hợp tác trong tình hình mới, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội sâu sắc. Xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế” không những là hành động cụ thể nhằm nỗ lực mở ra cục diện mới hợp tác kinh tế giữa hai nước, mà còn góp phần thắt chặt quan hệ Việt-Trung.
2.3 Nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” Trung”
2.3.1 Mục tiêu của hợp tác
Mục tiêu hợp tác chủ yếu trên “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt –Trung” đã được hai bên xác định:
50
Một là, tập trung xây dựng và phát triển hai hành lang và một vành đai trên trở thành 3 tuyến kinh tế mạnh, chủ lực trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hai là, khai thác triệt để nguồn lực tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên hành lang và vành đai. Tạo lập và phát triển quan hệ hợp tác đa phương, đồng thời quan tâm phát triển quan hệ hợp tác song phương để đảm bảo sự phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Hợp tác có trọng tâm, trọng điểm với cơ chế và hình thức phù hợp để bảo đảm hiệu quả thiết thực.
Ba là, thông qua triển khai hợp tác khu vực, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị của khu vực biên giới hai nước và khu vực vịnh Bắc Bộ; đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này; làm cầu nối thúc đẩy hợp tác Trung Quốc và ASEAN.
Bởi vậy, về lâu dài, nội dung cơ bản của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” sẽ là hợp tác phát triển thương mại, đầu tư, kinh tế kỹ thuật, du lịch, khai thác – bảo vệ tài nguyên vịnh Bắc Bộ, hợp tác kinh tế biên giới, bảo vệ môi trường, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trong thời gian đầu, hai bên sẽ triển khai hợp tác trong năm lĩnh vực: giao thông, hợp tác kinh tế biên giới, khai thác – bảo vệ tài nguyên vịnh Bắc Bộ, thương mại và du lịch.
2.3.2 Các lĩnh vực hợp tác chủ chốt 2.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 2.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông: tuyến đường sắt Vân Nam - Việt Nam, tuyến cao tốc đường bộ dọc theo trục hành lang, tuyến đường thủy, các cụm cảng biển và cảng hàng không để tăng sức chuyên chở, lưu thông hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa đối với khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho các dự án hợp tác trên các lĩnh vực khác.
51
2.3.2.2 Công nghiệp
Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu sẽ là khai thác tài nguyên, chế biến, điện lực, dầu khí, hoá chất, thép, khoáng sản, nhựa, thiết bị cơ khí,... đào tạo và có quan hệ thương mại trên nhiều ngành công nghiệp khác. Căn cứ vào điều kiện hiện tại, khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh có thể hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghiệp nặng như đóng tàu và sản xuất các thiết bị phụ trợ công nghiệp đóng tàu. Các tỉnh thành khác trong phạm vi hai hành lang, một vành đai có thể hợp tác với đối tác Trung Quốc trong các lĩnh vực sản xuất đường mía, sản xuất giấy, thức ăn gia súc, may mặc.
2.3.2.3 Thƣơng mại
Hai bên căn cứ vào yêu cầu của “Hiệp định buôn bán qua biên giới Trung - Việt” hoàn thiện hơn nữa những quy định liên quan tới hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước như: Hiệp định về thanh toán ngân hàng, Hiệp định về hỗ trợ tư pháp, Hiệp định về kinh tế - thương mại; đa dạng hoá các hình thức mậu dịch biên giới như mậu dịch đổi hàng, mậu dịch quá cảnh, mậu dịch chuyển khẩu, mậu dịch gia công, mậu dịch dịch vụ và hợp tác kinh tế kỹ thuật; chú trọng điều chỉnh cơ cấu thương mại, tích cực khai thác các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa hai bên để có thể bổ sung cho nhau, phối hợp cải thiện môi trường đầu tư; tích cực ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp lớn của hai bên tham gia xây dựng hành lang kinh tế, đầu tư vào các hoạt động kinh tế trong các ngành kinh tế chủ đạo doc theo tuyến hành lang kinh tế, bắc cầu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai bên giao lưu thường xuyên với nhau; thông qua việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo... làm tăng sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp để các tập đoàn lớn này đến hợp tác kinh doanh; thông qua các hoạt động hợp tác đầu tư, nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc trên trường quốc tế.
52
2.3.2.4 Du lịch
Hai bên phối hợp với nhau làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá cho nhau về thị trường du lịch và nguồn du lịch của mỗi bên. Hai bên cùng giúp đỡ nhau tìm nguồn khách du lịch, tạo điều kiện cho nhau tiêu thụ sản phẩm du lịch, cùng nhau áp dụng phương thức kinh doanh du lịch tiên tiến, giảm giá thành tiếp thị để tổ chức và thúc đẩy nguồn du khách, nhằm tận dụng cơ hội khai thác thị trường du lịch đầy tiềm năng ở tiểu vùng sông Mekong; tận dụng cơ hội phát triển của hai hành lang, một vành đai kinh tế để phát triển ngành dịch vụ hậu cần và các ngành dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là đối với những địa phương có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên tuyến này là Quảng Ninh (Việt Nam) và Côn Minh (Vân Nam).
2.3.3 Lộ trình
Sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phan Văn Khải. Việc triển khai sáng kiến này được tiến hành ở 4 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và 5 tỉnh, thành có vị trí, vai trò trọng yếu trên tuyến liên kết này của Việt Nam là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng. Lộ trình hợp tác cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 (từ 2005 đến 2010): bắt đầu từ giao thông vận tải, chế biến, điện lực, tiện lợi hoá đầu tư thương mại nhằm hình thành nên một số vùng động lực; xây dựng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai kinh tế; xúc tiến thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào các công trình trọng điểm, vùng động lực...tạo điều kiện để phát triển nhanh trong giai đoạn sau.
Giai đoạn 2 (từ 2010 đến 2020) triển khai toàn diện, tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai kinh tế; hoàn tất xây dựng những hạng mục quan trọng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp; các khu du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí cao cấp và các công
53
trình dịch vụ khác... để phát triển tăng tốc trong giai đoạn sau năm 2020, thu hút sự tham gia của nhiều nước ASEAN, đẩy mạnh hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN.
Hai bên đã xác định hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” không phải là khu kinh tế độc lập mà sẽ là khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Nghĩa là, mô hình này sẽ mở cho các nước khác tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng và tăng cường hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Mô hình này được nhiều chuyên gia đánh giá là phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay, khi việc hợp tác giữa hai nước còn gặp khó khăn, khu vực các tỉnh trong sáng kiến còn chưa phát triển. Việc này đang đặt ra những yêu cầu lớn về tốc độ, phương pháp và cách thức hợp tác giữa hai bên, đòi hỏi phải có tư duy mới, sự tăng trưởng mới về hợp tác kinh tế hai nước.