.Quy hoạch hệ thống điện tại các khu NNCNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh hà nam (Trang 51)

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp Hà Nam Bảng 4.2. Giá trị, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp định tính để chỉ ra những nhận xét đánh giá về những thành công và hạn chế trong phát triển NNCNC ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2018; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của thành công và nguyên nhân của hạn chế đó.

2.4. Phƣơng pháp so sánh

Từ các nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giữa tình hình nông nghiệp công nghệ cao ở thời điểm hiện tại với các giai đoạn khác trong quá khứ. Từ đó, có những đánh giá, nhận xét khách quan, chính xác, khái quát về vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

Thông qua các bảng thống kê, tổng hợp mà tác giả có được từ việc sử dụng phương pháp thống kê, mô tả; tác giả sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị nông nghiệp tỉnh Hà Nam qua các năm. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá mang tính khách quan và độ chính xác cao hơn. Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4.

2.5. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp phân tích – tổng hợp là phương pháp nghiên cứu, phân tích những những thành quả trong quá khứ để đưa ra những kết luận trong có ích trong khoa học và thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình. Trước hết là phân tích những vấn đề mang tính lý luận về vấn đề nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hà Nam nói riêng. Sau đó, tác giả phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tỉnh giai đoạn 2010 – 2018, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế. Cuối cùng, từ việc đánh giá khả năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Hà Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2018 triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2018

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lý từ 20020’đến 20045’ Vĩ độ Bắc, từ 105045’ đến 106010’ Kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội

- Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình - Phía Nam giáp tỉnh Nam Định, Ninh Bình - Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình

Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội gần 60 km theo tuyến đường giao thông xuyên Bắc - Nam (QL 1A), tỉnh có điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hoá giữa hai miền Nam - Bắc và các tỉnh trong khu vực, nhất là thủ đô Hà Nội.

Tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện đó là thành phố Phủ Lý, các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân; có 116 xã phường, thị trấn (103 xã, 6 phường, 7 thị trấn). Diện tích tự nhiên 86.049 ha bằng 4,08% diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng.[31]

Mặc dù một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhưng tỉnh Hà Nam có địa hình đa dạng có núi đồi, đồng bằng cao, vùng đồng bằng trũng, địa hình có 3 vùng rõ rệt.

* Vùng núi đồi Tây sông Đáy

Đây là khu vực đồi núi có địa hình bị chia cắt mạnh, núi đá có độ dốc caoxen kẽ là các thung lũng nhỏ và các đồi sa thạch, phiến thạch nằm trên địa

bànhai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Diện tích vùng khoảng 19.000 ha. Đặcđiểm nổi bật của vùng là núi đá vôi chiếm diện tích lớn khoảng 41%, đất sảnxuất nông nghiệp chiếm khoảng 33% diện tích vùng. Trong vùng tập trung cáccơ sở khai thác khoáng sản, chế biến vật liệu xây dựng (Các nhà máy xi măng, cơ sở chế biến đá xây dựng). Đất sản xuất nông nghiệp ở đây có độ cao trung bình từ 1,3 - 1,8 m nơi cao từ 5,3 - 5,8 m. Vùng chịu ảnh hưởng của lũ núi và việc phân lũ sông Hồng.

Nếu phân lũ vào sông Đáy với lưu lượng 2.000 m3/s thì diện tích ngập là 5.500ha, nếu phân lũ với lưu lượng 5.000 m3/s thì diện tích ngập là 7.100 ha.[31]

* Vùng đồng bằng cao

Diện tích khoảng 22.000 ha, trong đó diện tích canh tác khoảng 15.000 ha. Bao gồm đất đai của huyện Duy Tiên và phần còn lại của huyện Kim Bảng.Địa hình ở đây có dạng vàn, vàn cao, tương đối bằng phẳng không có vùngtrũng điển hình. Với địa hình ở đây có khả năng gieo trồng nhiều loại cây trồngđặc biệt là cây vụ đông.

