Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (Trang 28 - 30)

4. Kết cấu của Luận văn

1.2. Mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp

1.2.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam

Hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới nhà nƣớc vẫn đầu tƣ vào kinh doanh, vẫn còn tồn tại doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc, quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh của các nƣớc lại không đồng nhất. Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ quản lý nền kinh tế, quản lý xã hội; lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc; số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc... mà mỗi nƣớc có mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc, quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh khác nhau. Có thể nói không nƣớc nào giống nƣớc nào. Qua nghiên cứu, hiện nay Việt Nam có hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc phổ biến nhƣ sau:

1.2.1.1. Mô hình quản lý vốn phân tán

Mô hình quản lý phân tán là mô hình phân cấp quản lý vốn nhà nƣớc từ Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh. Mô hình quản lý này có đặc điểm nhƣ sau:

Thứ nhất, cơ chế cơ quan chủ quản là các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh không cho phép tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc và chức năng quản lý kinh doanh. Đây là vấn đề đã đƣợc nêu trong rất nhiều nghị quyết, hội nghị, hội thảo. Nhƣng đến nay chƣa có hƣớng giải quyết và sẽ không giải quyết đƣợc nếu vẫn giữ mô hình hiện tại.

Thứ hai, cơ chế chủ quản nhƣ hiện nay đã biến các DNNN thành "cánh tay nối dài" của các cơ quan hành chính gồm các Bộ và UBND cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu công khai, minh bạch sẽ chỉ là quy định trên giấy. Không ngẫu nhiên mà một số tổ chức tài chính quốc tế nhƣ WB, ADB...khi cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án

đã đặt điều kiện: Những DN thuộc sự quản lý của chủ đầu tƣ (là các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh) không đƣợc tham gia đấu thầu.

Thứ ba, cơ chế chủ quản hiện nay đã tạo ra những "doanh nhân bất đắc dĩ" khi giao cho Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm đại diện vốn Nhà nƣớc tại DN. Đó là những quan chức, những chính khách không thể đủ điều kiện để trở thành doanh nhân ít nhất là về mặt thời gian.

Thứ tƣ, do có những "doanh nhân bất đắc dĩ" là các quan chức, công tác kiểm tra, thanh tra đối với các DNNN mà họ làm "đại diện chủ sở hữu" hầu nhƣ không có kết quả. Việc rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với Vinashin, Vinalies nhƣng không phát hiện ra điều gì lớn là bằng chứng cụ thể và sinh động.

Mô hình này khá phổ biến ở nhiều nƣớc, chủ yếu là những nƣớc thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trƣớc đây và một số nƣớc nhƣ Thụy Điển, Phần Lan... Việt Nam hiện nay cũng đang áp dụng mô hình này. Đặc điểm của mô hình này là các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nƣớc gồm cả cơ quan lập pháp (Quốc hội) cơ quan hành pháp (Chính phủ). Tuy nhiên ở mỗi nƣớc chức năng của mỗi cơ quan khác nhau. Ở một số nƣớc Quốc hội quyết định thành lập, quy định tỷ lệ vốn nhà nƣớc trong doanh nghiệp giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣng phần lớn các nƣớc Quốc hội chỉ giữ vai trò giám sát. Cơ quan hành pháp phân công, phân cấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Mỗi cơ quan có thể thực hiện một số quyền chủ sở hữu đối với một doanh nghiệp nhƣ Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp, bổ nhiệm ngƣời quản lý, điều hành doanh nghiệp; bộ Tài chính cấp vốn, giấm sát về tài chính đối với doanh nghiệp; bộ quản lý ngành quyết định ngành nghề kinh doanh, giám sát thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Cũng có thể một cơ quan thực hiện toàn bộ các quyền của chủ sở hữu (bộ chủ quản).

Ở Việt Nam, tháng 10/1999, Chính phủ quyết định giải thể Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp, thành lập Cục tài chính doanh nghiệp trực

thuộc Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đại diện chủ sở hữu đối với số vốn nhà nƣớc đã đầu tƣ vào doanh nghiệp.

Dƣới Cục tài chính doanh nghiệp, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có các Chi cục tài chính doanh nghiệp thuộc Sở tài chính vật giá. Cục tài chính doanh nghiệp quản lý trực tiếp các doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng. Các doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng chịu sự quản lý trực tiếp của các Chi cục tài chính doanh nghiệp thuộc Sở tài chính - vật giá tỉnh, thành phố (Vũ Xuân Tiền, 2014).

1.2.1.2. Mô hình quản lý vốn tập trung

Mô hình quản lý tập trung là mô hình giao trách nhiệm đại diện quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp về một cơ quan của Chính phủ.

Tổ chức này thực hiện các chức năng của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đƣợc giao quản lý, bao gồm cả doanh nghiệp có100% vốn nhà nƣớc và doanh nghiệp có một phần vốn nhà nƣớc. Đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nƣớc tổ chức này là chủ sở hữu, có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu theo pháp luật quy định. Đối với doanh nghiệp có một phần vốn nhà nƣớc tổ chức này là cổ đông, ngƣời góp vốn, thực hiện các quyền của cổ đông, ngƣời góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, ngày 20/6/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg thành lập SCIC và Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg về phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC. Theo đó, SCIC là một tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nƣớc, đƣợc thành lập để quản lý, đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp và thực hiện chức năng đại diện chru sở hữu vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)