Đặc thù của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 55 - 57)

1 .Tính cấp thiết của luận văn

3. Kết cấu của luận văn

3.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

3.1.3. Đặc thù của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Ngày 28 tháng 8 năm 2012 SHB chính thức sáp nhập HabuBank vào, việc sáp nhập này nằm trong chủ trương và phương án đề án tái cơ cấu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -2015 của chính phủ. Trước khi sáp nhập vào SHB, HabuBank là ngân hàng hoạt động không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ chất lượng các khoản cho vay và chất lượng tài sản khác. Danh mục tín dụng của HabuBank kém đa dạng, tập trung cho vay một số khách hàng lớn và một số ngành nghề thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như đóng tàu, vận tải biển, sản xuất giấy, vật liệu xây dựng và năng lượng. Đây là nhóm khách hàng có chu kỳ sản xuất kinh doanh và vòng quay vốn tương đối dài hạn, lại ảnh hưởng trực tiếp của các biến động kinh tế vĩ mô. Ngoài hoạt động tín dụng, HabuBank còn một số

khoản ủy thác đầu tư, đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết và đầu tư vào trái phiếu có khả năng sinh lời kém. Hoạt động trên thị trường 2 gặp rất nhiều khó khăn, các khoản theo hợp đồng tiền gửi tại một số tổ chức tín dụng yếu kém khó thu hồi. Tổng dư nợ nợ xấu của HabuBank chuyển sang khoảng 5.566 tỷ đồng trong đó dư nợ của các công ty thành viên thuộc Vinashin lên đến 2.745 tỷ đồng và nắm giữ 600 tỷ đồng trái phiếu do Vinashin phát hành. Khả năng thu hồi các khoản từ Vinashin là rất thấp. Do vậy, việc sáp nhập HabuBank vào đã tao cho SHB nhiều cơ hội và thách thức.

Cơ hội :

 Trong bối cảnh NHNN kiểm soát gắt gao về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới, việc SHB tiến hành sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác là một biện pháp nhanh nhất nhằm mở rộng và tiếp cận danh mục khách hàng tiềm năng mới nhanh và chi phí thấp nhất.

 Với quy mô lớn hơn, SHB có cơ hội mở rộng các hoạt động cho vay, đầu tư và mạng lưới chi nhánh mở rộng để phục vụ khách hàng tốt hơn.

 Việc sáp nhập tạo cho SHB có hội thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho Ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn khủng hoảng.

 Đội ngũ nhân viên sau khi sáp nhập sẽ tăng lên và có trình độ chuyên môn tốt.

Thách thức :

 Nền kinh tế chưa phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ xấu và trả nợ của Khách hàng. Trước khi sáp nhập HabuBank có tỷ lệ nợ xấu rất cao và thuộc các lĩnh vực chịu tác động lớn của chính sách.

 Văn hoá doanh nghiệp, cách thức quản lý của hai ngân hàng khác nhau. Sau khi sáp nhập thì công tác quản lý, điều hành có những xung đột và vướng mắc trong công tác điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)