Mục tiêu xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam (Trang 85 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới

Trong những năm gần đây, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng, đạt mức trên 100.000 lao động/năm. Theo thống kê, gần 50% lao động xuất khẩu là lao động phổ thông, chưa có nghề hoặc trình độ tay nghề còn kém, số còn lại là lao động có tay nghề. Nhưng về thực chất, đây chỉ là những người lao động học qua các lớp sơ cấp, bổ túc tay nghề chứ không phải là lao động có tay nghề được đào tạo chuyên môn bài bản.

Cho đến cuối năm 2018 và nửa đầu năm 2019, mới chỉ có một số rất ít lao động trình độ cao đi xuất khẩu lao động theo loại hình y tá, điều dưỡng tại Nhật Bản, Đức, có mức thu nhập khá. Do đó, để nhân rộng hình thức này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng đề án đưa lao động có trình độ cao sang làm việc tại Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Slovakia, Cộng hòa Czech, Israel,...

Việc xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới góp phần nâng cao vị thế của người lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mới đây đã giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước và các đơn vị liên quan gấp rút xây dựng và triển khai Đề án

“Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Mục tiêu của Đề án là đưa hơn 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp có nhu cầu đi làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và một số quốc gia cần lao động kỹ thuật.

Đề án được chia làm hai giai đoạn, từ 2018 - 2020, dự kiến đưa 14.700 lao động đi Đức trong các ngành điều dưỡng, hộ lý, kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, vi n thông, công nghệ vật lý, sinh học. Đề án cũng dự kiến đưa 1.500 lao động là điều dưỡng viên chăm sóc người già, người bệnh; kỹ sư công nghệ thông tin và cơ khí sang Nhật Bản; đưa 1.800 lao động là kỹ sư các ngành cơ khí, hàn, đầu bếp, công nghệ thông tin, điện tử và 150 người nhóm nghề dịch vụ gồm đầu bếp, khách sạn nhà hàng sang Hàn Quốc.

Giai đoạn đầu tập trung xác định cụ thể ngành nghề thí điểm, nhu cầu của nước tiếp nhận với ngành đó. Trước mắt lấy 10 tỉnh làm điểm, thực hiện thống kê lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo ngành nghề, lĩnh vực đào tạo để hoạch định chính sách.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Đề án dự kiến tiếp tục đưa hơn 39.000 lao động đi làm việc tại 3 nước trên và mở rộng ngành nghề tiếp nhận lao động. Thị trường Nhật Bản bổ sung thêm ngành kỹ sư công nghệ thông tin, sinh học; thị trường Đức là nghề cơ khí chính xác như tiện phay, bào, hàn trình độ cao; thị trường Hàn Quốc thêm công nghệ thông tin, thuyền viên hàng hải. Ngoài ra, mở rộng thêm các thị trường như ASEAN, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ở các ngành dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phục vụ khách sạn - nhà hàng, cơ khí, xây dựng.

Mục tiêu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là nâng cao tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là lực lượng lao động quan trọng, sẽ có những đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sau khi hoàn thành công việc ở nước ngoài về.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)