Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP tới thƣơng mại Việt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIỆM THU CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM (Trang 85 - 91)

CHƢƠNG 4 : CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CPTPP

4.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP tới thƣơng mại Việt

thƣơng mại Việt Nam - CPTPP

Theo lý thuyết tác động của thuế quan, thuế nhập khẩu có xu hướng làm tăng giá trên thị trường nội địa, giảm lượng hàng nhập khẩu của một quốc gia. Điều này cho thấy khi tăng giảm 1% thuế quan có thể kéo theo những sự thay đổi trong số thu thuế xuất nhập khẩu của một quốc gia. Nhưng mức độ thay đổi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chính sách quản lý của nhà nước về thuế xuất nhập khẩu (De Scitovszky, 1942)

Laffer (2004) đã nghiên cứu và đưa ra mô hình đường cong thể hiện mối quan hệ giữa thuế suất và tổng thu từ thuế, gọi là đường cong Laffer . Dựa trên đường cong lý thuyết, Laffer đã chứng minh được rằng tăng thuế ở Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới năng suất xã hội, tức là ở một mức thuế suất hợp lý, tổng thu từ thuế sẽ là tối đa. Khi thuế suất thay đổi ảnh hưởng tới nguồn thu thuế là do sẽ làm thay đổi lượng hàng xuất nhập khẩu của một quốc gia.

Uysal và Mohamoud (2018) đã nghiên cứu về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu của bảy quốc gia Đông Phi bao gồm: Ethiopia, Madagascar, Kenya, Sudan, Mozambique, Tanzania và Zambia. Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua phần mềm Stata 12, với số liệu thứ cấp từ 1990 đến 2015 để ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lực lượng lao động có mối quan hệ tích cực, giải thích đến 26% khối lượng xuất khẩu của các nước. Lạm phát có tương quan tỉ lệ nghịch, tăng lạm phát dẫn đến giảm hiệu suất xuất khẩu. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực, giải thích đến 29% khối lượng xuất khẩu. Trong khi đó, GDP là biến số duy nhất không ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của các nước Đông Phi. Cuối cùng, tác động tích cực của tỷ giá hối đoái đối với xuất khẩu được nhìn thấy là khoảng 14%.

Urata & Okabe (2010) đã nghiên cứu tác động của một loạt các quốc gia trên thế giới bằng cách sử dụng mô hình trọng lực. Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu này là GDP, GDP bình quân đầu người, khoảng cách và ngôn ngữ.

Yang và Zarzoso (2014) đã đưa ra mô hình trọng lực vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia đang tham gia vào các hiệp định

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

81

thương mại tự do trong giai đoạn 1995 – 2010. Tác giả sử dụng các biến như GDP, dân số, đường biên giới chung, ngôn ngữ và hiệp định thương mại tự do ACFTA để đánh giá tác động của việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia.

Thái (2006), nghiên cứu các yếu tố tác động tới thương mại Việt Nam – EU. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1993 – 2004 và dùng phương pháp REM đã xác định được các yếu tố tác động cùng chiều với thương mại Việt Nam – EU bao gồm: GDP và dân số của nước xuất khẩu, GDP và dân số của nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, có một yếu tố tác động ngược chiều là tỷ giá hối đoái.

Nguyễn (2010) sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến thu nhập, tỷ giá hối đoái và ASEAN có ảnh hưởng tích cực. Ngược lại biến khoảng cách lại có ý nghĩa tiêu cực.

Tu & Giang (2018) nghiên cứu các yếu tố tác động tới xuất khẩu của Việt Nam. Bài viết sử dụng dữ liệu bảng hỗn hợp của 70 đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2013 và phương pháp ước lượng Hausman – Taylor. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, dân số của quốc gia nhập khẩu và độ mở thương mại của quốc gia nhập khẩu là các yếu tố tác động cùng chiều với xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, chi phí xuất khẩu có tác động ngược chiều.

Qua lược khảo các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, tác giả có một số nhận định sau: Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực; Vẫn chưa có nghiên cứu nào ước lượng được sự thay đổi trong thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP khi có sự điều chỉnh về thuế quan. Do vậy, tác giả đề xuất nghiên cứu về thương mại của Việt Nam – CPTPP với nhân tố cốt lõi là thuế quan và một số nhân tố khác như sau:

(1) Nhân tố về quy mô kinh tế hay quy mô thị trường. Theo lý thuyết kinh tế, nền kinh tế có quy mô càng lớn hay mức thu nhập càng lớn thì lưu lượng thương mại càng cao. Vì vậy, quy mô kinh tế của Việt Nam và các nước CPTPP được kỳ vọng có tác động đến thương mại của Việt Nam với các quốc gia này.

