CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu
Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ:
(i) Sử dụng căn cứ của OECD về các hình thái quản lý vốn chủ sở hữu nhà nƣớc, các nguyên tắc quản trị công ty.
(ii) Nghiên cứu các văn bản luật và dƣới luật quy định quyền và trách nhiệm đại
SCIC. Tìm hiểu những ràng buộc về pháp lý trong hoạt động của SCIC với các cơ quan quản lý NN trung ƣơng và địa phƣơng.
(iii) Phƣơng pháp so sánh, cụ thể là so sánh hoạt động của SCIC với một số mô
hình đầu tƣ kinh doanh, quản lý vốn NN thành công trên thế giới, đặt trong bối cảnh cụ thể, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động đại diện chủ sở hữu vốn NN của SCIC.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC 3.1. Tổng quan về Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC)
3.1.1. Cơ sở pháp lý và mục tiêu thành lập SCIC
3.1.1.1. Cơ sở pháp lý
Song song với quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của DNNN, ngay từ những năm đầu cải cách, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng đổi mới chính sách quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và phát triển mô hình đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc để thay thế chính sách quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp theo hình thức mệnh lệnh hành chính sang hình thức đầu tƣ kinh doanh.
Hội Nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (12/1997) đã đề ra chủ trƣơng phải nghiên cứu để chuyển đổi phƣơng thức quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp hiện nay sang một phƣơng thức mới, phù hợp, hiệu quả. Nghị
quyết hội nghị nêu rõ “nghiên cứu cơ chế quản lý vốn theo phương thức hành chính
sang cơ chế công ty tài chính” (BCH Trung ƣơng Đảng khóa VIII).
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX
(8/2001): “phải đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, kiên quyết chấm dứt
tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản ý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” (BCH Trung Ƣơng Đảng khóa IX).
Qua nghiên cứu mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại một số nƣớc có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Singapore, Malaysia... và thực tiễn đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng lựa chọn chuyển đổi từ mô hình cơ quan hành chính bộ ngành sang mô hình doanh nghiệp là
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc. Nghị quyết hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã chỉ rõ “cần khẩn trƣơng việc thành lập Công ty đầu tƣ tài chính nhà nƣớc để làm đầu mối đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và thực hiện thống nhất, có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp” (BCH Trung Ƣơng Đảng khóa IX).
Căn cứ các cơ sở trên ngày 20/6/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 151/2005/QĐ-TTg và Quyết định 152/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC. Trong đó quy định rõ: SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nƣớc, hoạt động theo Luật DNNN và các luật khác có liên quan, đƣợc thành lập để thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu, đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp và các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế theo quy định của pháp luật. SCIC đƣợc thành lập để đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc(DNNN). Việc ra đời của SCIC có ý nghĩa quan trọng, góp phần đổi mới phƣơng thức quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp từ cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tƣ, kinh doanh vốn mà trong đó, Nhà nƣớc đóng vai trò là cổ đông thông qua một tổ chức kinh tế đặc biệt là SCIC.
Nguyên tắc xuyên suốt của quá trình chuyển đổi phƣơng thức quản lý vốn và đầu tƣ vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp thông qua SCIC là Chính phủ thay mặt Nhà nƣớc thống nhất tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với phần vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp và quản lý việc đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới quản lý, trình độ và năng lực của SCIC, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp cho SCIC phù hợp với lộ trình sắp xếp cổ phần hóa DNNN.
Từ năm 2006 đến nay, mặc dù còn một số tồn tại nhất định nhƣng SCIC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nƣớc giao và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu tích cực về: tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc; tái cơ cấu và bán vốn nhà nƣớc
tại DN; thực hiện đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả…Quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty đều đạt mức tăng trƣởng khá qua các năm
Sau 04 năm hoạt động, năm 2010, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt đƣợc và những khó khăn vƣớng mắc đối với mô hình SCIC, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo và đƣợc Bộ Chính trị phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của SCIC” (Kết luận số 78-KL/TW ngày 26/7/2010). Theo đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho SCIC hoạt động có hiệu quả, làm rõ địa vị pháp lý và định hƣớng hoạt động của SCIC.
- Ngày 15/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc và vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp. Về thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp đƣợc phân công cho các Bộ, ngành, Địa phƣơng và SCIC (quy định tại Mục 2, Điều 4, Nghị định 99). Theo đó, Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc là doanh nghiệp do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập, đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ vốn điều lệ và quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp do các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển giao.
- Ngày 01/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC. Trên cơ sở những kinh nghiệm đúc rút qua quá trình hoạt động của SCIC, Nghị định này đã quy định các cơ chế riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của SCIC. Ngày 16/6/2014,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC. Triển khai Đề án tái cơ cấu DNNN theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012, ngày 02/12/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 2344/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tái cơ cấu SCIC giai đoạn đến năm 2015.
