262.805 7 170 248.421 292.368 8 155 200.792 266.672 9 191 271.737 306.478 10 284 368.582 382.678 11 203 284.918 352.091 12 204 278.660 331.726 Tổng cô ̣ng: 1853 2409257 2890094
- Vận tải container bằng đường thủy nội địa
Vận chuyển container, với những ƣu điểm nổi trội đã phát triển nhanh chóng trong chuyên chở hàng xuất nhập khẩu và nội địa, đặc biệt khu vực TP. Hồ Chí Minh, do đó mỗi năm số lƣợng hàng container xuất nhập vào nƣớc ta đều tăng với tỷ lệ khá cao. Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng container vận chuyển bằng đƣờng biển đang rất cao, trên 20%/năm giai đoạn 2001-2008, trong đó ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và phía Nam chiếm khoảng 2/3 cả nƣớc…
Ngoài hai tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh ĐBSCL khai thác khá ổn định, hiện còn một số tuyến đang trong giai đoạn triển khai, gồm:
Tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đồng Tháp: Tuyến này mới hình thành từ năm 2008 do Công ty Cổ phần vận tải biển Sài Gòn đảm nhận với tần suất 2 chuyến/tuần; sản lƣợng vận chuyển 3.553TEU. Năm 2010, Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng (TCL) thiết lập tuyến vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh (Cái Mép - Thị Vải) đi Cần Thơ, An Giang.
Tuyến TP. Hồ Chí Minh - Vĩnh Long: Tuyến này mới xuất hiện năm 2010, sản lƣợng ở mức khiêm tốn là 550 TEU. Tuy nhiên Vĩnh Long cũng là vùng có nhiều tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container, nhất là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
Vận tải quá cảnh Việt Nam - Campuchia: Vị trí đặc biệt quan trọng của sông Mekong đã đƣợc khẳng định trong Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lƣu vực sông Mekong ký kết giữa 4 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan năm 1995 về tự do hóa giao thông thủy. Hiệp định đã giao cho Ủy ban Quản trị sông Mekong (MRC) nhiệm vụ tăng cƣờng thúc đẩy tự do giao thông thủy trên sông Mekong giữa các quốc gia. MRC đã hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam và Campuchia trong đàm phán và ký Nghị định thƣ thực hiện Hiệp định vận tải giữa hai nƣớc, đƣợc các doanh nghiệp cảng, vận
tải, đóng tàu... hai bên rất quan tâm. Hiệp định vận tải đƣờng thủy Việt Nam - Campuchia năm 2009 cho phép tàu sông của Campuchia đi xuôi dòng sông Mekong từ Campuchia đến cảng nƣớc sâu Cái Mép, gần TP. Hồ Chí Minh để có thể chuyển hàng hóa sang tàu biển trọng tải lớn hơn đi tiếp. Việc liên kết cảng PhnongPenh với cảng Cần thơ, các cảng ở TP. Hồ Chí Minh và mở tuyến container để nối các cảng này với nhau sẽ tạo thành tuyến vận tải thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
+ Vận tải container tuyến Hải Phòng-Việt Trì thực hiện từ tháng 1/2015 khoảng 10 ngày /01 chuyến số container đƣợc vận chuyển 486 TEU.
