1.3.1. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Khái niệm này đƣợc coi là phù hợp nhất vì nó đƣợc sử
dụng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh đƣợc mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
Cạnh tranh có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh.
Cạnh tranh giữa các NHTM là sự ganh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà NH có đƣợc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, có đặc trƣng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trƣờng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận NH, tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu và vị trí trên thƣơng trƣờng cạnh tranh trong lĩnh vực NH có những đặc điểm sau:
- NHTM cần thiết kế một hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lƣới chi nhánh rộng, liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tƣợng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào. Đồng thời cần xây dựng đƣợc uy tín cho NH mình, tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể ảnh hƣởng đến nhiều chủ thể có liên quan.
- Kinh doanh của NH là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên cần đáp ứng đƣợc một số tiêu chí sau về: Năng lực của đội ngũ nhân viên NH; Dịch vụ của NH phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao; Ngoài ra, do dịch vụ tiền tệ NH có tính nhạy cảm nên để khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, NH phải xây dựng đƣợc uy tín và gia tăng giá trị thƣơng hiệu theo thời gian.
- Với đặc thù kinh doanh tiền tệ, NHTM đóng vai trò tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế. Nguồn vốn để kinh doanh của NH chủ yếu từ vốn huy động đƣợc và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của NH. Do đó yêu cầu NH phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng nhƣ có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Chất liệu kinh doanh của NH là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, hoạt động của các
- NHTM đƣợc Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của NHTM vừa phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật vừa chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp điều chỉnh riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam.
1.3.2. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NLCT trên các cấp độ : quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm và vẫn chƣa có một lý thuyết nào thống nhất. Ở cấp độ quốc gia, một số quan điểm cho rằng NLCT là hiện tƣợng kinh tế vĩ mô phụ thuộc giá hối đoái, lãi suất….Tƣơng tự năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có những khía cạnh nhất định.
Theo đó: “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu đƣợc một số kết quả mong muốn dƣới dạng lơi nhuận của doanh nghiệp, giá cả, lợi tức….. trong môi trƣờng cạnh tranh . Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể thể hiện qua hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có đƣợc”
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Căn cứ vào khái niệm về cạnh tranh, về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng nhƣ đặc điểm kinh doanh đặc thù của NH, nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh của NHTM đƣợc đƣa ra nhƣ:
“Năng lực cạnh tranh của một NH là khả năng NH đó sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế so với các NH khác, nhằm mục tiêu duy trì và mở rộng thị phần, đạt đƣợc mức lợi nhuận liên tục tăng và cao hơn mức trung bình của ngành, đồng thời đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh để có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất lợi của môi trƣờng kinh doanh” (Nguyễn Thị Quy, 2005, Năng lực cạnh tranh của NHTM trong xu thế hội nhập)
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Phong nói về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có đƣa ra khái niệm: “Năng
lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính NH tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất lợi của môi trƣờng kinh doanh” (Nguyễn Thanh Phong, tháng 5/2009, Tạp chí phát triển kinh tế số 223).
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhƣng theo quan điểm của tác giả có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính bản thân NH đó tạo ra trong quá trình hoạt động thông qua việc phát huy những thế mạnh của mình dựa trên nguồn lực và điều kiện hiện có của bản thân NH để có thể đứng vững trước những biến động của môi trường kinh doanh, duy trì và mở rộng thị phần nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận của NH.
1.3.3. Năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại hàng thương mại
Để hiểu rõ năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL, trƣớc tiên ta cần tìm hiểu khái niệm năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hoá thuần tuý. Một sản phẩm hàng hoá đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về chất lƣợng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thƣơng hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhƣng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại đƣợc định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là hai phạm trù khác nhau nhƣng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có đƣợc do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhƣng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hoá có ảnh hƣởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lƣợng, giá cả, tốc độ cung
cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của ngƣời bán, thƣơng hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v...
Dựa vào những đặc điểm của dịch vụ NHBL, và các khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm đã nói ở trên, tác giả cho rằng: năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL tại một NHTM là sự thể hiện khả năng vƣợt trội của một NH về các điều kiện, nguồn lực mà NH có trong quá trình cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt hoá về giá cả, chất lƣợng dịch vụ, thƣơng hiệu … trong hoạt động dịch vụ NHBL của mình so với các đối thủ khác trong lĩnh vực NH. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ NHBL không tách rời năng lực cạnh tranh của NH, năng lực cạnh tranh của NH tạo ra và định đoạt năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL
Micheal Porter, ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh cho rằng thách thức lớn nhất trong cạnh tranh không phải là trở thành tốt nhất mà phải trở nên khác biệt. Các NH, cũng nhƣ các doanh nghiệp muốn thành công phải làm những việc độc đáo, cung ứng những giá trị khác biệt cho khách hàng. Tuy nhiên, khi nhận định về thị trƣờng Việt Nam, ông cho rằng tất cả các Công ty trong cùng một ngành đang sao chép và làm những việc giống nhau. Cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả nếu NH, các doanh nghiệp muốn đạt đƣợc hiệu quả và vƣơn đến một vị trí cạnh tranh cao hơn.
