Tiêu chí pháttriển NNCN Cở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh hà nam (Trang 32 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về pháttriển nông nghiệpcông nghệ cao

1.2.3. Tiêu chí pháttriển NNCN Cở cấp tỉnh

1.2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển NNCNC

Việc tổ chức thực hiện chính sách của Trung ương và ban hành một số chính sách ở địa phương của chính quyền cấp tỉnh cần đảm bảo những tiêu chí sau:

- Chính sách phải là cơ sở pháp lý để thực hiện phát triển NNCNC trên địa bàn cấp tỉnh.

- Chính sách phát triển NNCNC phải phù hợp với chiến lược phát triển KT- XH chung của tỉnh.

- Chính sách phát triển NNCNC phải mang tính chất chiến lược, lâu dài, đúng đắn và phù hợp đặc điểm, tỉnh hình kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các chính sách phải tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển NNCNC. Đồng thời, phát huy được sức mạnh của các nguồn lực trong tỉnh, thúc đẩy phát triển NNCNC nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nói chung.

- Việc ban hành chính sách phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, gắn với mục tiêu xã hội và môi trường.

1.2.3.2. Quy hoạch phát triển NNCNC *Quy hoạch sử dụng đất

Đối với khu NNCNC cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Tiêu chí về thành lập khu NNCNC: phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ được quy đinh tại Luật công nghệ cao; có quy mô diện tích thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp, địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao; hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

- Tiêu chí về phân khu chức năng của khu NNCNC: khu trung tâm hành chính; khu nghiên cứu, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất NNCNC; khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm NNCNC; khu đầu tư sản xuất sản phẩm NNCNC; khu xử lý chất thải.

Đối với vùng NNCNC, cần đảm bảo các tiêu chí sau:

- Về diện tích: Sản xuất hoa diện tích tối thiểu là 50 ha; sản xuất rau an toàn diện tích tối thiểu là 100 ha; sản xuất giống lúa diện tích tối thiểu là 100 ha; nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu diện tích tối thiểu là 5 ha; cây ăn quả lâu năm diện tích tối thiểu là 300 ha; cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha; stủy sản: Sản xuất giống diện tích tối thiểu là 20 ha; nuôi thương phẩm diện tích tối thiểu là 200 ha;

- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng;

- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

+ Giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội;

+ Sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP).

- Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; công nghệ thông tin, viễn thám, thân thiện môi trường. Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động.

- Vùng NNCNC là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiênthíchhợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi,điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phùhợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương.

*Quy hoạch cơ sở hạ tầng

Phát triển quy hoạch cơ sở hạ tầng NNCNC ở địa phương cần phải đáp ứng những tiêu chí sau:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với tổng thể quy hoach phát triển nông nghiệp của địa phương: Xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu; Xây dựng đường giao thông chính trong nội bộ khu; Xây dựng công trình cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải.

- Hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

1.2.3.3. Đầu tư phát triển NNCNC

Phát triển xúc tiến đầu tư NNCNC được thực hiện đảm bảo các tiêu chí sau: - Có chính sách khuyến khích đầu tư đối với doanh nghiệp: dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hàng năm để đầu tư cho nông nghiệp; khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và nhiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư, sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn còn lại…

- Có các chính sách hỗ trợ để thu hút đầu tư từ các bên tham gia: hỗ trợ 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường đối với những doanh nghiệp có dự án sản xuất cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề với mức từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng/tháng/lao động; hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm; 50% chi phí tham gia triển lãm hội chợ trong và ngoài nước.

- Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện: đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính…

1.2.3.4. Hỗ trợ phát triển mô hình NNCNC

Việc phát triển hỗ trợ mô hình NNCNC phải đảm bảo các tiêu chí:

- Hỗ trợ chi phí xây dựng mô hình: kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận để gieo trồng vụ đầu tiên; Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật;

-Hỗ trợ đào tạo nhân lực: Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất.

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: KHCN được ứng dụng vào trong NN phải đảm bảo các yêu cầu sau: KHCN là có trình độ công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; công nghệ phải liên tục nghiên cứu đổi mới phù hợp với sự phát triển của KHCN, có thể ứng dụng và mở rộng trong những điều kiện sinh thái NN nhất định; công nghệ phải là tiên tiến tại thời điểm đầu tư; công nghệ phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm NNCNC phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của quốc gia và quốc tế như VietGAP, AseanGAP, EuropGAP, GlobalGAP…

1.2.3.5. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm

Việc phát triển xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm NNCNC phải đáp ứng các tiêu chí:

- Có các văn bản ban hành cụ thể về việc xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.

- Xây dựng “thương hiệu” cho các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng Website giới thiệu về những sản phẩm nông, lâm, thủy sản gắn với các vùng sản xuất an toàn.

- Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia.

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm, nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm để định hướng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Hỗ trợ chi phí xây dựng và cơ sở hạ tầng phục vụ liên kết.

Để thực hiện liên kết tiêu thụ, sản phẩm NNCNC phải đảm bảo các yêu cầu sau:tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm; có tính cạnh tranh cao và hiệu quả KT - XH lớn; có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế SP nhập khẩu; hấp dẫn về hình thức: tươi sạch, không lẫn tạp chất, bụi bẩn; phải có bao bì hợp vệ sinh; có nguồn gốc rõ ràng; đảm bảo an toàn về chất lượng, không chứa dư lượng chất hóa học vượt giới hạn cho phép…

1.2.3.6. Phát triển NNCNC theo tiêu chí phát triển bền vững *Về kinh tế

Nông sản của nền NNCNC phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với sản phẩm của nền NN truyền thống. Nếu là doanh nghiệp NNCNC phải tạo ra sản phẩm tốt, năng suất, hiệu quả kinh tế phải tăng ít nhất gấp 2 lần. Nếu là vùng NNCNC có năng suất và hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 30%.

* Về xã hội

Nông sản được SX ra từ nền NNCNC phải đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng; việc ứng dụng công nghệ

cao vào SXNN phải thay đổi được các tập quán vốn có như tập quán canh tác SX, tập quán mua bán hàng hóa nông sản, tập quán tiêu dùng;… hướng đến một nền SXNN hiện đại; đảm bảo thu nhập và ổn định chất lượng cuộc sống người dân. NNCNC còn quan tâm đến công tác quản lý tổ chức, đây là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình SX, đồng thời cũng là giải pháp chủ yếu để phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Để đảm bảo về mặt tổ chức quản lý, Nhà nước phải ban hành các chính sách liên quan đến việc ứng dụng cộng nghệ cao trong NN như Luật CN cao, tiêu chuẩn chất lượng SP, quy định lĩnh vực hoạt động,... các quy định này làm cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao đi vào “khuôn mẫu” hơn. Mặt khác, tổ chức quản lý còn tạo ra sự liên kết giữa các đối tượng tham gia vào SX; là điều kiện để phát huy hết tiềm năng vốn có của lực lượng lao động trong NN.

* Về môi trường

Nền NNCNC được đánh giá là xu hướng phát triển NN bền vững nên phải đảm bảo hạn chế thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường, không vượt quá giới hạn cho phép; không làm tổn hại đến môi trường sinh thái nơi SX và các hệ sinh thái xung quanh. Ứng dụng công nghệ môi trường, công nghệ vi sinh, emzyme,… để tạo ra các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, xử lý các chất thải NN và sử dụng các chất không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh hà nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)