Kinh nghiệm từ một số quốc gia ở khu vực châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam (Trang 46 - 49)

Gắn với tầm quan trọng của chất lượng lao động trên thị trường lao động quốc tế, luận văn này tổng hợp một số thông tin liên quan đến kinh nghiệm đào tạo nghề của một số nước; từ đó rút ra những vấn đề có thể tham khảo cho Việt Nam.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Philippines

Tại Philippines, XKLĐ được coi là một trong những giải pháp ưu tiên

hàng đầu để giải quyết tình trạng thất nghiệp, trong khi chờ đợi sự phát triển kinh tế sẽ tạo thêm việc làm mới trong nước. Bộ Lao động nước này đã đầu tư những chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho lao động đi làm việc ở nước ngoài; và thực tế cho thấy một lao động có nghề đạt được mức thu nhập gấp 2 đến 3 lần lao động phổ thông. Những năm gần đây, Philippines phát triển hoạt động XKLĐ với khá nhiều loại hình đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu từ phía nước tiếp nhận lao động như người giúp việc gia đình, công nhân, thợ thủ công, lao động quản lý, ca sĩ, y tá… NLĐ Philippines tham gia xuất khẩu thường có đặc điểm chung là họ giỏi tiếng Anh, chịu khó, tận tâm với công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật cao… vì vậy rất được các thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ưa chuộng.

Để đạt tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu lao động, Philippines đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng và ngoại ngữ cho người lao động trước khi lên đường. Những kỹ năng cơ bản liên quan đến công việc của NLĐ xuất khẩu sẽ được Philippines đào tạo trước khi họ xuất cảnh. Chẳng hạn như người lao động giúp việc gia đình sẽ được đào tạo kỹ năng sơ tán trong

trường hợp hỏa hoạn, sơ cứu ban đầu trong trường hợp có ai đó trong gia đình người chủ bị thương…

Công tác quản lý hoạt động XKLĐ ngày càng được chính phủ Philippines quan tâm và hoàn thiện. Một cơ chế quản lý thống nhất đã được triển khai ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài như: được tham gia hoạt động đào tạo nang cao tay nghề, rèn luyện kỹ năng trước khi xuất cảnh; các chế độ bảo hiểm, chế độ hưu trí; hỗ trợ vay vốn… Ngoài ra, các hoạt động gắn kết cũng được chính phủ Philippines đặc biệt quan tâm. Họ thành lập cộng đồng người xa quê hương, đầu tư xây dựng trường học, tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu di n… tại những vùng có đông người lao động Philippines sinh sống và làm việc.

Từ những kinh nghiệm ở Philippines cho thấy, ngoài một hệ thống quản lý XKLĐ hết sức thuận tiện nhưng cũng rất chặt chẽ, đảm bảo và nâng dần thu nhập tối thiểu hợp lý cho người đi XKLĐ cũng như chất lượng lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, còn có những lớp học về đất nước, con người, phong tục tập quán, pháp luật ở những nước mà NLĐ sẽ tới làm việc để tránh những xung đột lao động và văn hóa có thể xảy ra, đặc biệt tránh được những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước cũng như quan hệ ngoại giao. Đầu vào của lao động xuất khẩu của Philippines so với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác có thể không giỏi nhưng hơn hẳn về tính chuyên nghiệp.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Tại Malaysia, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài rất được quan tâm đến chất lượng, trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp. Đó là vấn đề uy tín lao động quốc gia cần được đảm bảo nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh của NLĐ Malaysia trên thị trường lao động ngoài nước. Chính phủ và các cơ quan chức năng của Malaysia thường xuyên có các hoạt động nhằm nắm bắt kịp thời, đầy đủ nhu cầu lao động trong nước và các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu lớn trên thế giới và trong khu vực, từ đó xây dựng chính sách, kế hoạch đào tạo NNL với quy mô, cơ cấu và trình độ phù hợp nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng lao động trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, các chính sách, chương trình hành động nhằm bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng được Malaysia quan tâm triển khai một cách đồng bộ nhằm tạo tâm lý, giúp NLĐ yên tâm làm việc ở nước ngoài giúp đảm bảo uy tín và thể diện quốc gia.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Tại Thái Lan, hình thức XKLĐ thông qua hợp tác với các tổ chức tư nhân đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hiện nay đang được tích cực triển khai. Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội phối hợp cùng các tổ chức tư nhân tiến hành nhiều biện pháp truyền thông, tiếp cận trực tiếp nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, quảng bá về NLĐ Thái Lan với các thị trường tiếp nhận lao động ngoài nước. Hoạt động đào tạo nghề, các kỹ năng, đạo đức, lối sống, pháp luật và phong tục tập quán văn hóa của quốc gia tiếp nhận lao động luôn được Thái Lan coi trọng. Người lao động phải trải qua đào tạo, hoàn thành bài kiểm tra đạt tiêu chuẩn đầu ra theo quy định mới được cấp chứng nhận đủ điều kiện xuất cảnh.

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, có tốc độ gia tăng dân số nhanh từ đó dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trong nước di n ra phổ biến trong những năm gần đây. Lực lượng lao động của Indonesia chủ yếu trong độ tuổi trẻ, có triển vọng tham gia thị trường lao động quốc tế. Nhằm

đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, giải quyết tình trạng thiếu việc làm trong nước, Indonesia thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm về đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu của một số nước, Việt Nam cần lựa chọn và kế thừa những biện pháp thích hợp với thực tế của mình nhằm nâng cao chất lượng của người lao động xuất khẩu với chi phí tối thiểu về thời gian và cơ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)