Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựngnông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 72)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựngnông

mới tại huyện Ngân Sơn

3.2.1. Ảnh hưởng từ việc chỉ đạo, điều hành và năng lực Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 3.20 cho thấy:

- Chính sách của Nhà nước được đánh giá là có ảnh hưởng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, có tổng số 84,16% số ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng và ảnh hưởng.

Thực tế thực hiện, chính sách của Nhà nước về sự tham gia của người dân và các tổ chức vào các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới có yếu tố tạo thành công trong xây dựng nông thôn mới. Do đó công tác chỉ đạo, điều hành của Chính quyền có vai trò rất quan trọng.

-Phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ 80,00%.

Điều tra ở các xã cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác nông thôn mới chủ yếu là làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên quá trình triển khai thực hiện còn rất nhiều hạn chế, phương pháp tổ chức huy động nguồn lực trong dân và nguồn lực từ xã hội chưa thật sự hiệu quả.

- Khả năng đầu tư của ngân sách và toàn xã hội cho xây dựng nông thôn mới, được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 90,83%.

Việc đầu tư ngân sách cho xây dựng nông thôn mới chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, trường học, nước sạch... và việc xây dựng các thiết chế văn hoá đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân.

- Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 90,67%.

Sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, các xã khác trên địa bàn huyện Ngân Sơn đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền ở một số đơn vị để huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào tuyên truyền, vận động về nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; còn nguồn lực cho các nội dung về văn hóa, xã hội, môi trường quan tâm huy động còn ít như xây dựng làng xã xanh sạch đẹp, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng nhà tiêu… Chính điều này, đã làm cho người dân chưa hiểu đầy đủ, toàn diện về mục đích, nội dung và vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.

- Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ 88,34%.

Qua tìm hiểu thực tế ở các xã cho thấy, công tác phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa thật sự chặt chẽ, vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý nông thôn mới còn chưa được phát huy hết yêu cầu nhiệm vụ và chưa thật sâu sát trên địa bàn.

-Cơ chế lồng ghép với các chương trình dự án với huy động nguồn lực trong xây dựng NTM có 82,50% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chỉ đạo, điều hành và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng NTM (Tổng hợp 120 phiếu)

ĐVT: % Chỉ tiêu (n = 120) Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1.Chính sách của nhà nước trong việc huy động, sử

dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới 53,33 30,83 7,50 8,33 2.Phương pháp huy động nguồn lực 29,17 50,83 13,33 6,67 3. Khả năng đầu tư của ngân sách và toàn xã hội 40,83 50,00 3,33 6,67 4. Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích

huy động nguồn lực 40,00 51,67 1,67 7,50

5. Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong huy động

nguồn lực 34,17 54,17 4,17 7,50

6. Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án với huy

động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 25,00 57,50 10,83 6,67

(Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2018)

Như vậy, với 6 tiêu chí nghiên cứu tiến hành khảo sát thì cơ bản các tiêu chí được đánh giá là rất ảnh hưởng. Ảnh hưởng chiếm tỷ lệ cao nhất là ảnh hưởng của công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực và khả năng đầu tư của ngân sách (đều ảnh hưởng trên 90%).

3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng

Trong những năm qua, cơ bản cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Ngân Sơn đã nhận thức được tầm quan trọng và mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Điều đó thể hiện thông qua việc nhân dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn đã có sự chuyển biến tích cực, nhất là việc huy động nội lực trong nhân dân thực hiện bằng việc làm thiết thực như mở rộng đường làng ngõ xóm, làm nhà hóa thôn, di dời chuồng trại chăn nuôi, vệ sinh các tuyến đường tự quản, đổi công lao động trong

phát triển kinh tế nhóm hộ, hiến đất, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh… Tuy nhiên qua tìm hiểu ở một số xã vẫn cho thấy, nhận thức của một số Cấp uỷ chi bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thực sự nhận thức đầy đủ nên đã làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Một số thôn chưa chấp hành nghiêm túc kế hoạch của UBND xã trong xây dựng, phát động xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang nông thôn.

Số liệu bảng 3.21 phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, kết quả cho thấy:

-Vấn đề nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng Nông thôn mới, được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới chương trình với tỷ lệ 88,33%.

