Nhập khẩu may mặc vào Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 55 - 58)

Nguồn: OTEXA

Riêng với may mặc, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong năm 2013 gấp hơn hai lần giá trị nhập khẩu may mặc của Mexico (hình

3.2). Vải kỹ thuật xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng trong những năm gần đây, tổng cộng 186 triệu USD trong năm 2013, nhưng đến nay vẫn còn nhỏ hơn so với xuất khẩu hàng may mặc. Trong số các nước châu Á và Thái Bình Dương thuộc TPP, Việt Nam là quốc gia duy nhất có thương mại dệt may đáng kể đối với Hoa Kỳ.

Bảng 3.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2012 - 2013

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên hàng Năm 2012 Năm 2013 Tăng/giảm so với năm trƣớc (%) 1 Sản phẩm dệt may 7.457 8.612 15,5 2 Giày dép các loại 2.243 2.631 17,3 3 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 1.766 1.982 12,2 4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 935 1.474 57,6 5 Hàng thủy sản 1.166 1.463 25,5 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 943 1,010 7,1 7 Túi xách, ví, vali mũ và ô dù 624 836 34 8 Điện thoại các loại và linh kiện 140 753 439,2 9 Hạt điều 407 539 32,6 10 Dầu thô 362 506 39,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua (Bảng 3.1). Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng dệt may Việt Nam khi gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. (Hình 3.3).

Hình 3.3: Tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trƣờng chính trong 10 tháng năm 2014

Nguồn: Tổng cục hải quan

Tính đến tháng 11/2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)