Thực trạng lập và quản lý dự án đầu tư tại Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập ngành Kinh tế đầu tư (Trang 28)

2.4.1. Lập dự án đầu tư

Thông tin dự án:

DỰ ÁN: MUA THIẾT BỊ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG

Chủ đầu tư dự án:

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VietStar

- Địa chỉ: 67 phố Tân Hương, Xã Đông Hương, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.

- Điện thoại: 0373 753 512

- Mã số thuế: 2801125244

- Người đại diện: Ông Phạm Việt Đức Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 2603000695, đăng ký lần đầu, ngày 19/07/2007.

- Hoạt động kinh doanh chính: Xây dựng công trình dân dụng.

- Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đ (Mười hai tỷ đồng).

2.4.2. Các căn cứ pháp lý của dự án

Căn cứ Quyết định số 017/QĐ-TCCB&LĐ ngày 03/01/1992 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khu Quản lý đường bộ V.

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng.

chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 cuả Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2004/NĐ-CP.

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 1043/QĐ-CĐBVN ngày 15/6/2009 của cục ĐBVN.

2.4.3. Sự cần thiết phải đầu tư - Mục tiêu đầu tư

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, công nghệ phục vụ ngành xây dựng không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, số lượng và mỹ quan của từng công trình.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VietStar là một đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng dân dụng, gần 30 năm kinh nghiệm và hơn 15 hoạt động chính thức trong lĩnh vực này dưới hình thức công ty cổ phần. Không ngoài mục đích nâng cấp, cải tạo, đa dạng hoá thiết bị, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao tính cạnh tranh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị, Công ty tiến hành đầu tư một trạm bê tông xi măng đặt tại Tỉnh Thanh Hoá, phục vụ chủ yếu cho việc thi công khu đô thi mới Đông Sơn, phía tây Thành phố. Vì sự phát triển, Công ty xét thấy dự án đầu tư này là rất cần thiết và hợp lý, chắn chắn sẽ mang lợi nhuận, giải quyết công việc cho CBCNV trong Công ty.

2.4.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Bảng 2.0.16: Sản lượng và doanh thu của trạm Bê Tông

STT Chỉ tiêu Đvt lượngKhối Ghi chú

1 Khối lượng sản xuất trong ngày M3 350 (1)

2 Số ngày họat động trong tháng Ngày 17 (2)

3 Số tháng họat động trong năm Tháng 6 (3)

4 Đơn giá Bê tông xi măng Đồng/m3 775.000 (4)

5 Doanh thu năm Trđ 27.668 (5)= (1) x (2) x (3) x (4)

Bảng 2.0.17: Chi phí sản xuất trực tiếp

STT Chỉ tiêu Đvt Thành tiền Ghi chú

1 Đá 1x2 Đồng/m3 166.000

2 Xi măng PC 40 Đồng/m3 175.000

3 Cát vàng Đồng/m3 36.000

4 Nước Đồng/m3 1.000

5 Lương công nhân điều hành trạm Đồng/m3 5.000

6 Tiền điện sản xuất Đồng/m3 5.000

7 Chi phí sửa chữa thường xuyên Đồng/m3 2.000

8 Chi phí khấu hao Đồng/m3 10.000

9 Chi phí thuê thiết bị phụ trợ Đồng/m3 5.000

10 Tồng chi phí trực tiếp cho 1 m3 Đồng/m3 734.000 = (1)+…+(9)

11 Chi phí trực tiếp cho 1 năm Trđ 26.203 =350 x 17 x 6 x

Bảng 2.0.18: Chi phí quản lý trạm bê tông

Stt Chỉ tiêu Đvt Thành tiền Ghi chú

1 Lương ban chỉ huy Đồng/t

h 25.000.000

2 Lương thủ kho Đồng/t

h 5.000.000

3 Lương bảo trì sửa chữa Đồng/t

h

5.000.000

4 Chi phí chung trong 1 năm Trđ 420 = 12 x [(1)+(2)+(3)]

Bảng 2.0.19: Tổng hợp chi phí

ST

T Chỉ tiêu Đvt Thành tiền Ghi chú

1 Chi phí trực tiếp Trđ/năm 26.203

2 Chi phí quản lý trạm bê tông Trđ/năm 420

3 Chi phí quản lý tại Công ty 0,7% Trđ/năm 190 = [(1)+(2)] x 0,7%

4 Tổng cộng chi phí Trđ/năm 26.813 = (1)+(2)+(3)

Bảng 2.0.20: Kết quả kinh doanh (ĐVT: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Tổng doanh thu 27.668 27.668 27.668 27.668 27.668

