CHƢƠNG 5 : GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM CPTPP
5.3. Giải pháp chung
Kết quả nghiên cứu định lượng trong bài cho thấy nhân tố thuế quan và độ mở thương mại có tác động tích cực vào hoạt động thương mại, xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước CPTPP. Do vậy, Việt Nam cần chủ động tận dụng lợi thế từ những cam kết cắt giảm thuế quan trong CPTPP để đẩy mạnh thương mại của Việt Nam với các quốc gia trong khối này.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi xuất khẩu (XK) hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Theo kết quả nghiên cứu, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi để XK từ CPTPP trên thực tế còn rất thấp. Ví dụ, trong năm 2020 hàng xuất theo mẫu CPTPP chỉ đạt 190 triệu USD trong tổng số 16.400 triệu USD hàng hóa XK, tương ứng với việc chỉ tận dụng được 1,17%. Hầu hết các ngành đều không tận dụng được lợi ích từ CPTPP. Ngành tận dụng được nhiều nhất là giày dép cũng chỉ trên dưới 10%, còn lại các ngành thuỷ sản, hạt điều, hồ tiêu, may mặc… chỉ tận dụng được 3 – 4%.
Cản trở lớn nhất được các DN đưa ra là hầu hết các doanh nghiệp thiếu thông tin về cam kết và cách thức thực hiện; Doanh nghiệp gặp bất cập trong tổ chức thực thi của cơ quan nhà nước; tiếp theo là những vấn đề về năng lực cạnh tranh thấp hay quy tắc xuất xứ quá khó… Mặt khác, thời gian đầu khi CPTPP có hiệu lực, rất nhiều thông tin được đưa ra, các hội thảo cũng được tổ chức nhiều nhưng đến nay lại không có. Vì vậy, cần đổi mới và tăng cường trước hết việc tuyên truyền về Hiệp định. Với các cơ quan nhà nước, sự chủ động cũng chưa cao, các kế hoạch hành động của các bộ, ngành địa phương đều chậm nửa năm so với yêu cầu. Các đầu mối thông tin, phổ biến tuyên truyền về CPTPP cho cán bộ nhà nước, DN cũng chậm. Hành trình cải thiện năng lực
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
118
cạnh tranh của DN còn nhiều chông gai do chính sách thuế, thủ tục hải quan còn nhiều bất cập.
Để tận dụng được các lợi ích và khắc phục những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số giải pháp. Trước hết cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát đối với hiệp định, không chỉ tìm hiểu thông tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.
Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cungBên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế và khu vực đang chuyển biến nhanh, phức tạp và rất khó lường, tạo nhiều thách thức đối với môi trường chiến lược của đất nước, tác động trực tiếp tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới đang hồi phục và bước vào chu kỳ phát triển mới. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 đạt 3,6% và có thể tiếp tục tăng trong năm 2018; thương mại toàn cầu tăng 4,6%, cao nhất từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, các rủi ro tài chính, chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, khu vực tác động không thuận đến đà phát triển của kinh tế thế giới và Việt Nam. Sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là các nước lớn, việc xem xét lại vai trò của các cơ chế đa phương đang tác động khó dự đoán đối với nền kinh tế nước ta. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Đây vừa là cơ hội để
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
119
Việt Nam bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển vừa là thách thức và nếu không bắt kịp thì nguy cơ tụt hậu là hiện hữu.
Bối cảnh tình hình quốc tế đặt ra yêu cầu phải tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, để hội nhập quốc tế đóng góp thiết thực, hiệu quả thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển đất nước bền vững và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Về phương hướng chung, cần tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập. ứng khu vực và toàn cầu.
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
120
KẾT LUẬN
Đối với Việt Nam, vì nhiều lý do, đẩy mạnh thương mại quốc tế, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu đang được đặt ra hết sức cấp bách cả về số lượng và chất lượng công việc, nhưng việc triển khai thực hiện trong thời gian qua đạt kết quả còn chưa được như kỳ vọng. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP tới hoạt động thƣơng mại hàng hóa tại Việt Nam”, mong muốn góp phần hoàn thiện lý thuyết cũng như đánh giá thực tiễn về tác động của thực thi Hiệp định CPTPP tới hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam. Đề tài đã thực hiện các câu hỏi nghiên cứu về tác động của thực thi Hiệp định trị giá WTO đến nguồn thu hải quan tại Việt Nam trên cơ sở phương pháp chỉ số thương mại và mô hình trọng lực.