Tổng hợp từ tất cả các quan điểm trên, tác giả đƣa ra khái niệm của năng lực cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một ngân hàng thương mại là khả năng duy trì và mở rộng mạng lưới bán lẻ, nâng cao thị phần nhằm mục đích tăng trường và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao, đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn, có khả năng chống đỡ trước các biến động của thị trường trên cơ sở các lợi thế so sánh của ngân hàng mình”. Khái niệm trên bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tận dụng những lợi thế sẵn có của ngân hàng cũng nhƣ những yếu tố thuận lợi của khoa học và công nghệ hay của nền kinh tế để có thể mềm dẻo điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại các ngân hàng thương mại
1.3.4.1. Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn lực cho cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ NHBL tại các NH thƣơng mại
a. Nguồn lực tài chính:
Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một NH, chỉ khi năng lực tài chính đủ mạnh thì NH mới có đủ vốn để trang bị các tài sản cần thiết cho việc kinh doanh của họ trong đó có hệ thống CNTT hiện đại. Bên cạnh đó, vốn còn đƣợc dùng vào các hoạt động thiết thực khác nhƣ điều nghiên thị trƣờng, nghiên cứu sản phẩm mới, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi… Quan trọng hơn, một NH có quy mô vốn lớn sẽ dễ dàng tạo đƣợc sự tin cậy nơi khách hàng và các đối tác trong và ngoài nƣớc. Nếu vốn nhỏ sẽ không đủ lực để đa dạng các dịch vụ và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ sẵn có. Muốn vậy, mỗi NH phải chủ động xây dựng chiến lƣợc tăng vốn dài hạn, theo những lộ trình thích hợp phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi NH trong từng thời kỳ.
Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tài chính của NHTM rất đa dạng. Tuy nhiên, để tập trung trong nghiên cứu thì luận văn chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu phản ảnh và tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong dịch vụ NHBL của NH thƣơng mại bao gồm:
* Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn
Mức độ an toàn vốn: phản ánh sức mạnh tài chính của một NH và khả năng
chống đỡ rủi ro của NH đó. Mức độ an toàn vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: - Quy mô vốn chủ sở hữu:
Vốn điều lệ của NH: là số vốn ban đầu, đƣợc hình thành từ khi thành lập NH và đƣợc ghi vào trong điều lệ của mỗi NH. Đây là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đủ để đƣợc NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, NH. Vốn điều lệ đƣợc bổ sung không ngừng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. Vốn điều lệ của NH tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Vốn điều lệ là bộ phận chủ yếu trong nguồn
vốn chủ sở hữu của NH. Vốn điều lệ nhiều hay ít thể hiện năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của NH đó với các đối thủ. Các NH luôn có kế hoạch tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng tiền tệ. Đối với NHTM nhà nƣớc vốn điều lệ đƣợc cấp một lần ban đầu và đƣợc cấp bổ sung khi cần thiết. Đối với NHTMCP vốn điều lệ do các cổ đông góp vốn cổ phần khi thành lập, đồng thời đƣợc tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung khi đƣợc phép.
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn có: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, thặng dƣ vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận để lại. Quy mô vốn chủ sở hữu của NH lớn thể hiện tiềm lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của NH cao.
- Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR):
Là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản “có” rủi ro quy đổi - còn gọi là hệ số kiểm soát tín dụng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của NHTM. Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của NH. Theo thông lệ quốc tế, CAR đƣợc tính theo Hiệp ƣớc Basel về vốn (có Basel I ban hành năm 1988 có hiệu lực chính thức ở các nƣớc thuộc G-10 vào 1992 và Basel II ban hành vào tháng 6/2004) thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của NH phải đạt từ 8%.
Ở Việt Nam, NHNN (NHNN) có ban hành các quyết định từ 2005 và nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Hiện nay, văn bản đang có hiệu lực là thông tƣ 13/2010/TT- NHNN ban hành 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD (TCTD) và có một số điều đƣợc sửa đổi trong thông tƣ 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và thông tƣ 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011. Theo ý kiến của các quan chức NHNN thì “Quy định này tuy chƣa phải là những chuẩn mực hay thông lệ quốc tế tốt nhất, cao nhất đƣợc áp dụng ở các NH tiên tiến, hàng đầu trên thế giới nhƣng quy định này đƣợc xây dựng trên những chuẩn mực và thông lệ quốc tế chung nhất, đƣợc lựa chọn kỹ lƣỡng và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam”. Trong phạm vi luận văn này, để phù hợp với điều kiện Việt Nam, cơ sở
tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu sẽ căn cứ trên quy định nêu trên của NHNN. Theo đó, TCTD, trừ chi nhánh NH nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD.
Khả năng huy động vốn: Cách thức mà một NH có khả năng huy động thêm vốn, cơ cấu huy động cũng là khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một NH. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một NH vì nguồn vốn dồi dào là tiền đề để NH có thể mở rộng kinh doanh cho vay, đầu tƣ.
* Chất lƣợng tài sản có
Hoạt động kinh doanh tiền tệ bao giờ cũng hƣớng đến hiệu quả tài chính cuối