Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội ths tài chính ngân hàng (Trang 70)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

3.3.Đánh giá chung

3.3.1. Kết quả đạt được

Trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của các ngân hàng thương ma ̣i hiê ̣n nay , công tác thanh tra giám sát ngân hàng của ngân hàng Nhà nước nói chung và của bộ phận thanh tra giám sát tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà nội nói riêng là rất cần thiết, góp phần duy trì hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng phát triển an toàn , lành mạnh , tránh được nguy cơ xảy ra khủng hoảng . Nội dung cảnh báo sớm đối với hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ rất cần thiết

STT Tên chi nhánh Phân loại nợ Số tiền Số món 1 CN Tràng An 689,124 14 2 CN Láng Hạ 124,131 11 3 CN Tây Hồ 20,500 1 4 CN Cầu Giấy 311,711 9 5 CN Mỹ Đình 187,346 5 6 CN Hà Tây 197,039 45

nhằm ha ̣n chế những rủi ro có thể xảy ra , góp phần đảm bảo an toàn của NHTM và của toàn hệ thống ngân hàng.

- Nội dung cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra giám sát đã được triển khai tâ ̣p trung trên cả hai nô ̣i dung đó là giám sát từ xa và thanh tra ta ̣i chỗ , góp phần đưa ra những cảnh báo sớm cho từng ngân hàng và hê ̣ thống ngân hàng hiê ̣n nay. Vớ i mục đích theo dõi thường xuyên tình trạng của hệ thống NHTM , bô ̣ phâ ̣n giám sát từ xa đã thực hiện phân tích xu hướng của các NHTM qua các năm , so sánh theo các nhóm tương đương, từ đó có thể có những nhâ ̣n biết sớm về các r ủi ro và các vấn đề tài chính để có các phương hướng và biện pháp xử lý kịp thời . Hoạt đô ̣ng giám sát từ xa đã đóng góp mô ̣t phần không nhỏ trong viê ̣c củng cố chất lượng cho hoa ̣t đô ̣ng thanh tra ta ̣i chỗ . Từ kết quả củ a bô ̣ phâ ̣n giám sát từ xa , các kế hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất được xây dựng nhằm thẩm tra và kiểm chứng thực tế hoa ̣t đô ̣ng của từng ngân hàng cu ̣ thể , cũng như phát hiện những sai sót hay những nguy cơ tr ong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của các ngân hàng . Sự phối hợp hoạt động giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ từng bước đưa nội dung cảnh báo sớm phát huy được vai trò của mình trong hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam theo các nguyên tắc thanh tra giám sát của quốc tế theo Basel.

+ Nội dung cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát từ xa đã được điều chỉnh theo yêu cầu của sự phát triển của hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng và thông lê ̣ quốc tế . Trước kia, nội dung cảnh báo sớm chỉ của NHNN chỉ tâ ̣p trung đưa ra cảnh báo thông qua viê ̣c kiểm tra các NHTM trong viê ̣c thực hiê ̣n đúng các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về hoạt động ngân hàng như về mức vốn điều lệ , về dự trữ bắt buô ̣c , về đảm báo mức lãi suất theo giới ha ̣n quy đi ̣nh... Hiê ̣n nay, cùng với đà phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô , số lươ ̣ng và loa ̣i hình , hoạt động thanh tra giám sát của NHNN không chỉ dừng la ̣i ở tính tuân thủ của các ngân hàng , mà đã có sự đi ̣nh hướng phát triển rõ ràng là cần xây dựng hê ̣ thống giám sát ngân hàng mang tính cảnh báo rủi ro cho hoa ̣t đô ̣ng của từng ngân hàng cũng như của hê ̣ thống ngân hàng . Các nội dung cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát đã không chỉ tập trung vào yếu tố định lươ ̣ng mà đã được mở rô ̣ng cho các yếu tố đi ̣nh tính như theo dõi diễn biến cơ cấu nguồn vốn, tài sản, xem xét các mối quan hê ̣ giữa vốn và sử du ̣ng vốn , đảm bảo khả

năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng.

