Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả lựa chọn nhà thầu tại Tổng công ty Truyền tải điện Quôc Gia (EVNNPT). (Trang 37)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết ban đầu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính thông qua các dữ liệu thứ cấp và thông tin thu thập từ điều tra khảo sát. Từ thông tin thu thập, tác giả sẽ tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Quá trình này, đƣợc thực hiện từng bƣớc theo trình tự nhƣ sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả

- Bƣớc 1: Nghiên cứu mục tiêu và cơ sở lý luận và các lý thuyết đánh giá hiệu quả lựa chọn nhà thầu.

- Bƣớc 2: Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn, phỏng vấn và thu thập dữ liệu thứ cấp.

- Bƣớc 3: Sử dụng các công cụ, phần mềm để phân tích dữ liệu cũng nhƣ kết quả.

- Bƣớc 4: Đƣa ra các giải pháp và viết báo cáo nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Viết báo cáo nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý luận Phỏng vấn và thu thập

dữ liệu Xây dựng bảng

hỏi phỏng vấn

Phân tích dữ liệu và phân tích kết quả

Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu và phân tích các số liệu dữ liệu thứ cấp.

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị quản lý dự án, Báo cáo tổng hợp về công tác đấu thầu hàng năm tại EVN và EVNNPT các năm 2014, 2015 và 2016.

2.2.2. Thu thập thông qua phỏng vấn chuyên sâu

2.2.2.1. Bảng hỏi nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu tại EVNNPT, phƣơng pháp phỏng vấn, phát phiếu điều tra đến các chuyên gia và xây dựng tiêu chí đánh giá đƣợc tiến hành và nghiên cứu.

- Cơ sở để xây dựng bảng hỏi đƣợc căn cứ trên +Luật Đấu thầu, Luật Đầu tƣ công

+ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

+ Các Thông tƣ quy định chi tiết về lập HSMT, KHLCNT, thẩm định HSMT, KQLCNT, KHLCNT của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

+Kinh nghiệm thực tiễn về đầu tƣ, quản lý và vận hành lƣới điện truyền tải. - Bảng hỏi nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến chất lƣợng công trình, chất lƣợng và tính đáp ứng của thiết bị đƣợc chọn lựa thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cũng nhƣ uy tín của EVNNPT trong công tác lựa chọn nhà thầu.

2.2.2.2. Phỏng vấn chuyên sâu

Đối tƣợng phỏng vấn chuyên sâu là các chuyên gia thuộc Cục quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý đấu thầu - EVN, Cơ quan EVNNPT, đơn vị quản lý vận hành (Các công ty Truyền tải điện 1, 2, 3 và 4),

các Ban QLDA các công trình điện miền Bắc, miền Trung và miền Nam, các nhà thầu cung cấp vật tƣ thiết bị và xây lắp các dự án của EVNNPT, cụ thể:

+ Cục quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: 2 + Ban Quản lý đấu thầu - EVN: 3.

+ Cơ quan EVNNPT: 10 chuyên gia.

+ Các nhà thầu xây lắp: 10 nhà thầu, mỗi nhà thầu 4 chuyên gia + Các nhà thầu cung cấp VTTB: 10 nhà thầu, mỗi nhà thầu 4 chuyên gia + Các nhà thầu khác: 5

+ Công ty truyền tải điện 1: 10 + Công ty truyền tải điện 2: 10 + Công ty truyền tải điện 3: 10 + Công ty truyền tải điện 4: 10

2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Các dữ liệu đƣợc thu thập sẽ đƣợc kiểm tra, làm sạch và xử lý trên Word, Excel, đồng thời đƣợc trình bày thông qua bảng biểu, đồ thị,... Các phƣơng pháp cơ bản để phân tích, xử lý số liệu gồm:

Phương pháp thống kê

Phƣơng pháp thống kê là việc sử dụng, thu thập, hệ thống hóa, xử lý các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thống kê và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động tại đơn vị nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỰA CHỌN NHÀ THẦU TẠI EVNNPT

