Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 37)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu và nguồn gốc các số liệu đã được công bố được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Nơi thu thập Thông tin

- Các Nghị quyết BCH Trung ương Đảng, Quyết định Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan tỉnh; các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng Internet...có nội dung liên quan đến tài liệu nghiên cứu.

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- UBND huyện Ngân Sơn, phòng chức năng thuộc huyện; Các xã: bộ phận chức năng thuộc xã nghiên cứu; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các xã được chọn điều tra.

- Các báo cáo, số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại các xã chọn nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới. - Các tổ chức đoàn thể,... trên địa bàn

huyện.

- Các báo cáo liên quan đến đánh giá hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân Sơn trong thời gian qua.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp, điền phiếu điều tra với sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau khi tiến hành tại thôn bản.

Đối tượng và số phiếu điều tra:

* Cấp huyện: Tổng số 18 phiếu

Nghiên cứu phỏng vấn đại diện: Đoàn thể chính trị - xã hội huyện ở 03 phiếu cơ quan (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), 05 phiếu phòng chuyên môn (Phòng Nông nghiệp & PTNT đồng thời là cơ quan thường trực xây dựng nông thôn mới, phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Tài chính- Kế hoạch

huyện), 10 phiếu Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện. Tổng số cán, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện được phỏng vấn là 18 người.

* Cấp xã:Tống số 102 phiếu

Chọn 03 xã /10 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, gồm:

- Xã Vân Tùng: Vân Tùng nằm ở trung tâm huyện Ngân Sơn, có đường quốclộ 3 chạy qua địa bàn với chiều dài 12km tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giao lưu thông thương hàng hóa, trao đổi thông tin, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến. Xã có tổng diện tích tự nhiên 5.110ha, dân số 3.470 người/ 871 hộ, chia thành 13 thôn, khu. Địa hình của xã chia cắt phức tạp, núi đá xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, độ dốc bình quân 250. Tỷ lệ hộ nghèo là 10,91% (UBND xã Vân Tùng, 2012).

Xã Vân Tùng là xã đại diện cho 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện. Đây là xã đạt số tiêu chí cao nhất trong 10 xã tính tới tháng 12/2017 (14 tiêu chí) và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập cao của huyện.

- Xã Thuần Mang: Thuần Mang nằm về phía nam và cách trung tâm huyện Ngân Sơn khoảng 16km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.316 ha, dân số 2.450 người/566 hộ, chia thành 17 thôn bản. Có quốc lộ 279 chạy qua nối với quốc lộ 3 và huyện Na Rì và các địa phương khác, đây là tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Địa hình của xã chia cắt phức tạp và có độ chia cắt mạnh với nhiều dạng địa hình khác nhau từ hình đồi thoải xen kẽ với thung lũng sâu, độ dốc bình quân 250-300. Tỷ lệ hộ nghèo là 51,06% (UBND xã Thuần Mang, 2012).

Xã Thuần Mang là đại diện cho nhóm xã đạt mức tiêu chí trung bình 07 tiêu chí và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập trung bình.

- Xã Trung Hòa: Trung Hòa nằm về phía Tây nam và cách trung tâm huyện Ngân Sơn khoảng 25km, giáp huyện Ba Bể.Có tổng diện tích tự nhiên 3.842 ha, dân số 1.380 người/333 hộ, chia thành 11 thôn bản, kinh tế người dân dựa vào trồng trọt, chăn nuôi là chính nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình của xã có độ chia cắt mạnh bởi hệ thống núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu,độ dốc bình quân 260- 300. Tỷ lệ hộ nghèo là 52,55%(UBND xã Trung Hòa, 2012).

nhóm xã có mức thu nhập thấp của huyện.

● Mỗi xã nghiên cứu phỏng vấn 03 đại diện đoàn thể chính trị - xã hội ở từng xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), và 04 đại diện Ban chỉ đạo, Ban quản lý, cán bộ tham mưu quản lý xây dựng NTM. Tổng số người phỏng vấn là 7 người/xã. Tổng số phiếu cán bộ 03 xã nghiên cứu là 21 phiếu.

● Tại mỗi xã phỏng vấn 03 thôn. Tại mỗi thôn chọn mẫu 09 hộ để điều tra phỏng vấn (03 hộ nghèo, 03 hộ cận nghèo, 03 hộ không nghèo). Tổng số hộ điều

tra phỏng vấn ở mỗi xã là 27 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 03 xã

nghiên cứu là 81 hộ.

* Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của đoàn thể chính trị, cơ quan chuyên môn, đại diện Ban chỉ đạo và ban quản lý về kết quả, phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Ngân Sơn; Ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của họ trong thời gian qua cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, các cấp lãnh đạo trên địa bàn huyện Ngân Sơn để lấy ý kiến đánh giá, ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới của huyện.

2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá và xử lý

2.3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng sự huy động nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; xác định tính hiệu quả của công tác huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới đã đạt được trong thời gian qua.

2.3.2.2. Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia

Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia là để đánh giá thực trạng công tác huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; so sánh mức độ hiệu quả của công tác huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở các điểm nghiên cứu khác nhau.

2.3.2.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu

Lập bảng thống kê và xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel.

Số liệu trên bảng biểu được sử dụng các hàm tính: Tính tổng (= SUM), tính trung bình (= AVERAGE), độ lệch chuẩn (= STDEVP), độ biến động (= Kết quả của độ lệch chuẩn/kết quả trung bình x 100). Tính tỷ lệ % của thực hiện so với kế hoạch (= thực hiện/kế hoạch*100)

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Kế hoạch vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.

- Kết quả huy động tài chính: Vốn ngân sách nhà nước, vốn nhân dân đóng góp, vốn lồng ghép chương trình 135, tín dụng...

- Kinh phí thực hiện ở từng địa phương và tỷ lệ vốn ngân sách, vốn nhân dân đóng góp, vốn lồng ghép, tín dụng/ tổng vốn thực hiện. Tỷ lệ vốn thực hiện/ kế hoạch.

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai)

- Kế hoạch huy động đất đai: Số m2 và số hộ.

- Kết quả huy động đất đai: Thực tế số m2và số hộ đã hiến đất.

- So sánh tỷ lệ % kết quả huy động nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề ra.

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực

- Kết quả huy động ngày công đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng huy động, sử dụng nguồn lực xây dựng Nông thôn mới của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới huyện Ngân Sơn

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua Huyện Ngân Sơn đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản triển khai, chỉ đạo các xã thực hiện chương trình nông thôn mới từ giai đoạn 2011- 2015. Giai đoạn 2016

- 2020, hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn lần thứ VIII đã ban hành Nghị quyết số 10 - NQ/HU, ngày 19/10/2016 về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (trong đó phấn đấu đến năm 2020 có 3/10 xã về đích nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 30% (BCH Đảng bộ huyện Ngân Sơn, 2016).

UBND huyện ban hành kế hoạch số 17 và 18/KH - UBND, ngày 20/02/2017 để triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tại địa bàn các xã (UBND huyện Ngân Sơn, 2017).

UBND cấp huyện đã thành lập và kiện toàn kịp thời Ban chỉ đạo gồm 23 người, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban; tổ giúp việc 7 người và phân công cụ thể công việc cho từng thành viên; chỉ đạo UBND cấp xã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã và Ban phát triển thôn đảm theo quy định; Hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo các xã đăng ký tiêu chí và giao chỉ tiêu cho các xã thực hiện, đối với xã trong kế hoạch đến năm 2020 về đích, mỗi năm phấn đấu đạt từ 3 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt 01 tiêu chí trở lên.

Tổng hợp đánh giá kết quả cho thấy:

- Số xã đạt 14 tiêu chí: 01 xã (Xã Vân Tùng). - Số xã đạt từ 10 tiêu chí: 02 xã.

- Số xã đạt từ 6-9 tiêu chí: 06 xã (trong đó, xã Thuần Mang đạt 7 tiêu chí). - Số xã đạt 5 tiêu chí: 01 xã (Xã Trung Hòa).

* Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới (UBND huyện Ngân Sơn, 2016, 2017)

-Tiêu chí 1(Quy hoạch): 10/10 xã hoàn thành công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch từ trước năm 2015, không có xã điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Tiêu chí đạt theo quy định.Đạt.

- Tiêu chí 2 (Giao thông): Trong 3 năm qua đã đầu tư bê tông hóa, cứng hóa đường giao thông nông thôn được 51 công trình với tổng chiều dài 334 km, tổng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư 21.152,9 triệu đồng. Tuy nhiên tiêu chí chưa

đạt so với quy định UBND tỉnh Bắc Kạn do đường huyện đến trung tâm xã còn 1 tuyến, dài khoảng 1,5km chưa được nhựa hóa (quy định 100% tuyến); đường trục thôn được cứng hóa mới đạt 42% (quy định 50% cứng hóa trở lên); còn 38% đường ngõ, xóm lầy lội vào mùa mưa (quy định 100% không lầy lội mùa mưa).Tiêu chí này cả 10 xã chưa đạt.Chưa đạt.

