PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 46)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu

Việc phân tích rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:

i) Phân tích các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu

ii) Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ iii) Phân tích các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam

iv) Thực trạng và đánh giá những ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ

Tổng quan tình hình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan

Khoảng trống nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung phân tích

Áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính

Phân tích các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

Phân tích các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam

Phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI trên

địa bàn tỉnh Tây Ninh

Đánh giá ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản phi thuế

quan của Hoa Kỳ

Kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục, thích ứng với

rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất

2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu. Trong quá trình phân tích tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô… của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

Luận văn sẽ luận giải và làm rõ:

+ Thực trạng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

+ Phân tích những rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam: rào cản kỹ thuật và quy tắc xuất xứ

+ Phân tích thực trạng Việt nam ứng phó với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ , từ đó đưa ra nhận xét về những thành công và hạn chế của Việt Nam

Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.

Vấn đề cần được phân tích trong Luận văn này là: -Các quan điểm lý thuyết về rào cản phi thuế quan.

-Các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may. -Các đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ.

-Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ -Tình hình Việt Nam ứng phó với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may.

Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao Việt Nam gặp những khó khăn đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ? Những thành công cũng như những tồn tại trong việc ứng phó là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam?

Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan. Đó là:

- Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan như các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về rào cản thương mại, các bài báo khoa học, các bài tham luận trong các hội nghị, các trang web Tổng cục thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải Quan, Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Thương Mại Mỹ, …Những tài liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

- Ngoài ra, còn nghiên cứu Báo cáo của Congressional Research Service- CRS, World Trade Report và các báo cáo của các cơ quan, tổ chức quốc tế khác

Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập được về lý luận về rào cản phi thuế quan, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Sử dụng Trade Map được Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC) xây dựng để hệ thống hóa rất nhiều dữ liệu thương mại sơ cấp và trình bày dữ liệu dưới dạng tiện dụng, có thể cung cấp thông tin theo từng quốc gia hoặc từng sản phẩm, người dùng có thể tra cứu nhu cầu của thị trường, các thị trường thay thế và cả các đối thủ cạnh tranh. Trade Map đưa thông tin dưới dạng bảng, biểu đồ, bản đồ và cho phép

lọc dữ liệu xuất nhập khẩu theo hàng hóa, theo quốc gia, theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm quốc gia.

Luận văn sử dụng Trade Map tập trung vào sản phẩm dệt may cho phép nghiên cứu về thị trường nhập khẩu hàng dệt may là Hoa Kỳ, cũng như xác định được cấu trúc thị trường bao gồm xu hướng phát triển của thị trường về cung và cầu, cơ hội đa dạng hóa thị trường và hiện ra những quốc gia nào là đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may tới Hoa Kỳ. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với việc ứng phó vượt rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu trong thời gian tới.

2.3. Phƣơng pháp kế thừa

Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo.

2.4. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để: Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về cơ chế, chính sách, điều kiện tự nhiên của Việt Nam với các quốc gia khác.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá được thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị hiệu quả cho Việt Nam khắc phục thích ứng với rào cản phi thuế quan

Luận văn thực hiện phương pháp này theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định các nội dung so sánh

Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng, có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích là so sánh kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và Hoa Kỳ so với các quốc gia khác nhằm xác định đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may tới Hoa K1EF3

Bước 2: Xác định phạm vi, vấn đề so sánh

Phạm vi được so sánh: so sánh kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua các năm. So sánh kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ giữa Việt Nam và các quốc gia khác

Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh các chỉ tiêu:

+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tương đối.

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Việc xác định mục đích so sánh sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Ví dụ: Việc so sánh dữ liệu xuất nhập khẩu theo hàng hóa, theo quốc gia, theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm quốc gia có thể xác định được mặt hàng

thế mạnh của quốc gia, các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ.

Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Kết quả so sánh giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với Việt Nam về những giải pháp khắc phục, thích ứng với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

2.5. Phƣơng pháp case study

Trong luận văn, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc vượt rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ.

Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu điển hình

Đối tượng tác giả lựa chọn là hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Bước 2: Xác định mục đích nghiên cứu điển hình

Dệt may xuất khẩu Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về chi phí lao động, tính cạnh tranh về hàng dệt may. Vì vậy những kinh nghiệm vượt rào cản của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho việc đưa ra hàm ý cho Việt Nam

Bước 3: Xác định nội dung phân tích

- Phân tích mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của dệt may Trung Quốc - Phân tích những rào cản mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Trung Quốc - Phân tích những biện pháp Trung Quốc áp dụng nhằm vượt rào cản

Bước 4: Kết luận rút ra hàm ý cho Việt Nam

Từ những phân tích về kinh nghiệm của Trung Quốc rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chương 2 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ sử dụng: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kế thừa, phương pháp so sánh, phương pháp case study. Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp này để phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đưa ra các so sánh giữa các năm và giữa các nước với nhau, sử dụng phương pháp case study nghiên cứu điển hình về trường hợp của Trung Quốc trong việc ứng phó với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận văn sẽ tổng hợp lại và đưa ra các đánh giá kiến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam và cho Nhà nước Việt Nam.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ

CÁC ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ

3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với 2,5 triệu lao động, và 6000 doanh nghiệp [45], ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp hàng đầu cho sự phát triển tổng thể và công nghiệp hóa.

Hình 3.1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ giảm nhẹ trong năm 2009, nhưng đã tăng trở lại vào năm 2010, và duy trì mức tăng đều đặn đến năm 2014. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, mặc dù kim ngạch nhỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng đã phát triển nhanh hơn, tăng từ mức 5,42 tỉ USD 2008 đến hơn 9,96 tỉ USD năm 2014. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh nhất vào năm 2010, tăng 18,01% so với năm 2009.

Đơn vị: tỉ USD -5% 0% 5% 10% 15% 20% - 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị xuất khẩu %Tăng trưởng

Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Hoa Kỳ năm 2008 – 2014

Nguồn: U.S. Department of Commerce, Office of Textiles and Apparel.

Đơn vị: Tỉ USD

Hình 3.2. Nhập khẩu may mặc vào Hoa Kỳ

Nguồn: OTEXA

Riêng với may mặc, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong năm 2013 gấp hơn hai lần giá trị nhập khẩu may mặc của Mexico (hình

3.2). Vải kỹ thuật xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng trong những năm gần đây, tổng cộng 186 triệu USD trong năm 2013, nhưng đến nay vẫn còn nhỏ hơn so với xuất khẩu hàng may mặc. Trong số các nước châu Á và Thái Bình Dương thuộc TPP, Việt Nam là quốc gia duy nhất có thương mại dệt may đáng kể đối với Hoa Kỳ.

Bảng 3.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2012 - 2013

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên hàng Năm 2012 Năm 2013 Tăng/giảm so với năm trƣớc (%) 1 Sản phẩm dệt may 7.457 8.612 15,5 2 Giày dép các loại 2.243 2.631 17,3 3 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 1.766 1.982 12,2 4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 935 1.474 57,6 5 Hàng thủy sản 1.166 1.463 25,5 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 943 1,010 7,1 7 Túi xách, ví, vali mũ và ô dù 624 836 34 8 Điện thoại các loại và linh kiện 140 753 439,2 9 Hạt điều 407 539 32,6 10 Dầu thô 362 506 39,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua (Bảng 3.1). Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng dệt may Việt Nam khi gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. (Hình 3.3).

Hình 3.3: Tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trƣờng chính trong 10 tháng năm 2014

Nguồn: Tổng cục hải quan

Tính đến tháng 11/2014

Hình 3.4: Thị phần các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ

Nguồn: OTEXA

Thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được mở rộng trong khi thị phần của các nước khác như Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia giảm. Con số ấn tượng này cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam ngày càng tốt hơn tại thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là một trong những nước lớn tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), do đó đây sẽ là thị trường tiềm năng của dệt may Việt Nam trong tương lai. Về thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cùng với tăng trưởng xuất khẩu dệt may liên tục trong những năm gần đây thì thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng tăng lên (Hình 3.4). Theo hình 3.4, tại thị trường Hoa Kỳ, thị phần dệt may Trung Quốc chiếm 37,4% thị phần tính đến tháng 11/2013 nhưng đã giảm còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)