Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo vùng các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số Đan Lai tại Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 33)

tỉnh và địa phƣơng

1.2.1. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 13 ngày 11 tháng 6 năm 1999 về phát triển kinh tế gò đồi và miền núi; Nghị quyết 07 năm 2001 về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Định hƣớng "phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi" tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 và những năm sau 2010… Nhờ có những chính sách và những giải pháp rất cụ thể và quan trọng, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách tích cực, hiệu quả, đã làm chuyển biến mạnh mẽ tập quán canh tác, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có bƣớc chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Cụ thể:

Về phát triển kinh tế:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, sản lƣợng cây trồng, đồng thời phải sƣu tầm và giữ lại các bộ giống đặc sản truyền thống.

Đẩy mạnh công tác trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ thông qua các dự án của Tỉnh. Lập dự án bảo tồn rừng nguyên sinh, rừng quốc gia Bạch Mã để quản lý bảo vệ rừng, động thực vật quý hiếm hiện có. Điều tiết nguồn nƣớc, tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái cho vùng du lịch sinh thái trọng điểm dọc đƣờng Hồ Chí Minh trong tƣơng lai.

Phát triển ngành nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc nhƣ: dệt thổ cẩm, đan lát, xây dựng xƣởng mộc Mỹ nghệ...

Gắn việc phát triển thƣơng mại, dịch vụ, phát triển ngành nghề truyền thống với phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử (DMZ).

Văn hoá - Xã hội: tăng cƣờng công tác truyền thông, công tác kế hoạch hoá gia đình. Bố trí lại lao động và sắp xếp dân cƣ hợp lý để phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế trong vùng. Chú trọng nâng cao chất lƣợng lao động thông qua xây dựng mô hình và các lớp đào tạo ngắn, dài ngày.

Xây dựng Đề án sƣu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, vật thể, phi vật thể ở Thừa Thiên Huế. Sƣu tầm các lễ hội truyền thống để duy trì và phát triển.

Xây dựng các làng văn hoá đạt chuẩn văn hoá. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong cƣới hỏi, tang lễ. Xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ, phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh Quốc phòng.

Mở lớp đào tạo Đại học tại chức chuyên ngành ngắn, dài ngày cho cán bộ xã, thôn bản. Tiếp cận và tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực của các dự án Quốc tế.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành khu trung tâm kinh tế - thƣơng mại cửa khẩu. Tập trung xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ tƣới tiêu nông nghiệp, đặc biệt ruộng nƣớc.

Gắn phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng: Có kế hoạch dãn dân đến sống tại các tuyến đƣờng quốc phòng để bảo vệ địa bàn. Xây dựng trận tuyến dân quân để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, xây dựng các Đồn Biên phòng ở các chốt tiền tiêu trọng điểm.

Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân dân các xã biên giới, phối hợp chặt chẽ lực lƣợng vũ trang nƣớc bạn Lào để phòng chống tội phạm, lực lƣợng phản cách mạng đang có âm mƣu trong diễn biến hoà bình

Nhận xét và đánh giá chung: Đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và

sự cố gắng nỗ lực của Tỉnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về kinh tế - xã hội - môi trƣờng đã có những bƣớc phát triển đáng kể:

Các công trình hạ tầng thiết yếu (điện, đƣờng, trƣờng học, trạm xá, thuỷ lợi nhỏ, nƣớc sinh hoạt, chợ...) đa số đƣợc xây dựng kiên cố, trên 80% hộ gia đình sử dụng điện lƣới quốc gia, trên 60% hộ gia đình sử dụng nƣớc hợp vệ sinh để sinh hoạt, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tƣới tiêu cho diện tích lúa nƣớc 2 vụ...

Đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ phƣơng thức canh tác lạc hậu, du canh du cƣ, đốt rừng làm nƣơng rẫy, đã ổn định định canh, định cƣ để phát triển sản xuất nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập.

Đời sống văn hoá - xã hội từng bƣớc đƣợc cải thiện, nâng cao, 100% xã đều có trƣờng tiểu học kiên cố, các hệ thống trƣờng bán trú đƣợc xây dựng hoàn thiện. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho đồng bào các dân tộc đƣợc đặc biệt quan tâm, 100% xã có trạm y tế, đủ bác sĩ, y sĩ để khám và chữa bệnh; các dịch bệnh thông thƣờng ở miền núi ngày một kiểm soát và đẩy lùi.