3.1. Tổng quan về EVNNPT 3.1.1. Giới thiệu chung 3.1.1. Giới thiệu chung

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nƣớc sở hữu 100% thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đƣợc thành lập theo công văn số 1339/VPCP-ĐMDN ngày 03/3/2008 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

EVNNPT đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại 07 đơn vị gồm: 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 03 Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. EVNNPT đƣợc Chính phủ giao đầu tƣ, vận hành lƣới điện truyền tải (cấp điện áp 220 kV, 500 kV) với mục tiêu đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trƣờng điện Việt Nam.

Tính đến ngày 31/12/2016, EVNNPT có vốn điều lệ là 24.160 tỷ đồng, tổng tài sản là 81.200 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/9/2016.

Theo giấy phép kinh doanh, EVNNPT đƣợc phép kinh doanh ngành các ngành nghề sau:

Ngành, nghề kinh doanh chính:

- Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực; - Đầu tƣ phát triển lƣới điện truyền tải;

- Quản lý vận hành, sửa chữa lƣới điện;

- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công các công trình lƣới điện; Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công các công trình viễn thông và công nghệ thông tin;

- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; - Quản lý, vận hành, sửa chữa hệ thống thông tin viễn thông nội bộ; - Thí nghiệm điện;

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, vận hành, sửa chữa lƣới điện;

- Hoạt động tự động hóa và điều khiển.

Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính: - Sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tƣ, thiết bị lƣới điện, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;

- Xây dựng, lắp đặt các công trình lƣới điện; - Kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin; - Hoạt động của các cơ sở điều dƣỡng; - Cho thuê máy móc, thiết bị;

- Vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh;

- Các ngành nghề khác đƣợc EVN chấp thuận theo quy định của pháp luật. Với hơn 7.800 cán bộ, kỹ sƣ, công nhân lành nghề đang ngày đêm trực tiếp điều hành, làm việc với thiết bị có cấp điện áp cao và siêu cao, đặc biệt nguy hiểm đối với ngƣời lao động, ngƣời làm công tác an toàn, ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành tại các vị trí công tác của Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của EVNNPT (năm 2016)

3.1.3. Sản xuất kinh doanh và quản lý vận hành lưới điện truyền tải

3.1.3.1. Khối lượng lưới điện truyền tải

Đến tháng 12/2016, EVNNPT quản lý và vận hành tổng cộng 22.907,7 km đƣờng dây (bao gồm 7.439,4 km đƣờng dây 500 kV và 15.468,3 km đƣờng dây 220 kV), tăng 107% so với thời điểm ngày 01/7/2008 (11.057 km đƣờng dây); 126 trạm biến áp (gồm 26 trạm biến áp 500 kV và 100 trạm biến áp 220 kV) với tổng dung lƣợng máy biến áp là 69.749 MVA, tăng 91% số trạm biến áp và 181% tổng dung lƣợng so với thời điểm ngày 01/7/2008 (66 trạm biến áp với tổng dung lƣợng 24.856 MVA). Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia đã vƣơn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và từng bƣớc kết nối với lƣới truyền tải điện của các nƣớc trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại nhƣ đƣờng dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, hệ thống SCADA,…

3.1.3.2. Sản lượng điện truyền tải

EVNNPT đã vận hành lƣới điện truyền tải cơ bản ổn định, an toàn, góp phần cùng EVN đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và đời sống của nhân dân. Sản lƣợng điện truyền tải đạt 139,76 tỷ kWh năm 2015, dự kiến đạt 156 tỷ kWh năm 2016 (sản lƣợng truyền tải 11 tháng đầu năm 2016 đạt 143,29 tỷ kWh).

Giá điện truyền tải hiện tại là 104 đồng / kWh.

