Kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam (Trang 110 - 111)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

4.4. Một số kiến nghị

4.4.3. Kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Tập trung nghiên cứu và sớm trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược đẩy mạnh hoạt động XKLĐ theo từng thị trường, từng ngành nghề và địa phương cho giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phối hợp với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao,… để xây dựng Thông tư liên tịch về giải quyết các tranh chấp trong XKLĐ.

Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan khác để xây dựng các chính sách mở rộng và củng cố thị trường lao động ngoài nước, quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XKLĐ. Chỉ đạo và ban hành các quy định cụ thể về xây dựng mới và củng cố các cơ sở đào tạo sẵn có phù hợp với Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2021 - 2030 đang được xây dựng để phục vụ Đại hội XIII của Đảng ta sắp tới, trong đó chú trọng huy động mọi nguồn lực để tăng cường năng lực đào tạo của toàn hệ thống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, xây dựng hệ thống đào tạo thực hành với nhiều cấp trình độ, trong đó ưu tiên đầu tư cho dạy nghề trình độ cao và XKLĐ.

Tiếp tục nhân rộng mô hình liên thông điển hình tại các địa phương để tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành LĐTBXH, Công an, Y tế, Ngân hàng và gia đình người lao động...trong việc giải quyết nhanh gọn các thủ tục cần thiết cho người lao động, thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng lao động, gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương và doanh nghiệp

Đẩy mạnh việc phân loại doanh nghiệp, kiểm tra năng lực tài chính, kinh doanh và trách nhiệm tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để đảm bảo chỉ có những doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính, hoạt động đúng pháp luật mới được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình để kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể và rõ ràng các hoạt động về: tuyển chọn, chi phí kinh doanh, quản lý, đào tạo, phí môi giới, các chế độ về lương, BHXH, điều kiện làm việc của lao động Việt Nam ở ngoài nước và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)