Chất lượng không khí chuồng nuôi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý CHẤT THẢI CHĂN NUÔI lợn và đề XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ô NHIỄM môi TRƯỜNG của một số TRANG TRẠI tại các HUYỆN PHÍA NAM (Trang 74 - 76)

- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại các huyện phía Nam tỉnh Thá

3.3.2. Chất lượng không khí chuồng nuôi

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tại các trang trại lợn ở khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: mg/m3

Chỉ tiêu

QCVN 01- 79:2011/BNN -

PTNT

Hàm lượng khí trong chuồng nuôi tại các trang trại của các huyện

Phú Bình ( n=4) Sông Công ( n=2) Phổ Yên (n=3) NH3 10 45,6 32,7 17,6 H2S 5 28,0 31,0 14,0

Kết quả khảo sát chất lượng không khí chuồng nuôi cho thấy, nồng độ các khí độc hại đều vượt so với quy chuẩn cho phép, cụ thể như sau:

Tại Phú Bình: - Khí NH3 vượt 4,56 lần so với QCCP - Khí H2S vượt 5,6 lần so với QCCP Tại Phổ Yên: - Khí NH3 vượt 1,76 lần so với QCCP - Khí H2S vượt 2,8 lần so với QCCP Tại Sông Công:

- Khí NH3 vượt 3,27 lần so với QCCP - Khí H2S vượt 6,2 lần so với QCCP

Đánh giá chung

- Qua việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề môi trường tại các trang trại chăn nuôi ở khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên ta có thể rút ra những nhận xét chung về tình hình xử lý chất thải của các trang trại như sau:

- Nguồn thải phát sinh từ các hệ thống trang trại lợn chủ yếu là phân thải và nước thải chuồng trại với khối lượng vào khoảng hơn 0,2 tấn phân thải/ngày và 2 m3 nước thải/ngày. Trong đó, hai hệ thống VAC và AC có khối lượng phát thải nhiều nhất. Đây là nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là môi trường nước khi chúng có chứa nồng độ cao của các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng.

- Hiện nay, chất thải của trang trại được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó các biện pháp phổ biến nhất là: biogas, bón cho cây trồng, cho cá ăn. Các biện pháp này được sử dụng với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống trang trại.

- Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng chất thải của các trang trại chưa được xử lý triệt để vẫn có một lượng lớn chất thải được thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường. Mặt khác, bản thân mỗi biện pháp xử lý vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa có biện pháp nào có thể giải quyết triệt để nguồn thải phát sinh từ các chuồng nuôi lợn.

- Môi trường nước của các hệ thống trang trại lợn được cho là vấn đề môi trường nổi cộm nhất khi nước mặt bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng, trong khi đó nước ngầm bị nhiễm NH4+ ở mức khá cao. Ô nhiễm nước mặt trong các ao nuôi cá của hệ thống VAC và AC có mức độ nhẹ hơn nhiều lần so với mức độ ô nhiễm nước mặt trên các kênh mương, ao hồ xung quanh các hệ thống VC và C.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước của các hệ thống trang trại lợn là do nguồn chất thải phát sinh quá lớn, chưa được xử lý triệt để trước khi xả thải vào các nguồn nước tiếp nhận.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý CHẤT THẢI CHĂN NUÔI lợn và đề XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ô NHIỄM môi TRƯỜNG của một số TRANG TRẠI tại các HUYỆN PHÍA NAM (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w