- Chi phí vận tải
Qua báo cáo của các doanh nghiệp vận tải, giá cƣớc vận tải phụ thuộc vào cự ly vận chuyển, giá nhiên liệu, cự ly ngắn giá cƣớc tăng, cự ly dài giá cƣớc giảm
Giá cƣớc vận chuyển ở phía Bắc:
+ Than ở Quảng Ninh: Từ Cửa Ông-Phả Lại là 524 đồng/tấn.km + Clinke Ninh Bình-Hải Phòng là 250 đồng/tấn.km
Phía Nam
+ Vận chuyển tàu tự hành container từ thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ 8,7 triệu/cont 40feet (đã có thuế VAT)
+ Vận chuyển container lạnh từ thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ 10 triệu/cont 40feet (đã có thuế VAT)
+ Vận chuyển container lạnh từ thành phố Hồ Chí Minh - Long Xuyên 17 triệu/cont 40feet (đã có thuế VAT)
+ Hàng rời với cự ly vận chuyển trên 100km giá vận chuyển 500đ/km.tấn
Cƣớc phí vận chuyển và chi phí vận tải giữa các phƣơng thức vận tải nhóm nghiên cứu thấy rằng chi phí vận tải bình quân tính đồng/tấn.km
ở khu vực phía Bắc vận chuyển đƣờng bộ là 1.033 đồng/1 tấn.km, đƣờng sắt 402 đồng/tấn.km, đƣờng thủy 343 đồng/tấn.km; khu vực phía Nam đƣờng bộ 1.111 đồng/tấn.km, đƣờng thủy 500 đồng/tấn.km
Hiện trạng dịch vụ vận tải thủy nội địa
Vận tải thủy nội địa đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa liên tỉnh và tham gia vận chuyển một phần hàng hóa nội tỉnh.
Vai trò của vận tải thủy nội địa trong vận tải hành khách ngày càng giảm sút, do sự phát triển của vận tải ô tô và nhu cầu của xã hội muốn sử dụng loại phƣơng thức vận tải tiện nghi hơn và tốc độ vận chuyển nhanh hơn. Ở khu vực miền Bắc và miền Trung vận tải hành khách đƣờng thủy nội địa rất nhỏ và chỉ có vận tải nội tỉnh, chủ yếu phục vụ du lịch. Riêng khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long vận tải thủy nội địa vẫn đóng vai trò tƣơng đối quan trọng trong vận tải hành khách, bao gồm cả vận tải khách nội tỉnh và liên tỉnh, trong đó nội tỉnh là chủ yếu khối lƣợng vận chuyển khá lớn.
Vận tải thủy cũng tham gia vận chuyển liên vận quốc tế hàng hóa và hành khách Việt Nam - Campuchia.
Các loại dịch vụ cung cấp
Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định
Vận chuyển hành khách theo hợp đồng (thƣờng phục vụ du lịch) Vận chuyển hàng hóa chuyên tuyến
Vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng
Khả năng cạnh tranh của vận tải thủy nội địa. Đối với vận tải hàng hóa liên tỉnh
Vận tải thủy nội địa có ƣu thế cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh với chi phí vận tải thấp, tốc độ vận chuyển chậm, phù hợp với các loại hàng hóa có giá trị thấp, luồng hàng lớn có thể dự trữ trong kho, bãi và đặc biệt là hàng siêu trƣờng, siêu trọng (máy móc thiết bị). Các loại hàng
truyền thống phụ thuộc vào vận tải thủy nội địa gồm: Vật liệu xây dựng, than, xi măng, clinke, sắt thép, phân bón. Ngoài ra các mặt hàng khác nhƣ lƣơng thực, sắt thép, gỗ, các sản phẩm chế tạo cũng vận chuyển một phần bằng đƣờng sông.
Đối với vận tải hàng hóa nội tỉnh
Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có hệ thống sông, kênh chằng chịt, rất thuận lợi cho vận tải thủy nội địa, vì vậy vận tải đƣờng sông cũng có ƣu thế trong vận tải hàng hóa nội tỉnh trong khu vực này.
Ở khu vực miền Bắc và miền Trung, vận tải TNĐ khó cạnh tranh với vận tải đƣờng bộ. Tuy nhiên, đƣờng sông vẫn vận tải hàng hóa nội tỉnh khu vực lân cận dọc theo các tuyến sông, trên các vùng hồ...
Vận tốc lữ hành đối với vận tải hàng hóa là 8 - 10 km/h.
Đối với vận tải hành khách
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho vận tải TNĐ, do thói quen của ngƣời dân, vận tải TNĐ cũng có ƣu thế trong vận tải hành khách nội tỉnh, tuy nhiên xu thế ngày càng chuyển sang