3.1.3.3. Doanh thu và chi phí hoạt động truyền tải

Tổng giá trị đầu tƣ năm 2015 và dự kiến năm 2016 tƣơng ứng đạt 18.848 tỷ đồng và 19.379 tỷ đồng, trong đó: giá trị đầu tƣ thuần là 14.450 tỷ đồng và 13.915 tỷ đồng, giá trị trả gốc và lãi vay là 4.397 tỷ đồng và 5.464 tỷ đồng.

Tổng doanh thu năm 2015 và dự kiến năm 2016 tƣơng ứng đạt 14.653 tỷ đồng và 16.377 tỷ đồng, trong đó doanhthu truyền tải điện đạt 14.535 tỷ đồng và 16.224 tỷ đồng, doanh thu tài chính đạt 118 tỷ và 153 tỷ.

Tổng lợi nhuận năm 2015 và dự kiến năm 2016 tƣơng ứng đạt 322 tỷ đồng và 320 tỷ đồng.

3.1.2.4. Khối lượng đầu tư xây dựng

Trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, EVNNPT đã thực hiện đầu tƣ các công trình lƣới điện truyền tải với khối lƣợng đầu tƣ lớn, đảm bảo đấu nối, truyền tải công suất của các nguồn điện, tăng cƣờng năng lực truyền tải của toàn hệ thống; đã kết nối khép kín mạch vòng 500 kV tại khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Nam. Cụ thể là:

-Lƣới điện 500 kV đƣợc phát triển mạnh, qua đó đã góp phần nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện của hệ thống truyền tải điện nhƣ: Mạch vòng 500 kV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan - Thƣờng Tín - Quảng Ninh - Hiệp Hòa - Sơn La ở khu vực miền Bắc, mạch vòng Phú Lâm - Cầu Bông - Tân Định - Sông Mây - Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm ở khu vực miền Nam. Hoàn thành liên kết lƣới điện miền Tây với miền Đông Nam bộ qua đƣờng dây 500 kV Nhà Bè - Ô Môn và Phú Lâm - Ô Môn. Hoàn thành đƣa vào vận hành nhiều công trình nâng cao năng lực hệ thống truyền tải điện nhƣ: Nâng dung lƣợng tụ bù dọc toàn tuyến 500 kV Bắc Nam từ 1000 A lên 2000 A, đƣờng dây 500 kV Pleiku - Mỹ Phƣớc - Cầu Bông,.. qua đó đã đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao trong việc đảm bảo cung cấp điện cho đất nƣớc, đặc biệt là đảm bảo cấp điện cho khu vực miền Nam.

-Lƣới điện 220 kV đã đƣợc tập trung đầu tƣ và hoàn thành đƣa vào vận hành các dự án phục vụ cung cấp điện cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhƣ các trạm biến áp 220 kV: Vân Trì, Thành Công, Đức Hòa; các đƣờng dây 220 kV: Vân Trì - Sóc Sơn, Vân Trì - Chèm, Hà Đông - Thành Công, Cầu Bông -

Đức Hòa, Cầu Bông - Hóc Môn rẽ Bình Tân; đã hoàn thành xây mới, nâng công suất các TBA 220 kV đáp ứng kịp thời nhu cầu cung cấp điện cho phát triển phụ tải và giải quyết tình trạng quá tải tại các địa phƣơng trên toàn quốc.

-Tất cả các công trình lƣới điện đấu nối với các nguồn điện đã đƣa vào vận hành đồng bộ với tiến độ phát điện, qua đó phát huy tối đa hiệu quả vận hành của các nhà máy điện, nhƣ lƣới điện đồng bộ các nhà máy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Quảng Ninh, Mông Dƣơng, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Nghi Sơn cùng các dự án nhiệt điện và thủy điện trên địa bàn toàn quốc.