- Đánh giá việc chính quyền địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện huy động nguồn lực, có 91,96% số ý kiến đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng. Thực tế cho thấy, vẫn còn tình trạng, một số chính quyền địa phương chưa chủ động và tích cực trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.

-Việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn lực của các đơn vị, có 71,67% số ý kiến cho kết quả đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- Điều kiện kinh tế của người dân được đánh giá được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, với tổng số ý kiến đồng ý về mức độ ảnh hưởng là 91,67%.

-Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa phương vào sự đầu tư ngân sách của Nhà nước; đây được xem là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; kết quả có 86,67% số ý kiến đồng ý với mức độ rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng. Tình trạng này xảy ra ở một số bộ phận nhân dân khi chưa nhận thức được vai trò chủ thể của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân

không hoặc ít tham gia hội họp nên việc nắm bắt các chủ trương, chính sách chưa kịp thời.

Bảng 3.21.Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (Tổng hợp 120 phiếu)

Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1.Nhận thức của cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới

45,00 43,33 5,00 6,67

2. Chính quyền địa phương chủ động trong

việc lập kế hoạch huy động nguồn lực 43,33 48,33 2,50 6,67 3.Việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn lực

của các đơn vị 35,00 36,67 18,33 10,83

4. Điều kiện kinh tế của người dân 36,67 55,00 8,33 00 5. Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa phương

vào sự đầu tư của Nhà nước 44,17 42,50 8,33 5,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2018)

Như vậy, qua phân tích 5 yếu tố bên trong có ảnh hưởng đến việc huy động, sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thì thấy rằng yếu tố về chính quyền địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch huy động nguồn lực được đánh giá là có mức ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là điều kiện kinh tế của người dân trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Số liệu bảng 3.22 cho thấy ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người của người dân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của dân cho xây dựng nông thôn mới, kết quả cho thấy:

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thu nhập người dân đến kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới

Các xã Thu nhập bình quân năm 2017 (Triệu đồng/người/năm) Dân số 10 xã (Người) Kết quả huy động vốn của dân (Tr.đồng) Cốc Đán 11,11 2.522 1.217,30 Thượng Ân 13,08 2.098 1.502,00 Bằng Vân 17,20 3.035 1.092,30 Đức Vân 12,53 1.503 770,61 Vân Tùng 30,10 3.470 2.250,90 Thượng Quan 10,25 3.290 1.171,50 Thuần Mang 14,12 2.450 1.009,50 Hương Nê 11,11 1.302 265,40 Lãng Ngâm 10,50 2.700 1.640,60 Trung Hòa 13,10 1.380 959,30 Tổng (Tr.đ) 143,10 23.750 11.879,46 Trung bình (Tr.đ) 14,31 2.375 1.187,95 Độ lệch (Tr.đ) 5,62 0.747 505,28 Độ biến động (%) 39,24 31,461 42,53

(Chi cục thống kê huyện Ngân Sơn, 2017)

Nhìn bảng 3.22 cho thấy, thu nhập bình quân/ người/ năm của huyện mới đạt 14,31 triệu đồng. Duy có xã Vân Tùng là xã có thu nhập bình quân/ người/ năm cao nhất: 30,10 triệu đồng/ người/ năm, do đó huy động vốn dân góp được là 2.250,90 triệu đồng, có mức độ chênh lệch khá hơn so với các xã khác. Vì vậy, kết quả huy động vốn của dân có độ biến động lớn, lên tới 42,53%.

Tóm lại, thu nhập của người dân có ảnh hưởng không nhỏ trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Đây là vấn đề cần tìm ra giải pháp

để người dân có thu nhập ổn định cuộc sống và thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Bảng 3.23. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của kết quả huy động nguồn lực xây nông thôn mới trên địa bàn

huyện Ngân Sơn 2015-2017

ĐIỂM MẠNH

1. Cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể cấp huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo được thành lập, kiện toàn kịp thời.

