CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
2.1.7. Các phƣơng pháp đánh giá tác động của FTA
Để đánh giá tác động của một FTA, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
2.1.7.1. Phương pháp chỉ số thương mại
Các điều kiện thuận lợi ít nhiều đối với một FTA thành công có thể được đánh giá bằng một số chỉ số gộp về luồng thương mại. Các chỉ số này cũng được phân tích trong nghiên cứu của Amjadi, Schuler, Kuwaharavà Quadros (2011) bao gồm hệ số lợi thế so sánh (RCA), chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES), chỉ số tương đồng xuất khẩu (SM), và chỉ số bổ sung thương mại (TC)…
2.1.7.2. Mô hình cân bằng từng phần - SMART
Mô hình SMART là một công cụ để đo lường tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế và tác động đến phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi. Phương pháp này phù hợp để phân tích FTA bởi vì phương pháp này tính đến thương mại song phương và thuế quan. Sự thay đổi trong thương mại song phương đơn thuần là:
mij = n(tij + pij)
Trong đó: m, t và p là thay đổi phần trăm và n là độ co giãn của cầu nhập khẩu ở nước nhập khẩu. Chỉ số này để xác định tạo lập thương mại.
Trong trường hợp thuế quan song phương thay đổi, độ co giãn phản ánh sự thay thế của một nguồn cung cho một nguồn cung khác. Độ co giãn thay thế có thể được thể hiện bằng sự thay đổi phần trăm trong tỷ trọng nhập khẩu từ 2 nguồn khác nhau do 1% thay đổi của giá tương đối của cùng sản phẩm từ 2 nguồn.
Mô hình SMART đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định 2 độ co giãn cầu và cả độ co giãn của cung. Cùng với thương mại song phương, số liệu thuế quan và giá trị của 3 độ co dãn, rất dễ thực hiện một số thử nghiệm thay đổi so với thực tế nhằm đánh giá tác động của FTA đối với luồng thương mại.
Mô phỏng này phù hợp với việc dỡ bỏ một dòng thuế hoặc nhiều dòng thuế trong các thị trường không có quan hệ với nhau. Kết quả của mô hình cân bằng từng phần có thể tin cậy được do giả định rằng hiệu ứng lan tỏa và các tác động qua lại của thị trường là tối thiểu.
26
Mô hình cân bằng tổng thể được tính toán bằng hệ các phương trình nhiều ẩn được giải đồng thời thông qua ma trận đầu vào và đầu ra của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia với tất cả các nước theo luồng thương mại.
Mô hình này đã được nhiều tác giả dùng để đánh giá các tiềm năng hay tác động ngoại biên của các hiệp định FTA trong hiện tại và dự báo cho tương lai thông qua các kịch bản. Ưu điểm của mô hình này là xem xét mối tương tác qua lại phức tạp giữa các yếu tố của nền kinh tế và giữa các nền kinh tế trên thế giới, và các luồng vốn FDI cũng như vấn đề việc làm của lao động phổ thông.
Tuy nhiên, kết quả đạt được theo mô hình này thường thấp hơn kết quả của mô hình trọng lực do không phải ngành nào cũng sẽ được mở rộng ngay lập tức khi một hiệp định được ký kết. Nếu một ngành được mở rộng bằng những cơ hội xuất khẩu thì cũng đòi hỏi các nguồn lực phải chuyển từ các ngành khác sang để đáp ứng, kết quả làm giảm sản lượng của ngành đó. Hay vấn đề về đất đai, vốn và lao động luôn hạn chế, do đó tăng việc sử dụng nguồn lực trong ngành này sẽ dẫn đến sử dụng giảm đi ở ngành khác. Vì vậy, mô hình cân bằng tổng thể chỉ phù hợp cho việc đánh giá tác động lên toàn bộ nền kinh tế, trong khi phân tích theo từng ngành hàng nhỏ sẽ không thể phản ánh được điều này.
Ngoài ra, mô hình cân bằng tổng thể còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: - Giả định không phản ánh đầy đủ và đúng tính chất của nền kinh tế, ví dụ như trong mô hình yêu cầu giả định tỷ giá xuất nhập khẩu là cố định và đặt giả thuyết rằng có sự thay đổi trong hành vi sản xuất và tiêu dùng khi có thay đổi về thuế (Baker, Vanzetti và Pham, 2014).
- Sử dụng các tham số được lựa chọn chứ không ước lượng trong mô hình, dẫn đến đặc tính thống kê của kết quả không rõ ràng.
- Đòi hỏi số liệu cho ma trận đầu ra - đầu vào và kỹ thuật tính toán đòi hỏi rất phức tạp.
- Kết quả của việc cải thiện thể chế và hệ thống pháp luật không được đưa vào mô hình và không xem xét mối quan hệ với các FTA khác đang được đàm phán.