Về khối lƣợng đầu tƣ xây dựng: trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, EVNNPT đã hoàn thành đƣa vào vận hành 213 công trình 220 - 500 kV (trong đó gồm 47 công trình 500 kV, 166 công trình 220 kV) với tổng chiều dài đƣờng dây 8.105 km, tổng dung lƣợng các máy biến áp đạt 28.426 MVA. Giá trị khối lƣợng thực hiện đa ̣t 74.632 tỷ đồng (đầu tƣ thuần đạt 56.117 tỷ đồng), đạt gấp 2,9 lần so với khối lƣợng thực hiện giai đoạn 2008 - 2010. Đối chiếu với nhiệm vụ đầu tƣ lƣới điện truyền tải giai đoạn 2011 - 2015 (theo Quyết định số 854/QĐ-TTg và 673A/QĐ-EVN), khối lƣợng lƣới điện truyền tải 220 - 500 kV hoàn thành đạt 93% về số công trình (213/228); công suất MBA tăng thêm đạt 89%, chiều dài ĐZ đạt 92%. Trong đó, khối lƣợng hoàn thành lƣới điện 500 kV đạt cao (tƣơng ứng 104%, 99% và 90%). Khối lƣợng chƣa đầu tƣ so với dự kiến kế hoạch 5 năm chủ yếu do tiến độ một số dự án nguồn điện do các chủ đầu tƣ ngoài EVN chậm tiến độ hoặc chƣa triển khai, ngoài ra do tốc độ tăng trƣởng phụ tải thấp so với dự báo (thực tế tăng trƣởng bình quân năm là 10,6% so với mức dự báo theo Quy hoạch điện VII là 14,1%) nên nhiều dự án chƣa cần thiết phải đầu tƣ hoặc giãn tiến độ sau năm 2015. Với kết quả đầu tƣ lƣới điện truyền tải đã đạt đƣợc trong 5 năm 2011 - 2015 đã đáp ứng nhu cầu đấu nối các công trình nguồn điện, nâng cao vƣợt

bậc năng lực truyền tải của hệ thống điện và đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển lƣới điện truyền tải để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và đời sống của nhân dân trong những năm qua.

3.1.2.5. Quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Năm 2015, mặc dù tình hình vận hành lƣới điện truyền tải đã đƣợc cải thiện nhiều so với giai đoạn trƣớc đây, nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Tình hình cung ứng điện còn căng thẳng do lƣới truyền tải nhiều nơi còn vận hành trong tình trạng đầy và quá tải, nhiều công trình nguồn điện khu vực phía Nam vào chậm dẫn đến lƣới điện 500 kV Bắc - Nam luôn vận hành trong tình trạng đầy tải dẫn đến nguy cơ sự cố, tổn thất tăng cao. Nhiều thiết bị, công trình đƣa vào vận hành nhiều năm (trên 20 năm nhƣ các TBA 500 kV Hà Tĩnh, Phú Lâm, Pleiku, Đà nẵng, Hoà Bình, ĐZ 500 kV Bắc - Nam) đã cũ xuống cấp, chất lƣợng giảm sút, lạc hậu, vận hành không tin cậy. Thiết bị TBA của nhiều hãng khác nhau, không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong thao tác, sữa chữa, thay thế. Các thiết bị mới đang vận hành trên lƣới của một số Nhà sản xuất từ Ấn Độ, Trung Quốc đang có tình trạng hƣ hỏng nhiều làm ảnh hƣởng nhiều đến công tác vận hành và giảm độ tin cậy cung cấp điện nhƣ MBA của TBA 500 kV Hiệp Hòa, Phú Lâm, TBA 220 kV Sơn La.

Khắc phục những khó khăn bất cập, để đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, EVNNPT và các Công ty Truyền tải điện đã đề ra và quyết liệt thực hiện các giải pháp kiểm tra, tăng cƣờng công tác sửa chữa lớn, theo dõi vận hành xử lý kịp thời các khiếm khuyết, hiện tƣợng bất thƣờng trên lƣới điện, chống quá tải các TBA 500 -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả lựa chọn nhà thầu tại Tổng công ty Truyền tải điện Quôc Gia (EVNNPT). (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)