Đề tài đã cho thấy thực thi Hiệp định CPTPP là yêu cấu tất yếu cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thực thi Hiệp định CPTPP đã ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động thương mại hàng hóa nói chung và một số ngành hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thủy hải sản và rau củ quả. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các quy tắc trong Hiệp định này vào đầy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng còn khá nhiều hạn chế.
Đề tài cũng đã tổng hợp các lý thuyết kinh tế cũng như các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thực thi Hiệp định CPTPP đến thương mại hàng hóa một quốc gia. Từ đó, xây dựng mô hình định lượng những tác động của thực thi Hiệp định CPTPP đối với thương mại hàng hóa tại Việt Nam bằng phương pháp chỉ số thương mại và mô hình trọng lực với bộ dữ liệu bảng theo thời gian từ 2001 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực thi Hiệp định CPTPP có tác động tích cực tới cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Xét một cách tổng thể, đề tài đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tuy nhiên đề tài vẫn còn hạn chế là các giải pháp chưa được dựa trên những khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong ngành hải quan, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý liên quan nên có thể những giải pháp đưa ra chưa được toàn diện và sâu sắc. Vì vậy, tác giả cũng mong muốn sẽ có những nghiên cứu khác hoàn thiện được hạn chế này của đề tài hay tiếp tục cập nhật cũng như khám phá các yếu tố mới về mối quan hệ giữa thực thi Hiệp định CPTPP và thương mại hàng hóa từ lý thuyết đến thực nghiệm trong thời gian tới, làm gia tăng hàm lượng khoa học về vấn đề này.
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Amjadi, A., Schuler, P., Kuwahara, H., & Quadros, S. (2011). WITS: user’s manual. UNCTAD, UNSD, WTO, WB, Washington.
Armstrong, S. P. (2011). Australia and the Future of the Trans-Pacific Partnership Agreement. Trade Working Papers 23135, East Asian Bureau of Economic Research. http://www.eaber.org/node/23135
Baker, P., Vanzetti, D., & Pham, L. H. (2014). Sustainable impact assessment: EU- Vietnam FTA. Hanoi: MUTRAP IV.
Balassa, B. (1961). Patterns of industrial growth: comment. The American Economic Review, 51(3), 394-397.
Balassa, B. (1965). Trade liberalisation and “revealed” comparative advantage 1. The manchester school, 33(2), 99-123.
Benedikter, R., & Karolewski, I. P. (2017). The European Union at 60: Why There Is Hope. Challenge, 60(4), 375-385.
Bhagwati, J. (1993). The case for free trade. Scientific American, 269(5), 42-49.
Bình, G. T. Đ. Đ., & Lạng, P. T. N. T. (2012). Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Giáo trình Kinh tế quốc tế.
Phúc, B. T. K. (2017). Legal solutions to enforce Vietnam's commitments to trade in goods when joining the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP). Doctoral dissertation, Tra Vinh University.
Capling, A., & Ravenhill, J. (2011). Multilateralising regionalism: what role for the Trans-Pacific Partnership Agreement?. The Pacific Review, 24(5), 553-575. Cassing, J., Trewin, R., Vanzetti, D., Truong, D. T., Nguyen, A. D., Le, Q. L., & Le,
T. D. (2010). Impact assessment of free trade agreement on Vietnam’s economy. Hanoi, Vietnam: MUTRAP.
Châu, H. V. (2015). Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), 77(Số 77), 1-21.
Ciuriak, D., Xiao, J., & Dadkhah, A. (2017). Quantifying the comprehensive and progressive agreement for trans-pacific partnership. East Asian Economic Review, 21(4), 343-384.
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
123
Cooper, W. H., & Manyin, M. E. (2013). Japan Joins the Trans-Pacific Partnership: What Are the Implications.
De Scitovszky, T. (1942). A Reconsideration of the Theory of Tariffs. The Review of Economic Studies, 9(2), 89 –110.
Dung, T. V. (2016). Assess the impact of the TPP on the food production and processing industry in Vietnam.
Finger, J. M., & Kreinin, M. E. (1979). A Measure ofExport Similarity'and Its Possible Uses. The Economic Journal, 89(356), 905-912.
Friel, S., Ponnamperuma, S., Schram, A., Gleeson, D., Kay, A., Thow, A. M., & Labonte, R. (2016). Shaping the discourse: What has the food industry been lobbying for in the Trans Pacific Partnership trade agreement and what are the implications for dietary health?. Critical Public Health, 26(5), 518-529.
Hoàng, N.T. (2015). Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của thành phố Hồ Chí Minh. Sở Khoa học Công nghệ TPHCM.
Hoi, H. V. (2015). Participation in TPP - Opportunities and challenges for Vietnam's rice exports. VNU Journal of Science: Economics and Business, 31(1).