2 Tổng chi phí 26.813 26.813 26.813 26.813 26.813

3 CP lãi (10.5%/năm) 31 31 31 31 31

4 Thu nhập trước thuế 824 824 824 824 824

5 Thuế thu nhập 206 206 206 206 206

6 Lợi nhuận ròng 618 618 618 618 618

Bảng 2.0.21: Phân tích dòng tiền của dự án

(ĐVT: Triệu đồng) ST T Khoản mục Năm hoạt động 0 1 2 3 4 5 1 Dòng tiền vào 27.668 27.668 27.668 27.668 27.668 2 Doanh thu 27.668 27.668 27.668 27.668 27.668 3 Dòng tiền ra 1.500 27.019 27.019 27.019 27.019 27.019

4 Chi phí đầu tư 1.500

5 Chi phí hoạt động 26.813 26.813 26.813 26.813 26.813

6 Thuế TNDN 206 206 206 206 206

Bảng 2.0.22: Xác định các chỉ tiêu tài chính

Stt Chỉ tiêu Suất chiết khấu Kết quả

1 Giá trị hiện tại ròng(NPV) 10,5% 929

2 Suất sinh lời nội bộ(IRR) 33%

Tất cả các bảng để phân tích và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án đều lấy từ nguồn là Phòng Hoạch định của Công ty.

2.4.5. Tổng mức đầu tư - Nguồn vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư: 1.500.000.000 (đ)

Trong đó:

+ Vốn tự có tham gia: 500.000.000 (đ)

+ Vốn vay ngân hàng: 1.000.000.000 (đ)

Bảng 2.0.23: Kế hoạch vay - Trả nợ vay

(ĐVT: Triệu đồng) ST T Chỉ tiêu trả nợ Năm 0 1 2 1 Dư nợ đầu kỳ 1.000 500 2 Nợ phát sinh trong kỳ 1.000 3 Trả lãi trong kỳ 105 53 4 Trả gốc trong kỳ 500 500 5 Tổng trả nợ (gốc+lãi) 605 553 6 Dư cuối kỳ 1.000 500 0 (Nguồn:Phòng Hoạch định) 2.4.6. Nhân lực

Bảng 2.0.24: Nguồn nhân lực và tiền lương dự kiến

(ĐVT:Đồng)

Chức vụ Lương bình quânngười/tháng (đồng) Số lượng (người) Tiền lương (đồng)

Giám đốc điều hành chung 10.000.000 01 10.000.000

Phó giám đốc thường trực 5.000.000 01 5.000.000

Kế toán 4.000.000 01 4.000.000

Phòng kế hoạch – kinh doanh 4.000.000 05 20.000.000

Bộ phận kiểm tra chất lượng sản

phẩm 4.000.000 02 8.000.000

Tổ bảo vệ 2.000.000 02 4.000.000

Công nhân sản xuất trực tiếp 3.000.000 20 60.000.000

Công nhân bốc vác 3.000.000 10 30.000.000

Công nhân vận chuyển 3.000.000 05 15.000.000

Tổng 47 156.000.00

0

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

 Các khoản trích theo lương:

- Chi phí BHTN (1%) : 1% x 156.000.000 x 12 = 187.200.000 đồng. - Chi phí BHYT (3%) : 3% x 156.000.000 x 12 = 56.160.000 đồng. - Chi phí công đoàn (2%) : 2% x 156.000.000 x 12 = 37.440.000 đồng.

2.4.7. Phân tích kinh tế

Dự án có nhiều tác động tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà,Nhà Nước và địa phương có nguồn thu nhập từ thuế, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động.

2.4.8. Phân tích các ảnh hưởng xã hội

Không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà dự án còn có giá trị to lớn về mặt xã hội: sử dụng hợp lý tài nguyên sẵn có của địa phương để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng góp phần tạo sự bền vững cho các công trình kiến trúc; giải quyết việc làm cho lao động; góp phần tạo sự ổn định về an ninh trật tự trong địa phương.