Đời sống văn hoá tinh thần phong phú đa dạng, các nhà văn hoá đƣợc xây dựng, tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc có nơi để sinh hoạt và tổ

chức các lễ hội văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Các ngành nghề truyền thống, các phƣơng tiện thông tin về tận thôn bản, ngƣời dân biết nhiều thông tin, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tình hình Quốc tế, nhiều kinh nghiệm sản xuất của các địa phƣơng, dân tộc khác trong cả nƣớc để ứng dụng vào điều kiện của địa phƣơng mình có hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn, bản từng bƣớc đƣợc nâng cao về năng lực quản lý và điều hành. Hệ thống chính trị ngày càng đƣợc tăng cƣờng và củng cố. An ninh quốc phòng luôn đƣợc giữ vững. Bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế thay đổi và có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thừa Thiên Huế trong thời điểm hiện nay vẫn là vùng chậm phát triển; tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả; kết cấu hạ tầng chƣa phát triển toàn diện; đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn. Năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, thôn bản còn nhiều hạn chế.

1.2.2. Tỉnh Quảng Nam

Cuối năm 2009, Quảng Nam tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số từ huyện đến tỉnh. Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 7, Hội nghị Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, Quảng Nam có những thành tựu đƣợc tạo dựng với bao công sức đáng tự hào, nhất là trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Quảng Nam có vùng dân tộc, miền núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên. Toàn tỉnh có 9 huyện với 115 xã ở vùng cao và miền núi. Dân số đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 11 vạn ngƣời; có 4 thành phần dân tộc bản địa: Cơtu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng và Co.

Sau khi có nghị quyết của Trung ƣơng, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 05 về dân tộc và miền núi. Theo đó, UBND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình hành động tập trung chỉ đạo và đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân

tộc thiểu số bằng nhiều nguồn lực, chƣơng trình, dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất. Trong đó, một kết quả quan trọng là sau 7 năm thực hiện Chƣơng trình 135, Quảng Nam có 10/54 xã hoàn thành các mục tiêu của chƣơng trình và từ năm 2006 triển khai thực hiện giai đoạn II ở 57 xã. Qua thực hiện Chƣơng trình 135, tốc độ xóa đói giảm nghèo đƣợc đẩy nhanh (bình quân giảm 5%/năm) cùng với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo bƣớc phát triển có tính đồng bộ theo hƣớng bền vững.

Bên cạnh Chƣơng trình 135, trong 5 năm qua, Chƣơng trình 134 đã tạo ra bƣớc ngoặt nhƣ một cuộc cách mạng với kết quả xóa nhà tạm cho hơn 15 nghìn hộ, đạt hơn 90% số hộ nằm trong diện xóa nhà tạm; giải quyết hàng trăm héc ta đất ở và hàng nghìn héc ta đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ cấp giống lúa mới (lúa nƣớc) cho 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.

Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã coi trọng phát triển ruộng nƣớc, vận động nhân dân tự khai hoang, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vƣờn đồi (đất dốc), trồng các loại cây có giá trị nhƣ cây nguyên liệu giấy, cây quế, mây... Đầu tƣ xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Đắc Ốc - Nam Giang. Triển khai bƣớc đầu việc tái định cƣ cho đồng bào du canh du cƣ với các hình thức linh hoạt xen ghép và tập trung, phù hợp với đặc thù địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

Kinh tế phát triển tạo động lực căn bản để đầu tƣ cho văn hóa, xã hội. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng các nhà làng truyền thống của các dân tộc, đến nay có hơn 70% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng. Tiến hành xuất bản sách giới thiệu các dân tộc thiểu số của tỉnh. Triển khai nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Tỉnh ủy có Nghị quyết chuyên đề về đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các sở, ban, ngành tỉnh. Vai trò già làng, ngƣời có uy tín đƣợc phát huy. Hàng năm tỉnh và các huyện đều mở các hội nghị để biểu dƣơng những già làng, trƣởng bản có uy tín. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới đƣợc giữ vững. Không để xảy ra "điểm nóng" về an ninh - trật tự an toàn xã hội.

1.2.3. Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi trung du phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.531 km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 33%, đất nông nghiệp chiếm 23% còn lại là diện tích đất đồi trọc. Dân số tỉnh Thái Nguyên khoảng 1.131.278 ngƣời gồm 8 dân tộc anh em trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 304.234 ngƣời. Toàn tỉnh có 9 huyện, thị xã, thành phố với 181 xã, phƣờng, thị trấn, 3.065 thôn bản với 328.096 hộ, trong đó có 100 xã vùng khó khăn.

Đặc điểm về phát triển kinh tế: Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với phần lớn còn sản xuất từ nƣơng rẫy, phƣơng thức sản xuất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ nên năng suất cây trồng thấp, việc giải quyết lƣơng thực không vững chắc, thiếu đói thƣờng xuyên đe dọa cuộc sống của đồng bào. Bình quân lƣơng thực quy thóc đầu ngƣời vùng dân tộc thiểu số là 350kg/năm.

