Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 50 - 56)

2.2 Những nhân tố thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang, một vành đa

2.2.2 Nhân tố chủ quan

44

2.2.2.1 Quan điểm của Trung Quốc về hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt –Trung”

Đối với Trung Quốc, việc phát triển kinh tế miền Tây Nam là một trong những chủ trương lớn của chính phủ Trung Quốc trong 3 thập kỷ gần đây. Mục tiêu của chủ trương là rút ngắn khoảng cách phát triển của khu vực này với các khu vực khác trên cả nước; khai thông quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch của cả khu vực với Đông Nam Á và các khu vực khác. Mậu dịch biên giới được coi là bước đi đầu tiên mang tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc. Năm 1978, sau hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng cộng sản, Trung Quốc bắt đầu “mở cửa toàn phương diện, nhiều hình thức, nhiều tầng nấc: từ đặc khu kinh tế - đến thành phố mở cửa ven biển – khu mở cửa ven biển –mở cửa nội địa và mở cửa ven biên giới đất liền” [4, tr.90]. Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới được xác định chung là: lấy mậu dịch vùng biên dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh là mục tiêu.

Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nằm trong vành đai kinh tế “Đại Tây Nam” của Trung Quốc, bao gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng và Quảng Tây, trong đó Quảng Tây được xem là cửa ngõ mở ra biển cho toàn bộ vùng Tây Nam này. Khu vực miền Tây của Trung Quốc có cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, giao thông không thuận tiện, trình độ phát triển thấp và điều quan trọng hơn là nguồn vốn xây dựng cho khu vực này còn hết sức hạn chế. Chiến lược khai phát miền Tây nhằm tạo sự liên kết giữa miền Tây với miền Trung và miền Đông của Trung Quốc vẫn nằm trong số những mục tiêu hàng đầu của chính phủ Trung Quốc. Muốn phát triển lâu dài và bền vững, miền Tây phải mở rộng, mở cửa đối ngoại, nghĩa là phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, trong đó quan trọng là với Việt Nam cũng như các

45

nước khác thuộc ASEAN. Chiến lược hợp tác tiểu vùng trên biển Trung Quốc – ASEAN với mục đích phát triển kinh tế “hướng ra biển” cũng là một phần trong chiến lược đại khai phát miền Tây của Trung Quốc, với mục tiêu đưa vùng Đại Tây Nam còn rất lạc hậu tiến ra biển qua con đường hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ - Quảng Tây. Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục nhưng cũng đồng thời là nền kinh tế phát triển không cân bằng, sự thiếu hụt năng lượng và tài nguyên đang đặt ra cho nước này nhiều tính toán trong vấn đề khai thác, sử dụng và bố trí lại các nguồn lực. Theo đó, chiến lược mở rộng không gian phát triển trong khu vực cũng như toàn cầu trở thành tất yếu khách quan cho sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Về quan điểm chỉ đạo chiến lược cải cách và mở cửa, Trung Quốc đề xuất “giải phóng tư tưởng, cải cách nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển mọi mặt, tăng cường và duy trì mở cửa đối ngoại, lấy Đông Nam Á làm mục tiêu trọng điểm” [4, tr.91]. Như vậy, hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung là phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và định hướng mở cửa kinh tế đối ngoại nói riêng của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được đánh giá là “sự lựa chọn chiến lược” của Trung Quốc để ứng phó với tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa khu vực của hai nước. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng sáng kiến này về lâu dài là tốt và trước mắt sẽ làm lợi cho các tỉnh Trung Quốc vì vừa có thể tiếp cận tài nguyên, lại vừa có thể sử dụng được đường vận chuyển và hải cảng của Việt Nam để giao lưu kinh tế với khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” được chính phủ Trung Quốc tích cực triển khai như là một phần quan trọng mang tính khởi đầu của ý tưởng về mô hình chiến lược “một trục hai cánh”. Ý tưởng chiến lược “một trục hai cánh” là mô hình hợp tác kinh tế tiểu vùng, trong đó hành lanh kinh tế Nam Ninh – Singapore là “một trục”, hướng Bắc Nam