* Vùng đồng bằng trũng

Diện tích khoảng 43.000 ha, trong đó có khoảng 26.000 ha đất canh tác.Gồm đất đai của các huyện Bình Lục, Lý Nhân, phần còn lại của huyện ThanhLiêm. Đây là vùng đồng bằng trũng điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng. Trước đây chỉ cấy được một vụ lúa chiêm nay nhờ công tác thuỷ lợi ngày một hoàn thiện, chủ động được tưới tiêu nên đã gieo trồng được 2 vụ /năm.

Như vậy, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 60km, tỉnh Hà Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là NNCNC. Bên cạnh đó, địa hình tương đối bằng phẳng, tạo điều kiện cho tỉnh Hà Nam xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nông nghiệp công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới,

các nhà máy chế biến, hệ thống giao thông, kho bảo quản nông sản. Ngoài ra, địa hình thuận lợi này còn là cơ sở để tỉnh Hà Nam phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên quy mô lớn, theo hướng tập trung như hình thành các khu NNCNC, trang trại…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vị trí địa lý, địa hình của tỉnh Hà Nam cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển NNCNC như: vùng địa hình đồi núi phân bố chủ yếu ở 1 số huyện trong tỉnh gây những khó khăn trong quá trình phát triển NN theo hướng tập trung, quy mô lớn; vùng đồng bằng trũng chiếm tỷ lệ khá lớn cùng với vị trí địa lý tiếp giáp với các con sông: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, phát triển các công trình thủy lợi để giảm tác động của tự nhiên đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là vào mùa mưa.

3.1.1.2.Về khí hậu

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiềuthuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùaĐông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữamùa đông và mùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khíáp, các khối không khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổitheo mùa.

Thuộc khu vực có lượng mưa trung bình, lượng mưa trung bình của tỉnh Hà Nam năm 2018 là 199,8mm, cao hơn năm 2018 6,725mm. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,5oC đến 24,6oC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình là 20,1oC. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1, 12. Nhiệt độ thấp nhất tới 6 – 8oC. Về mùa hè nhiệt độ trung bình là 28oC. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7. Nhiệt độ cao nhất đến 32 - 35o

C.[31]

Độ ẩm trung bình ở Hà Nam khoảng 84% cũng như nhiều khu vực khác ởđồng bằng Sông Hồng. Độ ẩm trung bình giữa các tháng chênh lệch không lớn,giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất chênh lệch khoảng 12%.

Đặc trưng khí hậu ở tỉnh Hà Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển NNCNC, đặc biệt các loại cây trồng theo mùa vụ. Thuận lợi về khí hậu còn là sơ sở để ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhu cầu tiêu dùng như tăng tỷ trọng rau màu, thủy sản, gia súc, gia cầm… Bên cạnh đó, ổn định về lượng mưa, độ ẩm sẽ giảm chi phí trong việc đầu tư các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho phát triển NNCNC; từ đó sẽ giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh những thuận lợi, đặc điểm khí hậu ở tỉnh Hà Nam cũng đem lại những khó khăn trong phát triển NNCNC như: dễ dàng xuất hiện sâu bệnh do độ ẩm cao; lượng nước chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản…

3.1.1.3. Về thủy văn

Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3

nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v.

Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.

Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy có chiều dài 47,6 km.

Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý.

Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. Sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục.

Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột…. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch.

3.1.1.4. Về tài nguyên nước

Là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng, với hệ thống sông hồ: sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu… tỉnh Hà Nam có tài nguyên nước phong phú.

Tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh khoảng 11,19 tỷ m3/năm, trong đó nguồn nước mặt là 11,08 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất là 0,11 tỷ m3/năm. Lượng nước có thể đưa vào khai thác sử dụng là khoảng 11,19 tỷ m3/năm; lượng nước có thể phân bổ là 11,08 tỷ m3/năm. Nguồn nước chính được lấy từ 6 sông và 15 hồ chứa trên địa bàn, trong đó có sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt, sông Nông Giang. [32]

Tài nguyên nước dồi dào, hệ thống sông hồ dày đặc tạo những thuận lợi cho hệ thống tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu lượng nước cần cho phát triển

NNCNC; phát triển nuôi trồng thủy sản cung cấp nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra, phát triển nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến còn làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, tài nguyên nước ở tỉnh Hà Nam còn gây ra một số cản trở trong phát triển NNCNC, cụ thể là:

Hệ thống nước mặt như nước sông, trong ao, hồ ngày càng bị ô nhiễm do hiện tượng xả rác của người dân, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Khi sử dụng nguồn nước này để phục vụ nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Chất lượng hệ thống nước ngầm chưa thỏa mãn nhu cầu về vệ sinh nước, còn bị nhiễm mặn, nhiễm sắt…

Về mùa mưa, lượng nước nhiều, dễ gây nên tình trạng ngập úng, gây nên sâu bệnh ở cây trồng, thủy sản, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản; thậm chí là tổn hại cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư để phát triển NNCNC.

3.1.1.5. Về tài nguyên đất

Đất Hà Nam hiện tại có 8 nhóm đất chính:

Nhóm đất than bùn chiếm khoảng 0,33% diện tích tự nhiên. Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng loại đất này ít được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp do có nhiều yếu tố hạn chế. Đất than bùn chủ yếu được sử dụng để nuôi trồng thủy sản và làm nguyên liệu sản xuất phân bón.

Nhóm đất cát chiếm khoảng 0,17% rất thích hợp để trồng cây rau màu. Tuy hạn chế về thành phần cơ giới, nhưng nếu được đầu tư tốt và có chế độ tưới thích hợp sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhóm đất phù sa là loại đất chính của tỉnh Hà Nam, chiếm đến 49,67% tổng diện tích tự nhiên, và chiếm 72% diện tích sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất phù sa bao gồm: đất phù sa glay, đất phù sa chua, đất phù sa ít chua, đất phù sa có tầng sét biến đổi. Đây là loại đất được hình thành trên trầm tích của

sông Hồng nên rất màu mỡ và có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, thích hợp phát triển các loại cây trồng ngắn ngày, lâu năm, hoa màu… Nếu có đầu tư hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tạo đất, phát triển NNCNC trên nhóm đất này sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Nhóm đất glay chiếm hơn 3%, hình thành trên trầm tích đất phù sa, phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh đặc biệt là những nơi có địa hình thấp, bị đọng nước thường xuyên, nên chỉ có thể gieo trồng được một hoặc hai vụ lúa. Tuy nhiên nếu chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sang lúa – cá, thay đổi hệ thống tưới tiêu thì sẽ cho hiệu quả kinh tế tương đối cao.

Nhóm đất đỏ chiếm khoảng 0,52% diện tích tự nhiên, thích hợp trồng một số cây trồng như: chè, sắn, dứa, cây ăn quả…

Nhóm đất xám chiếm 2,39% diện tích, chủ yếu là đất đồi núi, nhiều sỏi sạn, độ phì nhiêu thấp. [31]

Đa dạng về tài nguyên đất ở tỉnh Hà Nam đem đến sự đa dạng về giống cây trồng: rau màu, cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả… tạo nhiều thuận lợi trong phát triển NNCNC.

Tuy nhiên, mỗi nhóm đất có đặc trưng riêng, và các nhóm đất này nằm rải rác ở các huyện cũng gây một số khó khăn trong phát triển NNCNC của tỉnh như: lựa chọn giống cây trồng phù hợp, quy hoach khu NNCNC… Đề giải quyết vấn đề này phải có sự nghiên cứu thật kỹ về từng nhóm đất, quy hoạch đất nông nghiệp hợp lý, khoa học, nghiên cứu về các giống cây trồng phù hợp cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Tính đến năm 2018, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam có nhiều kết quả nổi bật. Tổng sản phẩm (GRDP) tăng 11,5% so với năm 2017, GRDP bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh hà nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)