(2) Quy mô dân số (POP) là yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực sản xuất của một quốc gia. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản xuất của

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

82

một quốc gia trên các góc độ khác nhau, cụ thể là: trên góc độ nguồn lao động, quy mô nguồn lao động sẽ tăng khi dân số tăng từ đó góp phần tăng khả năng sản xuất dẫn tới tăng lượng hàng xuất khẩu; Tương tự, dân số của các nước đối tác gia tăng thì lượng tiêu thụ sản phẩm cũng gia tăng dẫn đến lượng nhập khẩu hàng hóa gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, khi dân số gia tăng cũng gia tăng khả năng sản xuất hàng hóa trong nước, điều này ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, trên phương diện lý thuyết, dân số nước xuất khẩu và các nước đối tác có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với khối lượng thương mại của một quốc gia với các nước đối tác đó.

(3) Tỷ giá hối đoái thực Real Effective Exchange Rate - REER: tỷ giá hối đoái thực giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền quốc gia nhập khẩu được tính thông qua tỷ giá hối đoái danh nghĩa và chỉ số giá tiêu dùng. Trong đó, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được tính gián tiếp bằng cách lấy tỷ lệ VND/1USD chia cho X/1USD, trong đó X là đơn vị tiền tệ của quốc gia X, vì vậy tỷ giá hối đoái thực được thể hiện như sau:

TGHĐ thực giữa VNĐ và đồng tiền nước đối tác = TGHĐ danh nghĩa x

Theo lý thuyết, khi tỷ giá hối đoái thực giảm xuống tức giá trị đồng nội tệ tăng so với đồng ngoại tệ làm cho xuất khẩu trong nước giảm, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài tăng và ngược lại.

(4) Nhân tố độ mở nền kinh tế Việt Nam và nước đối tác. Kể từ khi Adam Smith và David Ricardo công bố các kết quả trong công trình nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế đã thừa nhận vai trò tích cực của độ mở thương mại quốc tế đối với kim nghạch xuất nhập khẩu. Độ mở thương mại càng cao thì nhu cầu thương mại quốc tế càng lớn.

(5) Chỉ số kết nối vận chuyển (The Liner Shipping Connectivity Index - LSCI) thể hiện mức độ hội nhập của một quốc gia vào mạng lưới vận tải đường biển toàn cầu. Khả năng tiếp cận thị trường thế giới của một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khả năng kết nối vận tải của họ, đặc biệt là đối với các dịch vụ vận chuyển thường xuyên để xuất nhập khẩu hàng hóa sản xuất. Mức độ kết nối vận chuyển với thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn tới chi phí vận chuyển trong xuất nhập khẩu. Do vậy, chỉ số LSCI Việt Nam và các quốc gia trong CPTPP kỳ vọng sẽ tác động tích cực tời thương mại của Việt Nam – CPTPP.

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam 83 GDP CPTPP LSCI GDP Xuất nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái Thuế quan

Dân số

Dân số

OPEN

Việt Nam OPEN

Đề xuất mô hình và phương pháp nghiên cứu

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng mại giữa Việt Nam – CPTPP đƣợc đề xuất nhƣ sau:

lnTradet = β0 + β1TRFcptpp + β2 lnGDPcptpp + β3 lnPOPcptpp + β4 lnOPENcptpp+ β5lnLSCIcptpp+ β6TRFvn + β7 lnGDPvn + β8 lnPOPvn + β9 lnOPENvn+ β10lnLSCIvn + ε

Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc CPTPP đƣợc đề xuất nhƣ sau:

lnEXPt = β0 + β1TRFcptpp + β2 lnGDPcptpp + β3 lnPOPcptpp + β4 lnOPENcptpp+ β5lnLSCIcptpp + β6 lnGDPvn + β7 lnPOPvn + β8 lnOPENvn+ β9lnLSCIvn + ε

Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nƣớc CPTPP đƣợc đề xuất nhƣ sau:

lnIMPt = β0 + β1 lnGDPcptpp + β2 lnPOPcptpp + β3 lnOPENcptpp+ β4lnLSCIcptpp+ β5TRFvn + β6 lnGDPvn + β7 lnPOPvn + β8 lnOPENvn+ β9lnLSCIvn + ε

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

84

Bảng 4.1. Mô tả các biến, dấu kỳ vọng và nguồn dữ liệu

Biến Diễn giải và đơn vị tính Dấu mong đợi Nguồn dữ liệu lnTradet

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - CPTPP vào năm t (lấy giá trị logarit)

/

Uncomtrade

lnEXPt

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP năm t (lấy giá trị logarit)

/

Uncomtrade

lnIMPt

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP năm t (lấy giá trị logarit)

/

Uncomtrade

TRF

Thuế quan trung bình có tính tới trọng số của các nước CPTPP và Việt Nam năm t (%)

-

Ngân hàng thế giới

lnGDP

Thu nhập bình quân đầu người của các nước CPTPP và Việt Nam năm t (lấy giá trị logarit)

+

Ngân hàng thế giới

lnPOP

Dân số các nước CPTPP và Việt Nam năm t (lấy giá trị logarit)

+

Ngân hàng thế giới

lnOPEN

Độ mở thương mại của các nước CPTPP và Việt Nam năm t (lấy giá trị logarit)

+

Ngân hàng thế giới

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

85

nước CPTPP và Việt Nam năm t (lấy giá trị logarit)

giới

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Dữ liệu bảng là dữ liệu có quy mô về thời gian và không gian. Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ dữ liệu chuỗi thời gian, thuận lợi trong phân tích sự biến động của đối tượng nghiên cứu theo thời gian. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để lượng hóa mức độ tác động của các tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại Việt Nam trong CPTPP thông qua mô hình: hồi quy thuần túy (Pool OLS), hiệu ứng cố định (FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và các kiểm nghiệm sự phù hợp của mô hình, kiểm định Hausman cùng với kiểm định các khuyết tật trong mô hình. Mô hình hồi quy thuần túy là mô hình hồi quy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOL OLS). Trong mô hình, các hệ số đều không thay đổi theo thời gian và không gian, không xét đến sự tồn tại của những hiệu ứng đặc thù theo không gian và thời gian của chuỗi dữ liệu. Do đó, ước lượng này thường cho kết quả sai lệch và kém hiệu quả. Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) khắc phục được nhược điểm của POOL OLS, cho phép sự kết hợp khác nhau cảu tất cả các quan sát chéo được thể hiện ở hệ số chặn. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình là sẽ loại các biến không thay đổi theo thời gian ra khỏi phương trình. Tương tự mô hình FEM, REM có thể xác định được các hệ số chặn khác nhau của từng đơn vị chéo, tác động chung của các biến giải thích. Tuy nhiên, khác với FEM, trong REM các hệ số chặn của từng đơn vị chéo được phát sinh từ một hệ số chung không đổi theo đối tượng và thời gian và một biến ngẫu nhiên. Như vậy, FEM cho rằng các đối tượng và hệ số chặn cố định, trong khi REM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở sai số. Vậy khi nào sử dụng FEM? Khi nào sử dụng REM? Kiểm định Hausman được sử dụng khi phải lựa chọn giữa 2 mô hình FEM, REM.

Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A. Hausman. Thuật toán này sử dụng để so sánh hai phương pháp ước lượng FEM và REM. Hay nói cách khác để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không.

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

86

Giả thiết:

Ho: εi và biến độc lập không tương quan H1: εi và biến độc lập có tương quan

Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, khi đóm εi và biến độc lập tương quan với nhauà ta sử dụng mô hình tác động cố định. Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.

Sau đó, nghiên cứu sẽ áp phép kiểm định F để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Ngoài ra, để tìm khắc phục các khuyết tật của mô hình, trong nghiên cứu này tác giả cũng áp dụng kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroskedasticity), kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity), kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi. Nếu xảy ra phương sai sai số thay đổi, dùng mô hình sai số chuẩn mạnh – Robust Standard Errors để khắc phục. Nếu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình được khắc phụ bằng cách bổ sung hoặc loại bỏ bớt biến hoặc lấy sai phân bậc 1.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIỆM THU CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)