Phương thức chăn nuôi tại khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý CHẤT THẢI CHĂN NUÔI lợn và đề XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ô NHIỄM môi TRƯỜNG của một số TRANG TRẠI tại các HUYỆN PHÍA NAM (Trang 63 - 65)

- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại các huyện phía Nam tỉnh Thá

3.2.6.Phương thức chăn nuôi tại khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.7: Phương thức chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại

Mô hình Theo huyện Tổng số trang trại Tỷ lệ (%) Phú Bình Phổ Yên Sông Công

Nuôi trên nền chuồng 24 17 1 42 70

Nuôi trên cũi sắt 6 3 9 15

Nuôi trên chuồng sàn 5 3 1 9 15

Tổng 35 23 2 60 100

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2013)

- Nuôi trên nền chuồng : nền lát bê tông hoặc lát gạch, chủ yếu để nuôi lợn thịt giống lai, lợn nái nội. Phương thức chăn nuôi này phổ biến trong khu vực, có 42/60 trang trại được phỏng vấn (chiếm tỷ lệ 70%) chăn nuôi theo phương thức này, vì phù hợp với qui mô đàn nhỏ và vốn đầu tư thấp.

- Nuôi trên cũi sắt : chủ yếu được áp dụng để nuôi lợn nái ngoại hoặc nuôi lợn con theo mẹ hoặc cai sữa, có 15 trong tổng số 60 trang trại, chiếm 15%.

- Nuôi trên chuồng sàn : sàn bằng bê tông tấm, bên dưới là hầm đồng thời là nơi thoát chất thải, chủ yếu nuôi lợn hậu bị, lợn thịt. Trước đây, ở khu vực Phổ Yên có rất nhiều trang trại áp dụng, nhưng hiện tại hầu hết đã không sử dụng mà chuyển sang nuôi trên nền chuồng do việc vệ sinh và dọn chất thải khó khăn. Hiện tại, chỉ còn một số hộ ở huyện Phú Bình và Phổ Yên nuôi theo hình thức này, chiếm tỷ lệ 15% trong số các trang trại khảo sát.

3.2.7. Sử dụng thức ăn, nước cho lợn ở các trang trại

Do các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, từ vài chục tới vài trăm con nên thường sử dụng loại thức ăn hỗn hợp chiếm 88,33%. Đây là loại thức ăn không gây phát sinh thức ăn thừa như việc sử dụng các phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, thức ăn hỗn hợp là loại có khả năng làm tăng ô nhiễm môi trường bởi nhiều sản phẩm chuyển hóa trung gian. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường ở đây chủ yếu là do vi sinh vật phân giải phân tạo ra các loại hơi, khí độc như NH3, Indol, Scarton.[13],[16],[17]

Bảng 3.8: Loại thức ăn được sử dụng tại một số trang trại

Loại thức ăn Theo huyện Số trang trại Tỷ lệ (%) Phú Bình Phổ Yên Sông Công Hỗn hợp ăn thẳng 30 21 2 53 88,33 Thức ăn tận dụng ủ men 1 1 1,67

Kết hợp cả hai loại thức ăn 4 2 6 10

Tổng 35 23 2 60 100

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2013)

Tuy nhiên, còn một số hộ chăn nuôi lợn thịt và lợn nái thì họ thường cho ăn kết hợp cả hai loại thức ăn (chiếm 10%) để tiết kiệm chi phí chăn nuôi

trong giai đoạn hiện nay, giá lợn thịt rẻ và giá thức ăn lại cao. Một hộ Ông Dương Văn Tâm ở xã Nhã Lộng là sử dụng nguồn thức ăn tận dụng ủ men, mang lại hiệu quả chăn nuôi khá cao (chiếm 1,67%).

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2013)

Hình 3.3: Khối lượng nước sử dụng và vệ sinh chuồng trại

Nguồn nước dùng để cho lợn uống và vệ sinh chuồng trại được lấy từ hai nguồn chính là: nước giếng khoan với 44/60 hộ, còn lại một số trang trại sử dụng nước giếng khơi. Huyện Phú Bình chủ yếu là các trang trại nhỏ với quy mô < 200 đầu lợn nên lượng nước sử dụng của 15/35 hộ là dưới 1m3/ ngày. Huyện Phổ Yên tập trung nhiều các trang trại trung bình nên lượng nước khảo sát được tại các hộ là vào khoảng từ 1 đến 2 m3/ngày. Với các trang trại có quy mô nhỏ của khu vực phía Nam Thái Nguyên, thường sử dụng dưới 1m3/ngày, chiếm 30% tổng số các trang trại, các hộ có quy mô trên 200 - 500 con thường dùng hết khoảng 1 đến 2 m3, chiếm 45%. Việc sử dụng nước để vệ sinh còn phụ thuộc theo mùa và thời tiết. Trung bình, một ngày các trang trại thường rửa dọn chuồng 1 - 2 lần.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý CHẤT THẢI CHĂN NUÔI lợn và đề XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ô NHIỄM môi TRƯỜNG của một số TRANG TRẠI tại các HUYỆN PHÍA NAM (Trang 63 - 65)