Hoi, H. V. (2014). Study and compare the effects of joining the ASEAN economic community (AEC) and the agreement of the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP) on Vietnam's international trade. Journal of Economic Research, 12(2014).
Hùng, D. N. (2015). Ảnh hưởng của TPP đến kinh tế Việt nam. Hội thảo về đánh giá tác động của Hiệp định TPP. Trường ĐH Kinh tế - Luật phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố tổ chức tại TPHCM, Việt Nam.
Kehoe, P. J., & Kehoe, T. J. (1994). A primer on static applied general equilibrium models. Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review, 18(1), 2-16. Kelsey, J., & Kilic, B. (2014). Briefing on US TISA Proposal on E-Commerce,
Technology Transfer, Cross-Border Data Flows and Net Neutrality. Public Services International.
Karingi, S., Lang, R., Oulmane, N., Perez, R., Jallab, M. S., & Hammouda, H. B. (2005). Economic and welfare impacts of the EU-Africa Economic Partnership Agreements.
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
124
Khan, M. A., Zada, N., & Mukhopadhyay, K. (2018). Economic implications of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) on Pakistan: a CGE approach. Journal of Economic Structures, 7(1), 1-20.
Krueger, A. O. (1997). Trade policy and economic development: how we learn (No. w5896). National Bureau of Economic Research.
Krueger, A. O. (1999). Are preferential trading arrangements trade-liberalizing or protectionist?. Journal of Economic Perspectives, 13(4), 105-124.
Laffer, A. B. (2004). The Laffer curve: Past, present, and future. Backgrounder, 1765, 1–16.
Lakatos, C., Maliszewska, M., Ohnsorge, F., Petri, P., & Plummer, M. (2016). Potential macroeconomic implications of the Trans-Pacific Partnership. World Bank Global Economic Prospects.
Hiệp, L. H. (2015). The TPP's Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment. Institute of Southeast Asian Studies.
Lu, S. (2018). Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA on Vietnam's Apparel Exports: Are We Over-optimistic about Vietnam's Export Potential? In; International Textile and Apparel Association Annual Conference Proceedings (Vol. 75, No. 1). Iowa State University Digital Press.
Maliszewska, M., Olekseyuk, Z., & Osorio-Rodarte, I. (2018). Economic and distributional impacts of comprehensive and progressive agreement for trans- pacific partnership: the case of Vietnam (No. 124022, pp. 1-92). The World Bank.
Mikic, M. (2005). Commonly used trade indicators: a note. In ARTNeT Capacity Building Workshop on Trade Research, UNESCAP (pp. 1-22).
Nam, B. T. (2014). Những tác động của Hiệp định thương mại tự do. Tạp chí Lý luận chính trị, số 9, 2014.
Nhớ, P. V., & Hương, V. T. (2014). Analyzing the Determinants of Service Trade Flows between Vietnam and the European Union: A Gravity Model Approach. VNU Journal of Science: Economics and Business, 30(5E).
Ngan, N. T. K. (2014). Factors affecting trade flows of Vietnam and the countries participating in the TPP agreement negotiation.
Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam
125
Nguyen, B. X. (2010). The determinants of Vietnamese export flows: Static and dynamic panel gravity approaches. International Journal of Economics and Finance, 2(4), 122–129.
Oanh, N. T. (2019). Participating CPTPP: Opportunities and Challenges for Vietnam’s Exports of Goods. VNU Journal of Science: Economics and Business, 35(1), https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4209.
Petri, P. A., & Plummer, M. G. (2016). The economic effects of the Trans-Pacific Partnership: New estimates. Peterson Institute for International Economics Working Paper, (16-2).
Philip, M. J., Laurenza, E., Pasini, F. L., Dinh, V. A., Nguyen, H. S., Pham, A. T., & Minh, N. L. (2011). The free trade agreement between Vietnam and the European Union: quantitative and qualitative impact analysis. Hanoi: MUTRAP III.
Phuong, B. T. H. (2016). Compare partner countries' markets in TPP and RCEP - Export opportunities for Vietnam. Journal of International Economics and Management, 88(88).
Plummer, M. G., Cheong, D., & Hamanaka, S. (2011). Methodology for impact assessment of free trade agreements. Asian Development Bank.
Quỳ, L. X. (2014) Việt Nam và Hiệp định xuyên Thái Bình Dương. Tạp chí Phát triển và Hội nhập. 24 (14), 32 -34
Thai, T. D. (2006). A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries. Department of Economics and Society, Dalarna University, Sweden.
Thành, N. Đ. và Hằng, N. T. T (2015). Tác động của TPP và AEC lền nền kinh tế Việt