Theo Nghị định số 151/2013/NĐ-CP và Nghị định số 57/2014/NĐ-CP của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của SCIC gồm:
- Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các Công ty cổ phần,Công ty TNHH 1 TV và 2 TV trở lên, Công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, ngành, địa phương làm đại diện chủ sở hữu; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty sau cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được chuyển giao theo quy định hiện hành;
- Đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nhà nước nắm giữ quyền chi phối. Đầu tư vốn vào các dự án theo chỉ định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư và kinh doanh vốn vào ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tài chính, cổ phần hóa, quản trị doanh nghiệp… theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (HTSX& PTDN) theo quy định và các nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Để tiếp tục hoàn thiện mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp, Nghị quyết Hội nghị TW 6 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XI
nêu rõ: “Nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện
chủ sở hữu đối với DNNN”. 3.1.1.2. Mục tiêu thành lập SCIC
Việc thành lập SCIC là yêu cầu khách quan của quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc mục tiêu cụ thể sau:
- Đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại các doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trƣờng có định hƣớng nhằm tách dần chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý doanh nghiệp, xóa bỏ sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nƣớc vào hoạt động của doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng xử lý sự vụ về doanh nghiệp của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
- Từng bƣớc thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp vốn trực tiếp từ NSNN cho doanh nghiệp sang hình thức đầu tƣ vốn vào doanh nghiệp thông qua SCIC theo nguyên tắc thị trƣờng dƣới các hình thức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tiến tới xóa bỏ việc cấp vốn trực tiếp từ NSNN đối với DNNN không cần nắm giữ 100% vốn.
- Từng bƣớc quản lý thống nhất các nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp: sau khi quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN hoàn thành, cùng với việc triển khai cổ phần hóa các Tổng công ty nhà nƣớc, vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại các doanh nghiệp sẽ đƣợc giao dần cho SCIC quản lý và thực hiện đầu tƣ, hoặc tiếp tục cơ cấu lại vốn nhà nƣớc đầu tƣ ở các doanh nghiệp này để giảm bớt số lƣợng doanh nghiệp mà nhà nƣớc không cần đầu tƣ vốn, nhằm tích tục, tập trung vốn để đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực quan trọng theo định hƣớng của nhà nƣớc.
- SCIC còn là công cụ quan trọng để đẩy nhanh quá trình sắp xếp DNNN theo định hƣớng của Nhà nƣớc và thúc đẩy thị trƣờng vốn và thị trƣờng chứng khoán phát triển.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ của SCIC
Theo Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 và Nghị định số 57/2014/ NĐ-CP ngày 16/6/2014 và của Thủ tƣớng Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt độngvà phê duyệt điều lệ tổ chức, hoạt động của SCIC, SCIC có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ nhƣ sau:
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại một số đối tƣợng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Tham gia quản trị doanh nghiệp theo phƣơng thức mới, với tƣ cách là cổ đông góp vốn, xóa bỏ sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực hiện cơ cấu lại vốn ở các doanh nghiệp đã tiếp nhận, đẩy nhanh việc bán vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, tỷ trọng vốn nhà nƣớc thấp, thuộc lĩnh vực Nhà nƣớc không cần nắm giữ theo Đề án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; thực hiện tích tục, tập trung vốn nhà nƣớc để đầu tƣ vào các dự án có hiệu quả, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
- Thực hiện đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng yếu, then chốt mà Nhà nƣớc cần nắm giữ, cần đầu tƣ theo định hƣớng của Chính phủ (bao gồm cả lĩnh vực hạn tầng, kinh tế, xã hội mà các thành phần kinh tế khác không làm) để tăng cƣờng vai trò chủ đạo, vai trò định hƣớng của nền kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế quốc dân.
- Tiếp tục phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc chuyển giao về SCIC, thực hiện sáp nhập, giao khoán, bán, cho thuê hoặc giải thể, phá sản các doanh nghiệp mà nhà nƣớc không cần nắm giữ, tiến hành cổ phần hóa các Công ty TNHH nhà nƣớc 1 thành viên.
- Thực hiện quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ƣơng (nay là Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp) theo Quyết định số 113/2008/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 18/8/2008 về việc thành lập và ban hành Quy chế quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ƣơng.
- Tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để bổ sung vốn kinh doanh thông qua việc vay vốn, phát hành trái phiếu Công ty, trái phiếu công trình, lập quỹ tín thác đầu tƣ theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nƣớc.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Tƣ vấn đầu tƣ; tƣ vấn tài chính; tƣ vấn cổ phần hóa; tƣ vấn chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp; bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu; nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh vốn. - Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3.1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của SCIC
SCIC có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật DNNN (từ 1/7/2014) theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, ngoài ra còn cáo các quyền và nghĩa vụ nhƣ sau:
- Đại diện chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc giao cho SCIC quản lý và đầu tƣ.
- Đƣợc chủ động lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tƣ và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả và khả năng sinh lời trong tƣơng lai.
- Đƣợc quyền điều chỉnh tăng, giảm vốn của SCIC đã đầu tƣ tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, điều lệ của các doanh nghiệp.
- Đƣợc quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, thuê các chức danh quản lý phần vốn góp của SCIC tại doanh nghiệp khác theo quy định của Điều lệ Công ty có vốn góp và Luật doanh nghiệp.
- Đƣợc mời một số chuyên gia tƣ vấn, cố vấn trong nƣớc và nƣớc ngoài. - Đƣợc huy động vốn để kinh doanh dƣới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này.
- Có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc giao và chịu trách nhiệm vê việc thất thoát vốn nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện báo cáo công khai, minh bạch về hoạt động kinh doanh và tài chính của SCIC với các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của SCIC