Đối với các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội ths tài chính ngân hàng (Trang 101 - 106)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.3. Một số kiến nghị

4.3.3. Đối với các tổ chức tín dụng

- Các ngân hàng thương mại cần xây dựng văn hoá quản trị lành mạnh để tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ tốt về quản trị rủi ro.

- Xây dựng bộ máy quản trị rủi ro theo chuẩn mực và khuyến nghị của Uỷ ban Basel;

- Ban hành các quy trình, thủ tục, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và thông lệ quốc tế. Xây dựng sổ tay quản trị rủi ro để áp dụng thống nhất trong ngân hàng.

- Áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động quản trị rủi ro.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và có đạo đức nghề nghiệp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng.

các tỷ lệ an toàn: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng đối với khách hàng; tỷ lệ về khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn mua cổ phần.

- Xây dựng quy trình kinh doanh đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro (như nguyên tắc phân tích chức năng, nguyên tắc bốn mắt, nguyên tắc tuân thủ hạn mức…), đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng thẩm quyền. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên hiểu rõ công việc của mình.

- Tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình hoạt động và hệ thống kiểm toán nội bộ, đảm bảo tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. Từng bước hướng các hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ định hướng theo rủi ro.

- Hoàn thiện nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin báo cáo, đảm bảo Ban điều hành nắm được mọi vấn đề liên quan tới hoạt động ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời. Ban điều hành phải có khả năng phản ứng kịp thời có hiệu quả khi có vấn đề nảy sinh. Cần triển khai các phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý khách hàng và thông tin thị trường trong từng ngân hàng thương mại.

- Thực hiện tốt quy định về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro cũng như các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tổ chức tín dụng cần có hệ thống nội bộ cho điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở thường xuyên giám sát tình hình hoạt động của khách hàng với các chỉ số cảnh báo sớm như các chỉ số phân tích tài chính và mọi thông tin liên quan đến khách hàng vay.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế nói chung, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng, các NHTM tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh về quy mô, phạm vi, mức độ phức tạp và đa dạng sản phẩm dịch vụ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Đồng thời, hoạt động của các NHTM tại Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Hoạt động thanh tra, giám sát tuân thủ ngày tỏ ra kém hiệu quả, đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng phải dựa trên cơ sở rủi ro (thanh tra trên cơ sở rủi ro). Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước – chi nhánh Hà Nô ̣i đối với các NHTM trên đi ̣a bàn hoạt động là rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Quán triệt mục đích nghiên cứu của đề tài và bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đã có một số những đóng góp nhỏ sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cảnh báo sớm tronghoạt động thanh tra giám sát ngân hàng hiện nay , trong đó: luận giải được vai trò của cảnh báo sớm trong công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các NHTM; trình bày khái quát các phương pháp thanh tra và nội dung cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ;

Hai là, phân tích thực trạng cảnh báo sớm tronghoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hà Nô ̣i đối với các NHTM trên đi ̣a bàn thông qua hai hoa ̣t đô ̣ng giám sát từ xa và thanh tra ta ̣i chỗ ngân hàng . Qua đó, đánh giá đươ ̣c những mă ̣t ưu , nhược điểm , nêu ra được những nguyên nhân , hạn chế cần khắc phu ̣ctrong cảnh báo sớm của hoạt động thanh tra ngân hàng;

Ba là, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, căn cứ những nguyên nhân của việc chưa thực hiện tốt nô ̣i dung cả nh báo sớm trong hoa ̣t đô ̣ng thanh tra, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra đối với các NHTM.

Nội dung trong luận văn có thể là một trong những cơ sở để ngân hàng Nhà nước nói chung và ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội nói riêng sử dụng làm tài

liệu tham khảo khi đưa ra những chính sách, quy trình thanh tra phù hợp với các yêu cầu mang tính chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thức sâu sắc rằng đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra giám sát ngân hàngvới nô ̣i dung tăng cường cảnh b áo sớm trong hoạt động này, trong đó có việc chuyển sang phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, là một quá trình khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian. Các giải pháp đưa ra còn cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện hơn; đồng thời cũng cần có sự nỗ lực và quyết tâm không chỉ của cán bộ thanh tra, ban lãnh đạo lãnh đạo Ngân hàng nhà nước nói chung và tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng , mà còn là sự quyết tâm và kiên định của Chính phủ trên con đường đổi mới chung của cả nền kinh tế.

Đây là một đề tài khó nhưng lại có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, học hỏi, tác giả mong muốn nhận được sự rộng lượng và tham gia đóng góp của các nhà quản lý, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barth (2011). Hệ thống cảnh báo sớm tình hình tài chính các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi tại Đài Loan. <http://www.vnba.org.vn/ content&view/h- thng-cnh-bao-sm-i-vi-cac-t-chc-tham-gia-bhtg-&catid=43:ao-to&Itemid=90>. [Ngày truy cập: 08 tháng 01 năm 2015].

2. Dopico (2013). Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng. <http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=122News=1355>. [Ngày truy cập: 08 tháng 01 năm 2015].

3. Lê Mạnh Dũng, 2013. Hoạt động thanh tra của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Minh Huệ, 2013. Đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

5. Hồ Thanh Sơn, 2012. Nghiên cứu vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

6. Hà Tâm (2013). Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về nợ xấu. <http://baodautu.vn/xay-dung-he-thong-canh-bao-som-ve-no-xau.html-4000.>. [Ngày truy cập: 08 tháng 01 năm 2015].

7. Lê Hà Thanh, 2013. Tăng cường công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Thương Mại, Hà Nội.

8. Dương Văn Thực (2012). Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. <http://www.sbv.gov.vn/portal/contentattachfile/1194366112?dID=500022&dDoc Name=CNTHWEBAP01162521893&Rendition=Duong%20van%20thuc.doc&file name=1093_Duong%20van%20thuc.doc. >. [Ngày truy cập: 08 tháng 01 năm 2015].

9. Nguyễn Ngọc Tuyền, 2013. Giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Hội thảo khoa học về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trang 35-40. Hà Nội tháng 8 năm 2013.

10. Phạm Đỗ Nhật Vinh (2013). Stress testing - kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng và một số gợi ý đối với Việt Nam. <http://www.sbv.gov.vn/portal/ 1194366112?dID=486943&dDocName=CNTHWEBAP01162508977&Rendition= nhat%20vinh.doc&filename=1114_nhat%20vinh.doc.>. [Ngày truy cập: 08 tháng 01 năm 2015].

Tài liệu lưu hành nội bộ

11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, 2013. Sổ tay thanh tra.

12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, 2014. Báo cáo giám sát, báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo tổng hợp.

13. Thanh tra Chính phủ, 2014. Tài liệu bồi dưỡng thanh tra viên. Website: 14. http://baodautu.vn/ 15. http:// business.gov.vn/ 16. http://div.gov.vn/ 17. http://kinhdoanh.vnexpress.net 18. http://sbv.com.vn 19. http://vnba.org.vn 20. http://worldbank.org

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội ths tài chính ngân hàng (Trang 101 - 106)