2.1.7.4. Mô hình phân tích ngành
Mô hình phân tích ngành thường được sử dụng trong các nghiên cứu vi mô đo lường các tác động của các FTA trong một thị trường. Tuy nhiên, mô hình này lại xem xét theo từng bộ phận trong thị trường riêng lẻ chứ không kết nối với các thị trường
27
khác. Mô hình phân tích ngành tính toán các chỉ số khái quát về tiềm năng, tổng thu thuế và cân bằng từng phần theo mô hình SMART.
Do đó, mô hình đòi hỏi nhiều số liệu rất chi tiết và để tính toán được các chỉ số, mô hình phải đặt ra nhiều giả định trong mỗi hệ số đưa vào làm cho kết quả của mô hình không phản ánh đúng thực tế. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình SMART cũng giả định rằng thay đổi giá không ảnh hưởng đến thu nhập. Điều này trái với lý thuyết trong nền kinh tế vì giá sản phẩm tăng dẫn đến thu nhập cũng cao hơn, sức mua nhiều hơn và nhờ vậy làm tăng nhu cầu (Baker, Vanzettivà Pham, 2014).
Mô hình phân tích ngành nên được thực hiện như là phần bổ sung sau khi thực hiện phân tích tổng thể và dùng để kiểm tra mức độ chính xác của mô hình cân bằng tổng thể, chứ bản thân nó không phải là phân tích định lượng.
2.1.7.5. Mô hình lực hấp dẫn
Mô hình lực hấp dẫn sử dụng số liệu quá khứ để đánh giá tác động của các FTA đã được thực thi với cách tiếp cận thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại, gồm cả việc thực thi các FTA.
Mô hình này dựa vào giả định theo định luật hấp dẫn của Newton, cụ thể độ lớn thương mại giữa hai nước sẽ có mối quan hệ thuận chiều so với quy mô và nghịch chiều với khoảng cách giữa 2 quốc gia theo phương trình chuẩn:
Xij= G(Mi*Mj/Dij) Trong đó:
+ Xij: giá trị thương mại giữa nước i và j;
+ M: biến đo lường khối lượng (kích cỡ) của quốc gia ( thường là giá trị GDP và dân số);
+ D: “khoảng cách” giữa các nước có thể đo lường bằng khoảng cách vật lý, chi phí vận chuyển, biên giới quốc gia,…
+ G: hằng số;
Các nhà nghiên cứu sau này đã phát triển mô hình hoàn thiện hơn và nhiều biến khác được thêm vào mô hình như:
+ Tỉ giá hối đoái
+ Sự khác biệt về văn hóa + Thể chế
28
+ Hiệp định thương mại ưu đãi (PTA).
Hiện nay, mô hình trọng lực là mô hình kinh tế lượng được dùng để giải thích khối lượng và dòng chảy thương mại song phương giữa các quốc gia và thương mại quốc tế. Mô hình trọng lực được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn so với các mô hình còn lại:
+ Thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm dữ liệu;
+ Hàm số tuyến tính, đánh giá rõ ràng, minh bạch và có ý nghĩa về kinh tế; + Khả năng giải thích được mô hình cao;
+ Dựa trên dữ liệu thực tế về sự kiện; + Tạo ra thông lệ chuẩn.
2.2. KHÁI QUÁT HIỆP ĐỊNH CPTPP 2.2.1. Quá trình hình thành
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4. Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP. Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản). Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12. Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Afghanistan, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới. Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi. Ngày 08 tháng 3 năm 2018,
29
các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San Diego, Chile.
Tóm lại, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San Diego, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada and Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
2.2.2. Nội dung chính của Hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, USA, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.
2.2.3. Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP
2.2.3.1. Cắt giảm thuế nhập khẩu
Các thành viên CPTPP đã thống nhất sẽ giữ nguyên các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa của Hiệp định TPP trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP. Theo đó, các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ Biểu
30
thuế quan nhập khẩu của nước mình. Các cam kết mở cửa thị trường được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước CPTPP.
Nhìn chung, phần lớn các nước CPTPP áp dụng một mức thuế nhập khẩu chung cho tất cả các đối tác khác. Các nước áp dụng chung Biểu thuế quan nhập khẩu bao gồm Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trong khi đó, một số nước khác áp dụng Biểu thuế nhập khẩu riêng cho từng nước CPTPP khác nhau (Canada, Chile, Nhật Bản và Mexico). Tuy nhiên, một số nước trong nhóm này như Chile và Canada chỉ áp dụng mức thuế nhập khẩu riêng với một số ít dòng thuế, còn lại thì áp dụng chung đối với phần lớn Biểu thuế.
Về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính:
- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm. Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm.
- Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.
2.2.3.2. Cam kết thuế nhập khẩu của các nƣớc CPTPP đối với Việt Nam
Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình. Một số cam kết thuế nhập khẩu của các đối tác CPTPP như sau: Canada cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số
31
dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của ta. Peru cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế vào năm thứ 17 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Mexico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Chile cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế vào năm thứ 8 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Úc cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (khoảng 2,9 tỷ USD) ngay khi thực hiện Hiệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4. New Zealand cam kết xóa bỏ 94,6% số dòng thuế ngay khi Hiệp định