+ Nội dung cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại chỗ ngày càng được cải tiến và mở rộng, điều này được thể hiện ở việc trong các cuộc thanh tra tại chỗ theo phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, cán bộ ngân hàng ngoài việc đánh giá các nội dung thanh tra theo các quy định của pháp luật còn bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá về mặt định tính để xác định mức độ rủi ro đối với các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM trong một số nội dung thanh tra.

- Hoạt động thanh tra giám sát tại Chi nhánh nói chung và nội dung cảnh báo sớm trong quá trình thanh tra ngân hàng nói riêng thời gian qua đã góp phần giữ vững an toàn hệ thống, phục hồi và phát triển hoạt động của các NHTM. Thông qua việc phát hiện các sai phạm trong quá trình hoạt động của NHTM, chi nhánh đã có các cảnh báo, từ đó đưa ra các biện pháp xử phạt, chấn chỉnh đối với NHTM đảm bảo cho việc hoạt động của NHTM an toàn và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra đã bước đầu góp phần nâng cao chất lượngcông tác thanh tra về các nội dung nghiệp vụ của các NHTM, lập lại kỷ cương thị trường, các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng phản ánh đúng bản chất đồng thời giúp cho các chính sách điều chỉnh của NHNN phát huy tác dụng và đạt được mục tiêu đề ra như kiềm chế lạm phát; giảm dư nợ tín dụng cho vay các ngành phi sản xuất.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Các hạn chế

- Về cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát từ xa

+ Hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh trong thời gian qua vẫ n chưa đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u quả cao nhất cho viê ̣c cảnh báo sớm và hỗ trợ hữu hiê ̣u cho công tác thanh tra ta ̣i chỗ . Nô ̣i dung cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát chưa đánh giá chiến lươ ̣c quản tri ̣ rủi ro của các ngân hàng , các nội dung giám sát chưa được tổng hơ ̣p và đánh giá tổng thể đối với toàn hê ̣ thống ngân hàng .Cảnh báo rủi ro là hoạt động đòi hỏi NHNN chi nhánh Hà Nội đưa ra được danh sách và số lượng các NHTM thuộc quyền quản lý được cảnh báo là nằm ngoài xu hướng biến động chung của hệ thống hoặc có những biểu hiện bất thường cần được điều tra, xem xétvà làm rõ. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giám sát vẫn chỉ mang tính theo dõi,

giám sát một cách riêng lẻ đối với từng NHTM. Việc tổng hợp để thấy được các xu hướng chung của cả hệ thống ngân hàng trong từng lĩnh vực hoạt động ngân hàng vẫn còn là hạn chế của hoạt động giám sát. Chính vì vậy, việc đánh giá xu hướng chung và phát hiện ra các trường hợp nằm ngoài xu hướng trong hoạt động của hệ thống đang là những việc mà hoạt động giám sát của NHNN cần hoàn thiện.

+ Cán bộ quản lý, giám sát chủ yếu dựa vào khả năng tự phân tích, phán đoán, so sánh trên quá trình theo dõi dữ liệu trong một khoảng thời gian mới phát hiện được số liệu nào chưa chính xác và yêu cầu tổ chức tín dụng đó cung cấp lại. Việc kiểm tra xác minh lại số liệu rất khó khăn và tốn thời gian do mỗi một tổ chức tín dụng sử dụng một phần mềm kế toán khác nhau. Báo cáo của đơn vị chỉ làm và gửi vào cuối tháng nên số liệu chỉ là phản ánh hoạt động tăng giảm trong tháng, căn cứ vào số liệu này chỉ phân tích đánh giá được một số chỉ tiêu chủ yếu của đơn vị là pháp nhân hoàn chỉnh như ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính tại Hà Nội mà không thể đánh giá được một số hệ thống ngân hàng Thương mại quốc doanh cũng như chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở ngoài Hà Nội về hoạt động tổng thể do vậy việc cảnh báo rủi ro của thanh tra còn hạn chế.

