Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 50 - 53)

1 .Tính cấp thiết của luận văn

3. Kết cấu của luận văn

2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Kết quả kinh doanh của SHB

- Lợi nhuận tín dụng hàng năm: Lấy theo số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập: Tính hệ số thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu thuần của Ngân hàng qua các năm. Các số liệu lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Nguồn vồn, dư nợ cho vay: Trên báo cáo tài chính công bố hàng năm của Ngân hàng có thể hiện các tiêu chí này.

- Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng vốn huy động: Lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.

* Đo lường nợ xấu

- Thời gian của từng khoản nợ xấu: Đây là chỉ tiêu rất khó để xác định, trên báo cáo tài chính của Ngân hàng không thể hiện. Số liệu này thể hiện trên báo cáo đánh giá, tổng hợp từng khoản nợ xấu của Ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, số liệu về nợ xấu và tổng dư nợ thể hiện trên bảng cấn đối kế toán của Ngân hàng.

- Tỷ lệ tổng dư nợ xấu: Số liệu lấy theo bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. - Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu: Lấy số liệu theo báo cáo nội bộ tổng hợp

nợ xấu, số lượng khách hàng.

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn: Quỹ dự phòng rủi ro lấy số liệu chi phí dự phòng rủi ro trên báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng, nợ khả năng mất vốn là nợ nhóm 5 của Ngân hàng.

* Đánh giá kết quả quản lý nợ xấu

- Giá trị nợ xấu: Số liệu lấy theo báo cáo nội bộ tổng hợp về kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng.

- Số lượng nợ xấu mới phát sinh: Trên báo cáo tài chính của Ngân hàng không thể hiện nội dung này. Số liệu lấy theo báo cáo nội bộ tổng hợp về kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng.

- Giá trị nợ xấu thu hồi trên tổng số nợ xấu: Số liệu sẽ lấy chốt đến cuối mỗi năm, tổng số nợ xấu sẽ căn cứ theo báo cáo tính đến 31/12 hàng năm và số liệu về nợ xấu thu hồi theo báo cáo tổng hợp nội bộ.

- Thời gian bình quân thu hồi các khoản nợ xấu: Đây là chỉ tiêu khó tính toán với lý do nhiều Ngân hàng không tổng hợp thời gian thu hồi nợ xấu. Tính toán thời gian bình quân mất rất nhiều thời gian và khó khăn vì số lượng các khoản nợ xấu rất nhiều.

- Tỷ lệ thu hồi nợ thông qua các biện pháp: Lấy số liệu tổng hợp các khoản đã thu hồi nợ và các biện pháp tương ứng. Từ đó tính tỷ lệ giá trị thu hồi thông qua các biện pháp để xác định biện pháp sử dụng nhiều nhất.

- Số tiền miễn giảm, lãi, phí trêm giá trị nợ xấu thu hồi: Trên các báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Ngân hàng hiện nay không có báo cáo nào tổng hợp số tiền này.

* Đánh giá về mặt định tính

Chủ yếu tập trung đánh giá công tác quản lý nợ - Kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn như thế nào? - Quy trình quản lý nợ xấu?

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)