2. Các nguồn vốn huy động được, được công khai đến nhân dân.

3. Kinh phí cộng đồng đóng góp cơ bản đảm bảo tỷ lệ theo kế hoạch và tự nguyện.

4. Cộng đồng đã tự nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới.

5. Người dân đoàn kết, tích cực tham gia lao động, làm các phần việc không cần kinh phí nước. Công khai, dân chủ.

6. Sử dụng vốn đúng mục đích

ĐIỂM YẾU

1. Một số xã, cấp ủy, chính quyền xã chưa thực sự vào cuộc. Một số thành viên Ban chỉ đạo dành thời gian cho công tác NTM còn ít, chưa thực hiện tốt công tác chỉ đạo. Công tác lập kế hoạch của Ban quản lý cơ sở phần nào còn hạn chế.

2. Nguồn vốn phân bổ cho các xã còn dàn trải, do đó hết năm 2017 chưa có xã đạt chuẩn.

3. Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp chưa có.Việc thu được phần dân góp còn chậm được so với thời gian yêu cầu cần làm của nội dung công việc.

4. Hiến đất còn ít, do đó đường thôn xóm chưa đạt độ rộng, thoáng. Có hộ đòi bồi thường theo giá thị trường về đất (Do nội dung tuyên truyền chưa sâu nên có nơi nhân dân chưa tích cực tham gia).

5. Một số hộ dân chưa chủ động tham gia khi thôn, khu phát động; chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh; đường làng, ngõ xóm có nơi chưa sạch sẽ.

6. Nguồn vốn dành cho phát triển sản xuất chưa nhiều, đầu tư mô hình còn manh mún, lồng ghép chưa hợp lý nên hiệu quả chưa cao

CƠ HỘI

7.Chương trình xây dựng NTM tạo điều kiện cho nhân dân giao thông đi lại thuận tiện, cơ

THÁCH THỨC

7. Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư thôn vùng cao sống không tập trung dẫn

sở hạ tầng khang trang hơn, diện mạo nông thôn được thay đổi, tinh thần và cuộc sống người dân được cải thiện.

8. Huy động vốn từ Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, tín dụng…đạt cao sẽ giải quyết được nhu cầu thực hiện các tiêu chí cần vốn ở địa phương.

9.Cơ hội cho địa phương được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư do có tiềm năng về nguồn lực đất đai, lao động...

đến suất đầu tư giao thông lớn. Đa số chưa có nhà văn hóa xã, trường học đầu tư lâu năm xuống cấp. Hộ nghèo còn cao 42,37% nên ảnh hưởng đến việc huy động vốn, vật lực. Một số tập quán người dân lạc hậu, khó bỏ. Một bộ phận người dân, số ít cán bộ đảng viên còn ỷ lại Nhà nước.

8. Thu nhập người dân chủ yếu từ nông nghiệp nên khó khăn về điều kiện kinh tế. Hàng năm huyện được phân bổ kinh phí chậm nên ảnh hưởng tiến độ, thời vụmo hình. Kinh phí ít,chưa theo lộ trình Đề án nênchưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

9.Nhận thức người dân không đồng đều do đó chậm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ chưa liên kết thành hàng hóa, khó khăn đầu ra dẫn đến thu nhập không ổn định.

3.3.Các giải pháp tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân Sơn thời gian tới

3.3.1. Giải pháp huy động, sử dụng về nguồn lực tài chính

- Ban quản lý phải nắm chắc các văn bản liên quan đến xây dựng nông thôn mới để tham mưu cho Chính quyền, Ban chỉ đạo cùng cấp về phương án tài chính của từng hạng mục công trình đầu tư trên nhu cầu thực tế của địa phương, qua đó xác định lượng vốn cần huy động từ ngân sách Nhà nước, dân góp...

- Kinh phí đầu tư cần trọng tâm, trọng điểm nhất là 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 theo nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện. - Huy động vốn từ các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều kiện... lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện và quản lý, định kỳ đánh giá hiệu quả các nguồn vốn.

- UBND các cấp chú trọng đầu tư nguồn kinh phí cho phát triển sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, an sinh xã hội, phát huy nội lực của người dân. Đồng thời chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân thông qua các

mô hình sản xuất.

* Việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý trong xây dựng nông thôn mới là điều rất quan trọng. Để làm tốt điều này cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, công tác chỉ đạo thực hiện việc sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách đồng bộ từ huyện đến xã. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phẩn bổ và sử dụng nguồn lực. Việc này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã, Ban phát triển ở các thôn phải được lựa chọn những người có trình độ, năng lực và tâm huyết với công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 72)