+ Cán bộ làm công tác giám sát từ xa, quản lý, cấp phép ít có cơ hội đi thanh tra theo đoàn, trừ các trường hợp giám sát đặc biệt cần sự phối hợp của phòng thanh tra 1 và các phòng thanh tra khác, do vậy ít có kinh nghiệm cọ sát với hoạt động thực tế của đối tượng thanh tra. Điều này cũng ảnh hưởng tới kết quả đánh giá đối tượng thanh tra khi chỉ dựa trên các báo cáo do đối tượng cung cấp.

- Về cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại chỗ

+ Các Đoàn thanh tra chủ yếu chỉ có khả năng phát hiện các vi phạm pháp luật và tập trung xử lý các vi phạm phát hiện được, các rủi ro (biến cố) đã xảy ra trong thực tế như vi phạm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, tỷ lệ khả năng chi trả...), thất thoát tài sản... Thanh tra tại chỗ chủ yếu sử dụng, kiểm tra các thông tin về những rủi ro (biến cố) đã xảy; chưa đưa ra được rủi ro tổng thể của NHTM.

phương pháp tuân thủ, trong khi phương pháp thanh tra tuân thủ ngày càng tỏ ra kém hiệu quả so với yêu cầu thanh tra, giám sát an toàn hoạt động NHTM trong điều kiện các NHTM đang phát triển rất nhanh về quy mô, phạm vi, mức độ phức tạp và đa dạng của dịch vụ ngân hàng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, viễn thông tiên tiến, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương pháp thanh tra tuân thủ về cơ bản chưa có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu những rủi ro đó.

Thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa đồng bộ áp dụng các hướng dẫn trong sổ tay thanh tra, do đó quá trình thanh tra còn lúng túng, lãng phí thời gian và chất lượng thanh tra chưa cao.

+ Chưa đảm bảo phạm vi và chất lượng thanh tra tại mỗi NHTM là thống nhất và phù hợp với mức độ rủi ro của NHTM. Với cùng một nội dung, việc thanh tra, được tiến hành như nhau đối với các NHTM khác nhau, có quy mô, độ phức tạp, đa dạng của hoạt động và mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến các báo cáo cảnh báo sớm chưa hoàn thiện về nội dung.

+ Số lượng thanh tra viên của Chi nhánh còn thiếu , lực lượng thanh tra viên có đủ trình độ , năng lực làm trưởng đoàn thanh tra chưa nhiều ; khả năng cập n hâ ̣t và khai thác cơ sở dữ l iê ̣u, am hiểu nghiê ̣p vu ̣ mới đang được thực hiê ̣n ta ̣i các NHTM còn hạn chế . Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lươ ̣ng của cảnh báo sớm của các cuô ̣c thanh tra trong quá trình triển khai thanh tra diện rộng (trên nhiều lĩnh vực hoạt động và tại nhiều đơn vị trực thuộc của NHTM) như thanh tra toàn diê ̣n pháp nhân NHTM.

+ Còn có sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn an toàn hoạt động cua Việt N am so với tiêu chuẩn, thông lê ̣ quốc tế.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, mô hình tổ chức và chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng của chi nhánh còn bị phân tán, chưa cởi trói và tạo điều kiện cho thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro dẫn đến nội dung của các cảnh báo sớm còn hạn chế.

Thứ hai, phương pháp thanh tra hiện tại vẫn chủ yếu là phương pháp thanh tra tuân thủ. Trong khi, phương pháp này mới chỉ đánh giá về việc tuân thủ pháp luật, chưa đưa ra những nội dung cảnh báo nguy cơ rủi ro của NHTM để đưa ra

những kiến nghị và khuyến cáo.

