Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc, bắt đầu từ thành công phong trào Làng mới - Saemaul Undong
Là đất nước nghèo về tài nguyên và khoáng sản, khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Hàn Quốc là nước chậm phát triển với thu nhập bình quân là 87 USD/người năm 1962.
Hàn Quốc bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1971), chủ trương là tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chưa chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đối nghịch với nông thôn lạc hậu, kém phát triển dẫn đến người dân nông thôn tàn phá rừng lấy đất sản xuất lương thực, dân nông thôn đổ ra thành thị kiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tệ nạn xã hội gia tăng. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Chính phủ hạn hẹp, các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc nhận thấy rằng người dân tuy nghèo nhưng nếu biết huy động nguồn lực từ số đông người dân và
huy động dần từng bước vẫn có thể huy động được một lượng vốn không nhỏ. Để huy động nguồn lực tài chính từ người dân, cần thực hiện bằng được phương thức dân chủ, xác định đúng vai trò của người dân tạo động lực cho người dân trong xây dựng Làng mới (Saemaul Undong) với phương thức người dân tự lực và hợp lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính khởi đầu và động viên khen thưởng.Vì vậy, Hàn Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể, bao quát: người dân tham gia vào quá trình ra quyết định; trao quyền ra quyết định cho cộng đồng làng; họp dân của mỗi làng để bàn bạc và chọn công trình ưu tiên làm trước; hàng tháng lãnh đạo các làng được mời tham gia họp với Chính phủ; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện phong trào của các làng theo tiêu chuẩn rõ ràng; thực hiện động viên, thưởng phạt công minh, kích thích sự tự hào, tự tin của cộng đồng làng.
Đến năm 1980, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… kết quả bắt đầu từ Saemaul Undong thành công phong trào ở nông thôn đã lan ra thành phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc. Đến cuối thập kỷ 1990, sau khi triển khai giai đoạn 2, phong trào Làng mới đã đạt kết quả theo các mục tiêu đề ra, kinh tế phát triển vững chắc, thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ngang bằng và có nơi cao hơn người dân thành phố (Báo đầu tư điện tử, 2017).
Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, rút ra một số giải pháp cho Việt nam trong huy động xây dựng nông thôn mới:
Một là, tăng cường tuyên truyền, vận động và phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể.
Thứ hai, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở.
Thứ ba, cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, phải thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới.
Năm là, xây dựng mô hình quản lý, vận hành công trình khi hoàn thành đi vào sử dụng.
sử dụng nguồn lực.
1.3.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh trong nước
1.3.2.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh một trong những tỉnh tiên phong trong việc xây dựng nông thôn mới, trong nhiều năm qua, tỉnh này đã được nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có các tỉnh miền núi như Bắc Kạn đã có nhiều đoàn công tác đến học tập kinh nghiệm. Xuất phát từ một tỉnh nghèo nằm trên dải đất miền Trung, dưới chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, Hà Tĩnh đã có bứt phá trong toàn dân trong xây dựng nông thôn mới với phương châm huy động nguồn lực tại chỗ, tập trung cả những tiêu chí không từ ngân sách nhà nước ngay từ bước đầu thực hiện:
Năm đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới, bình quân Hà Tĩnh mới đạt 3,5 tiêu chí và có đến 52% số xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó có 20 xã không đạt tiêu chí nào, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 23,91%… Sau 8 năm xây dựng, ngoài thực hiện Bộ tiêu chí theo quy định của Trung ương (gồm 19 tiêu chí), tỉnh Hà Tĩnh còn bổ sung tiêu chí thứ 20 (khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu), kết quả triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành phong trào rộng khắp, được người dân và cộng đồng tích cực hưởng ứng. Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có 158/262, tương ứng tỷ lệ 60,3% xã về đích nông thôn mới.
Cách làm ở Hà Tĩnh là xây dựng những địa bàn, đơn vị trọng tâm, trọng điểm, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, lấy nông dân là hạt nhân thực hiện; tập trung huy động nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”… và huy động toàn hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh (Báo đầu tư điện tử, 2018).
Là tỉnh miền núi có gần 90% đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, chia cắt, người dân cư trú phân tán (bình quân 64km2/ người), nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu. Trong những năm qua, nhiều biện pháp, giải pháp, tỉnh Bắc Kạn đã huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Nhìn chung từ tỉnh đến các địa phương đã ra sức thi đua thực hiện phong trào “Bắc Kạn chung tay xây dựng nông thôn mới” của tỉnh.
Với tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là 93.420 tỷ đồng, tỉnh đã huy động người dân trong toàn tỉnh thông qua các tổ chức Hội đoàn thể vận đông nhân dân hiến trên 400.000m2 đất, đóng góp 753.000 ngày công và 2.426 triệu đồng để thực hiện chương trình. Các xã đã thực hiện được hàng trăm mô hình chăn nuôi, trồng cam quýt, hồng không hạt, chè,… một số mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu có hiệu quả, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 23.700 lao động...Từ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã được nâng lên.
Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 9/110 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, giai đoạn 2011-2015: Tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới;
Đến năm 2016: đạt 02 xã, xã Quân Bình và xã Cẩm Giàng huyện Bạch Thông;
năm 2017: đạt thêm 07 xã, xã Rã Bản huyện Chợ Đồn; xã Như Cố, huyện Chợ Mới; xã Kim Lư và xã Cường Lợi, huyện Na Rì; xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông; xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể và xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn) (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2015, 2016, 2017).
Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Bắc Kạn đã lựa chọn 12 xã điểm trên tổng 110 xã trên địa bàn toàn tỉnh và phấn đấu đến hết năm 2015 đạt chuẩn 12 xã nông thôn mới, trong đó có xã Vân Tùng (huyện Ngân Sơn). Nhưng đến hết năm 2017 toàn tỉnh mới có 9 xã về đích nông thôn mới nhưng mới, chiếm tỷ lệ 8,18%; so với các tỉnh khác, nhất là tỉnh Hà Tĩnh thì tỷ lệ xã nông thôn mới của Bắc Kạn còn chênh lệch quá lớn.