2.4.9.Tình hình đầu tư khác

Đầu tư tài sản hữu hình:

Đối với ngành xây dựng cơ bản, đầu tư tài sản hữu hình chủ yếu là đầu tư vào mua sắm máy móc trang thiết bị vì trong nghành xây dựng cơ bản, máy móc trang thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. bởi vậy Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VietStar đã đặc biệt quan tâm tới công tác đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Bảng 2.0.25: Danh mục đầu tư máy móc trang thiết bị

(ĐVT: đồng)

STT Tên thiết bị Số lượng Giá đầy đủ Thành tiền

1 Trạm trộn BT IMI 60 khối/ giờ

1 1.905.000.000 1.905.000.000

2 Xe trộn bê tông kamaz 1 1.175.000.000 1.175.000.000

Tổng 3.080.000.000

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Đầu tư dài hạn khác: (Trái phiếu chính phủ)

- Năm 2019 Công ty đầu tư mua trái phiếu chính phủ là 70 triệu đồng.

- Năm 2020 số tiền Công ty đầu tư mua trái phiếu chính phủ giảm xuống còn 20

triệu đồng.

- Năm 2021 số tiền Công ty đầu tư mua trái phiếu chính phủ bằng với năm 2020 là

20 triệu đồng.

2.5. Thực trạng quản lý rủi ro trong đầu tư tại Công ty

2.5.1. Nội dung: VietStar đưa ra 3 chiến lược để giảm rủi ro trong đầu tư:

Tập trung đầu tư dài hạn: VietStar tập trung vào kết quả dài hạn thay vì các thay đổi thị trường hàng ngày.

Đa dạng hóa khoản đầu tư: VietStar đầu tư vào nhiều loại tài sản – như là cổ phiếu, thu nhập cố định, tiền mặt và hàng hóa

Đầu tư định kỳ: VietStar đề ra một chương trình đầu tư định kỳ để thích ứng vàđối phó với thị trường giảm giá và chiếm lợi thế khi thị trường tăng giá.

2.5.2. Quy trình:

(Nguồn: Phòng Hoạch định) Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro

Sau khi Công ty nhận diện rủi ro, việc đánh giá rủi ro sẽ được thực hiện bằng các công cụ định lượng nhằm hiểu được bản chất của rủi ro, định lượng xác suất và tác động có thể xảy ra. Cuối cùng, đề xuất các giải pháp ứng phó rủi ro và giám sát và kiểm soát rủi ro tùy vào từng mức độ đánh giá các rủi ro cụ thể.

2.5.3. Phương pháp

- Hiện tại, VietStar dự định đầu tư một trong hai dự án là dự án biệt thự tầng thấp và dự án nhà ở bình dân. Có ba khả năng về cầu thị trường: cầu cao, trung bình và thấp. - VietStar sử dụng phương pháp xác định rủi ro đầu tư với từng loại sản phẩm được tiến hành theo công thức:

Trong đó: Pi: là xác suất xuất hiện biến cố i; Ri: Tỷ suất đầu tư của biến cố thứ i;

Bảng 2.0.26: Xác suất và tỷ suất đầu tư của 2 dự án

Tình hình cầu của

thị trường Xác suất xuất hiện(%) án nhà ở bình dânTỷ suất đầu tư dự (%)

Tỷ suất đầu tư dự án biệt thự tầng thấp (%) Cầu cao 30 70 20 Cầu trung bình 40 15 15 Cầu thấp 30 -40 10 Bình quân 33,33 15 15 Nhận diện rủi ro

Giám sát và kiểm soát rủi ro Ứng phó rủi ro Đánh giá rủi ro

(Nguồn: Phòng Hoạch định)

Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng, mặc dù tỷ suất đầu tư bình quân của hai dự án bằng nhau, đều bằng 15% nhưng chúng vẫn có sự khác nhau cơ bản. Cả hai loại dự án có tỷ suất đạt 15% nhưng ở mức xác suất nhỏ hơn (30%) thì tỷ suất đầu tư của dự án nhà ở bình dân biến thiên lớn hơn nhiều so với tỷ suất đầu tư của dự án biệt thự tầng thấp. Điều này cho thấy, nếu các giá trị tỷ suất đầu tư càng gần với giá trị tỷ suất đầu tư bình quân kỳ vọng (15%) thì độ rủi ro của dự án đầu tư càng thấp. Như vậy, dự án biệt thự tầng thấp sẽ được chọn vì độ rủi ro của dự án biệt thự tầng thấp thấp hơn dự án nhà ở bình dân.