Thứ ba, hiện tại chưa có khung pháp lý phù hợp để thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng của các cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra giám sát. Hê ̣ thống v ăn bản pháp luâ ̣t liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng thanh tra, giám sát ngân hàng chưa được đồng bộ và đầy đủ làm ảnh hưởng đến quả trình xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thanh tra.

Thứ tư, năng lực, trình độ của một bộ phận không nhỏ cán bộ thanh tra của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng mới và phương pháp thanh tra, giám sát theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế (thanh tra trên cơ sở rủi ro). Viê ̣c đào ta ̣o đô ̣i ng ũ cán bộ thanh tra tại Chi nhánh chưa được tiến hành đào tạo chuyên sâu về nhận biết , đánh giá rủi ro đối với những sản phẩm , dịch vụ ngân hàng hiện đại . Công tác đào ta ̣o , bồi dưỡng cán bô ̣ châ ̣m được đổi mới . Nô ̣i dung đ ào tạo , bồi dưỡng chưa chú tro ̣ng năng lực thực hành, kỹ năng tác nghiệp . Cơ chế quản lý, sử du ̣ng và chế đô ̣ chính sách đối với đô ̣i ngũ thanh tra viên còn có những bất hợp lý , chưa ta ̣o đô ̣ng lực khuyến khích các thanh tra viên đề cao trách nhiê ̣m , phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức , năng lực công tác.

Thứ năm, hạ tầng cơ sở hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả chưa được bảo đảm; Chưa theo ki ̣p với tốc đô ̣ phát triển công nghê ̣ thông tin, hệ thống công nghệ thông tin dù đã được nâng cấp cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc . Ngoài ra, khi thanh tra ta ̣i chỗ , cán bộ thanh tra chưa đươc tiếp câ ̣n truy câ ̣p vào hê ̣ thống ma ̣ng nô ̣i bô ̣ của đối tượng thanh tra nên khi thanh tra ta ̣i chỗ vẫn phải chấp nhâ ̣n theo số liê ̣u báo cáo của đơn vi ̣.

Thứ sáu, nguyên nhân từ phía NHTM: Năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt quản trị rủi ro của các NHTM nhìn chung còn hạn chế. Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro yêu cầu môi trường quản lý rủi ro và các kỹ năng, trình độ quản trị rủi ro của các NHTM đạt được ở mức nhất định. Các NHTM không tự giác đối với việc cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra của NHNN. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin và quản trị dữ liệu một cách hiệu quả trong nội bộ ngân hàng.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CẢNH BÁO SỚM TRONG HOA ̣T ĐỘNG THANH TRA TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

CHI NHÁNH HÀ NỘI

4.1. Định hƣớng hoạt động thanh tra ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Trước sự phát triển ma ̣nh mẽ của hê ̣ thống ngân hàng thương ma ̣i hiê ̣n nay và nhằm đáp ứng yêu cầu hô ̣i nhâ ̣p kinh tế thế giới , bảo đảm cho hệ thống ngân hàng Viê ̣t Nam hoa ̣t đô ̣ng mô ̣t cách an toàn , hiê ̣u quả, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, mô ̣t yêu cầu đă ̣t ra là phải tiếp tu ̣c đổi mới tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng thanh tra giám sát ngân hàng đến năm 2020. Tại Đề án “Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam định hướng đến năm 2020” định hướng phát triển hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:

- NHNN có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các NHTM và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống tài chính.

NHNN, các Bộ ngành chịu trách nhiệm thanh tra giám sát trên lĩnh vực tài chính phối hợp, trao đổi thông tin về hoa ̣t đô ̣ng thanh tra , giám sát trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước . NHNN chịu trách nhiê ̣m chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiê ̣n viê ̣c thanh tra , giám sát hợp nhất đối với các NHTM.

- Thườ ng xuyên theo dõi và có nh ững điều chỉnh kịp thời đối với Luật NHNN và Luâ ̣t các NHTM những nô ̣i dung liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng thanh tra giám sát đối với NHTM nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của NHNN Việt Nam .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội ths tài chính ngân hàng (Trang 70)