46

xuyên suốt từ vùng Hoa Nam của Trung Quốc đến bán đảo Đông Dương. Cánh trái là vịnh Bắc Bộ của khu vực hợp tác kinh tế Bắc Bộ mở rộng do 3 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam của Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc của Việt Nam tạo thành một vịnh nửa khép kín, nằm ở vị trí trung tâm của Đông Á và khu mậu dịch tự do ASEAN. Cánh phải là hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong. Đây là hợp tác kinh tế tiểu khu vực do Ngân hàng phát triển Châu Á khởi xướng vào năm 1992, bao gồm 6 nước từ lưu vực sông Lan Thương – lưu vực sông Mekong là Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Lào, Myanma, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cánh trái của “một trục hai cánh” phần lớn thuộc khu vực phát triển, thực lực kinh tế tương đối lớn mạnh trong khi khu vực hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong của phía Trung Quốc và các quốc gia ASEAN thuộc cánh phải phần lớn thuộc vùng kém phát triển, thực lực kinh tế tương đối thấp. Thông qua trục chính Nam Ninh – Singapore, cánh trái xây dựng hợp tác kinh tế Bắc Bộ liên kết với các quốc gia ASEAN ở gần vùng vịnh Bắc Bộ, cánh phải liên kết các quốc gia của ASEAN trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong, Trung Quốc tích cực phát triển hợp tác kinh tế hai tiểu vùng Bắc Bộ và sông Mekong, thúc đẩy phát triển toàn diện, cân bằng, hài hòa giữa Trung Quốc và ASEAN. “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” là tuyến liên kết nằm trong phạm vi hợp tác kinh tế “Một trục hai cánh”, là bộ phận tổ thành không thể thiếu của ý tưởng chiến lược này. 4 tỉnh phía nam Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc Việt Nam trong chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” là bộ phận nối liền và tuyến đầu của Trung Quốc và ASEAN trong hợp tác “Một trục hai cánh”. Trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore của ý tưởng “Một trục hai cánh”, Trung Quốc trước hết cần phải thông qua Việt Nam mới có thể tiến vào các nước ASEAN khác, các nước ASEAN khác cũng phải qua Việt Nam mới tiến vào được Trung Quốc. Trong hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng,

47

chỉ có hai nước Trung Quốc và Việt Nam có biển ở vịnh Bắc Bộ, địa vị của Việt Nam trong hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ là rõ rệt. Vì vậy, mức độ liên quan về địa lý của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” đóng vai trò không thể thay thế trong hợp tác kinh tế “Một trục hai cánh”. Hai nước phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng “Hai hành lang, một vành đai”, nhất là xây dựng vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ mới có thể tạo cơ sở tốt, tạo điều kiện tốt để thúc đẩy hợp tác “Một trục hai cánh”.

2.2.2.2 Quan điểm của Việt Nam về hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt –Trung”

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội các vùng núi phía Bắc là một trong những chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Việt Nam cho rằng, đây là một khu vực đầy tiềm năng, song chưa được khai thác hiệu quả, là một khu vực còn nghèo nàn và lạc hậu, cần được ưu tiên phát triển. Đồng thời, vùng núi phía Bắc chính là cửa ngõ trên bộ thông thương với Trung Quốc, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc – một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Trên thực tế, hợp tác kinh tế giữa vùng núi phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời và ngày nay được chính phủ Việt Nam xác định là một trong những hướng chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực này và tạo điều kiện để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.

Với chủ trương thúc đẩy hoạt động biên mậu phát triển, tăng cường giao lưu kinh tế thương mại qua các cửa khẩu trên đất liền, nâng cao đời sống của các dân tộc vùng núi phía Bắc, chính phủ Việt Nam sớm nhận thức được tầm quan trọng của chính sách mở cửa, dành ưu tiên đặc biệt cho vùng núi phía Bắc, một mặt nhằm rút ngắn mức chênh lệch về mức sống giữa các vùng núi phía Bắc với các vùng khác trong cả nước, mặt khác tận dụng tối đa các điều

48

kiện về tự nhiên, vị thế địa lý mà miền Tây Nam Trung Quốc không có để khai thác các nguồn lợi, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Quan điểm trên đã khiến việc xây dựng và phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” thành những khu vực động lực phát triển là một trong những chủ trương lớn của chính phủ và nhà nước ta trong mối quan hệ hợp tác kinh tế mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg, ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu cũng như yêu cầu của chính phủ đối với chương trình này. Mục tiêu chung đó là:

- Xây dựng một hành lang kinh tế hiện đại và hoàn thiện từ Nam Ninh đến Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

- Tạo điều kiện thuận lợi và tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh trong hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai bên cũng như cho các doanh nghiệp.

- Tạo cho hành lang kinh tế này có vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước và là một phần quan trọng trong tuyến đường từ Nam Ninh đến Quảng Ninh.

Các yêu cầu chính phủ đặt ra đối với chương trình hợp tác này là:

- Khai thác các tiềm năng và lợi thế của khu vực “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” để phát triển kinh tế khu vực này và phát triển quan hệ hợp tác đa phương.

- Xây dựng định hướng về chiến lược phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội theo “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch, chương trình hợp tác phát triển dài hạn và trung hạn giữa hai nước, giữa các địa phương trong hai hành lang, một vành đai của hai nước.

49

- Quan điểm và nguyên tắc hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” dựa trên nguyên tắc cơ bản “bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, hợp tác và quan hệ của mỗi nước với nước thứ ba, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy các quan hệ hợp tác đa phương khác của mỗi nước. Tiến hành từng bước vững chắc, vấn đề nào cần thiết chín mùi, có hiệu quả thiết thực thì làm trước, sau đó mở rộng dần ra các lĩnh vực khác. Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của mỗi nước.

- Hợp tác thống nhất theo chủ trương chung, quy hoạch và kế hoạch, tránh cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến triệt tiêu ưu thế hợp tác.

- Hợp tác triển khai với sự tham gia chủ động, tích cực của các bên một cách toàn diện thông qua các hình thức đa dạng, linh hoạt và thích hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Như vậy, đối với phía Việt Nam, hợp tác “hai hành lang, một vành đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)