2.6. Đánh giá hiệu quả tài chính và hiệu quả đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vietstar giai đoạn 2019 – 2021 thông qua các tỷ số

2.6.1. Hiệu quả tài chính:

Xem xét khía cạnh này thì ta quan tâm phân tích đến một số các chỉ tiêu như: doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện và so với tài sản cố định mới huy động của công ty, hệ số huy động tài sản cố định…

Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2.27: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của công ty giai đoạn

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm2020 Năm2021

Doanh thu tăng thêm Triệu

đồng 4.086 2.942 18.496

Lợi nhuận tăng thêm Triệuđồng 1.812 1.988 8.561

Vốn đầu tư thực hiện Triệuđồng 18.980 28.678 57.982

Tài sản cố định mới huy động Triệuđồng 12.600 19.500 39.600

Doanh thu tăng thêm/

Tổng vốn đầu tư thực hiện % 21,53 10,26 31,90

Lợi nhuận tăng thêm/

Tổng vốn đầu tư thực hiện % 9,55 6,93 14,76

Doanh thu tăng thêm/

Tài sản cố định mới huy động % 32,43 15,09 46,71

Lợi nhuận tăng thêm/

Tài sản cố định mới huy động % 14,38 10,19 21,62

Hệ số huy động tài sản cố định % 66,39 68,00 68,30

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng vốn đầu tư thực hiện thay đổi không đều qua các năm.

Doanh thu tăng thêm trên tổng vốn đầu tư thực hiên đạt giá trị cao nhất là vào năm 2021 (đạt 31,9%) còn năm thấp nhất là năm 2020 (10,26%) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ này có sự tăng giảm không đều. Năm 2019, tỷ lệ này là 21,53.

Lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện có giá trị thấp nhất vào năm 2020 (6,93%) và đạt cao nhất vào năm 2021 (14,76%). Điều này cho thấy cứ một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì công ty thu về ít nhất 14,76 đồng lợi nhuận. Nó chững tỏ việc bỏ vốn ra đầu tư đã mang lại một kết quả có lợi cho công ty.

Chỉ tiêu hệ số huy động tài sản cố định của công ty trong những năm từ 2019 – 2021 cho ta thấy được giá trị tài sản cố định mà công ty huy động chiếm % lớn trên tổng số vốn thực hiện của công ty (giá trị của hệ số này đều từ 60 % trở lên).

2.7.1. Hiệu quả đầu tư

Về đầu tư máy móc, thiết bị:

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VietStar trong thời gian qua rất chú trọng đến việc đầu tư xây dựng nhà xưởng cơ sở sản xuất. Công ty đã dành một tỷ trọng vốn khá lớn cho hoạt động đầu tư phát triển vào xây dựng nhà xưởng sản xuất, nó cho chúng ta thấy vốn đầu tư vào nhà xưởng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định của công ty. Tuy nhiên, vẫn còn một số những hạn chế như các công trình phụ bên cạnh các nhà xưởng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thiếu tính đồng bộ, nhu cầu về chỗ nghỉ ngơi của công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ.

Trong giai đoạn 2004 – 2009, công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VietStar đã thực hiện một công cuộc thực hiện đầu tư lớn vào máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các máy móc trang thiết bị của công ty có những máy móc thiết bị đã qua sử dụng vì vậy nhiều khi xảy ra tình trạng hay bị hỏng hóc, năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm chưa thực sự cao và thiếu tính đồng bộ giữa các máy móc thiết bị của công ty.

Về đầu tư về nguồn nhân lực:

Mặc dù công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VietStar luôn có chủ trương chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực với tỷ trọng vốn đầu tư là 6,07% so với tổng vốn đầu tư cả giai đoạn 2019 - 2021, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề này.

Công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho đến nay thì trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty đã được nâng lên một mức độ nhất định tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi về nhu cầu nhân lực hiện nay cũng như còn thiếu những lao động có tay nghề am hiểu về công nghệ sản xuất băng tan và sơn

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập ngành Kinh tế đầu tư (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w