Các giải pháp xoá đói giảm nghèo bao gồm: - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Phát triển giáo dục nâng cao dân trí.

- Quy hoạch sử dụng đất đai, nhất là huy động các diện tích có thể vào sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt đất canh tác, gắn quy hoạch đất đai với phát triển các ngành nghề phi nông lâm nghiệp.

- Tăng cƣờng đầu tƣ vốn vay.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông hƣớng dẫn ngƣời dân kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng có lợi thế so sánh trên thị trƣờng.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. Trong đó, giải pháp về giáo dục, về khuyến nông và vốn vay là các giải pháp triển khai cho đồng bào dân tộc mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cho nhân dân trong vùng. Bởi lẽ, đồng bào dân tộc thiểu số quá nghèo và ít có điều kiện học hành, ít thông tin khoa học kỹ thuật. Đầu tƣ phát triển giáo dục miền núi, phát triển hệ thống khuyến nông và cho vay vốn, cần ƣu tiên hơn cho ngƣời dân tộc để họ sớm tiến kịp ngƣời Kinh và ngƣời Hoa, để họ sớm theo kịp và hội nhập với dòng chảy chung của quá trình phát triển rất nhanh chóng của toàn đất nƣớc.

Năm 2012, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu, các giải pháp để quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới. Đây là yêu cầu cấp bách, là đòi hỏi từ chính thực tiễn cuộc sống, do vậy đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc đẩy mạnh thực hiện từ cơ sở. Trong thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới theo theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 7 (Khóa X) về "Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn"; Thái Nguyên xác định mục tiêu tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân, thực hiện tốt việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để huy động các nguồn lực đầu tƣ để đem lại hiệu quả thiết thực. Không ngừng kiện toàn tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo phát huy hiệu quả trong triển khai chƣơng trình. Tỉnh Thái Nguyên quyết tâm thực hiện mục tiêu chuyển đổi trên 56% số lao động ở nông thôn hiện nay xuống còn 30% vào năm 2015 và phấn đấu đạt 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015 và trên 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020. Đây cũng là năm, công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo trợ xã hội thực hiện các chính sách an sinh xã hội đƣợc Thái Nguyên quan tâm, chú trọng.

1.2.4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo một số huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có 10 huyện, thị xã miền núi. Mỗi địa phƣơng có một lợi thế khác nhau để phát triển cây trồng, vật nuôi. Từ trƣớc đến nay, tỉnh và các địa phƣơng vận dụng các chƣơng trình đầu tƣ hỗ trợ của Chính phủ xây dựng mô hình phát triển kinh tế bằng cách đƣa các giống cây, con vào nuôi trồng, nhằm tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc có việc làm, ổn định đời sống, song tiềm năng vẫn chƣa đƣợc khai thác theo hƣớng đầu tƣ chiều sâu.

Các huyện miền núi Nghệ An có 13.750,1 km2, chiếm 83% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó vùng núi cao chiếm 58%. Dân số có gần 1,2 triệu ngƣời, chiếm gần 37% dân số toàn tỉnh. Trên chiều dài 419 km đƣờng biên giới, có 4 cửa khẩu, kết nối giao thƣơng với nƣớc bạn Lào và phía Đông Bắc - Thái Lan. Với 4 tuyến giao thông chính, nối hành lang kinh tế Đông – Tây và đƣờng Hồ Chí Minh, rất thuận lợi cho giao thƣơng hàng hóa.

Với diện tích rộng lớn nen miền Tây - Nghệ An có quỹ đất dồi dào với hệ đất feralit là chủ yếu, nhƣ đất đỏ đá vôi, đất đỏ vàng, đỏ nâu, đất ba zan… rất phự hợp với các cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, trồng cỏ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, và có giá trị xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo

Ngoài ra, còn có đất phù sa ở thung lũng, sông suối chiếm tỷ lệ nhỏ, dựng để trồng lƣơng thực cung cấp lƣơng thực tại chỗ cho dân bản địa. Điều đặc biệt là vùng miền núi của ta nằm ở giao điểm các luồng đƣờng giao thông từ Bắc vào Nam, từ miền ven biển qua đồng bằng lên vùng núi để qua Lào. Ở các huyện vùng cao nhƣ Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Quế Phong… do sự chia cắt của đồi núi cao, đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu đặc thù.

Từ nhiều năm qua, đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc rất nhiều chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp dành cho

các huyện miền núi. Nhiều địa phƣơng đã vận dụng, khai thác tiềm năng của mình có hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Huyện Con Cuông nhiều năm qua đã phát triển diện tích cho công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số Đan Lai tại Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)