Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 45 - 48)

1 .Tính cấp thiết của luận văn

3. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nợ xấu tại NHTM

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Môi trƣờng pháp lý và môi trƣờng kinh tế

Hầu hết chính phủ các nước đều nhận ra tác động tiêu cực mà các khoản nợ xấu có thể gây ra đối với hệ thống Ngân hàng thương mại và cả nền

kinh tế. Vì vậy, chính phủ đã thực hiện các biện pháp như ban hành các văn bản, luật hay các quy định về việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu. Ở các nước phát triển trên thế giới, nhà nước đã ban hành luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp thích hợp để xử lý nợ, tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều tầng nấc. Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch, với sự phát triển đầy đủ của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quản lý nợ xấu ngân hàng.

1.3.2.2. Biến động xấu của kinh tế - xã hội trong nƣớc

Ổn định kinh tế và tăng trưởng kinh tế là tiền đề, là điều kiện quan trọng để phát triển các trung gian tài chính. Sự ổn định kinh tế trong nước kích thích hoạt động đầu tư phát triển và đảm bảo tính ổn định của hiệu quả đầu tư. Ngược lại, những biến động xấu của nền kinh tế gây ra sự trì trệ, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hậu quả tất yếu là Ngân hàng không thu được nợ.

Các chính sách của Nhà nước thay đổi bất thường là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Bởi vì, các doanh nghiệp thường có tỷ lệ vay vốn Ngân hàng rất lớn và dễ bị tổn thương trước các thay đổi đột ngột về chính sách kinh tế vĩ mô.

Những biến động chính trị - xã hội cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến nợ xấu do môi trường bất ổn có tác động mạnh tới hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư. Biểu hiện rõ nhất là khi có chiến tranh xảy ra, nền kinh tế làm vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái và tái thiết làm cho nợ của chính phủ chồng chất, các doanh nghiệp đình đốn không có khả năng trả nợ.

1.3.2.3. Hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc Ngân hàng mở rộng tín dụng sang các nước khác là điều tất yếu nhưng chính điều này cũng đem lại những rủi ro mà Ngân hàng cần phải lưu ý đến; nếu ở các nước có biến động về chính trị, suy thoái kinh tế, có sự biến động trong lãi suất, phương thức thanh toán,… thì sẽ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến Khách hàng khó khăn về tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1:

Chương 1 đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nợ xấu và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động Ngân hàng và của nền kinh tế. Sự cần thiết phải quản lý nợ xấu tại Ngân hàng, các phương pháp đo lường, hiệu quả của xử lý nợ. Nghiên cứu kinh nghiệm về xử lý nợ xấu ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn vận dụng vào giải thích thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)