- Tiêu chí 3 (Thủy lợi): Tổng diện tích đất trồng lúa của huyện là 1.969 ha, trong đó có 1.772 ha có nước tưới tiêu; còn 197 ha ruộng cạn, chờ nước mưa. Diện tích được chiều dài kênh mương hiện có của 10 xã là 608km, trong đó đã kiên cố hóa 248,4km. Trong 3 năm đầu tư thực hiện được 3,85km, tổng kinh phí ngân sách nhà nước là 2.045,9 triệu đồng. Tiêu chí đạt 9/10 xã. Chưa đạt.

-Tiêu chí 4 (Điện): Hệ thống điện cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng, toàn huyện có 6.307/7.230 hộ, chiếm 87,23%. Tiêu chí đạt 6/10 xã. Chưa đạt.

-Tiêu chí 5 (Trường học): Nguồn vốn xây dựng cho trường học còn ít do thiếu vốn, đầu tư xây dựng 2 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, trong đó có 01 trường thuộc xã điểm Vân Tùng. Tiêu chí chưa có xãđạt. Chưa đạt.

- Tiêu chí 6 (Cơ sở vật chất văn hóa): Hiện có 01nhà văn hóa xã thuộc xã Vân Tùng được thi công trước năm 2015; nhà văn hóa thôn có 73/149 thôn thuộc 10 xã, trong đó đạt chuẩn 21 nhà. Tiêu chí đạt 1/10 xã. Chưa đạt.

- Tiêu chí 7 (Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn): Tổng số chợ năm trong quy hoạch 07, số chợhiện có 06, chưa có chợ đạt chuẩn. Trên thực tế, những năm qua chưa có chợ được đầu tư xây mới, nâng cấp. Tiêu chí đạt 6/10 xã. Chưa đạt.

- Tiêu chí 8 (Thông tin truyền thông): 10/10 xã đã có điểm bưu chính, viễn thông đạt chuẩn. Tuy nhiên số xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn mới có 01/10 xã, chưa có xã Vân Tùng, Thuần Mang, Trung Hòa. Tiêu chí đạt 1/10 xã. Chưa đạt.

- Tiêu chí 9 (Nhà ở dân cư): Tổng nhà ở dân cư trên 10 xã có 5.232 nhà, trong đó số nhà tạm, dột nát được hỗ trợ các nguồn vốn huy động là 13 nhà trị giá 260 triệu đồng, hiện còn có 6 nhà (không nằm trong 3 xã Vân Tùng, Thuần Mang, Trung Hòa). Tuy nhiên số nhà đạt chuẩn theo Bộ xây dựng quy định ở các xã chưa đạt 75% trở lên nên tiêu chí này huyện chưa đạt. Tiêu chí đạt 2/10 xã.Chưa đạt.

- Tiêu chí 10 (Thu nhập): Thu nhập bình quân đầu người/ năm đạt bình quân khoảng 15,4 triệu đồng. Tiêu chí đạt 1/10 xã. Chưa đạt.

- Tiêu chí 11 (Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều):Tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2017 là 42,37%. Hàng năm huyện đã phân bổ và lồng ghép các nguồn vốn, nguồn thiện tâm của các tổ chức đã hỗ trợ cho phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo được hưởng lợi, tổng kinh phí 4,82 tỷ. Tiêu chí đạt 1/10 xã. Chưa đạt.

- Tiêu chí 12 (Lao động có việc làm): Tạo việc làm cho người dân nông thôn được chú trọng, từng bước giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư từ nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, tổ chức tìm việc làm cho người lao động như xuất khẩu lao động, bố trí tại các khu công nghiệp, tạo việc làm tại chỗ. Tổng số lao động trong độ tuổi 19.542 người; số lao động có việc làm thường xuyên 14.601 người, số lao động được đào tạo (có chứng chỉ nghề) 2.423 người, chiếm 16,6%. Hiện nay tiêu chí này 100% xã đạt theo quy định. Tiêu chí đạt 10/10 xã.

Đạt

- Tiêu chí 13 (Tổ chức sản xuất): Trong 3 năm qua, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trực tiếp của chương trình nông thôn mới, huyện đã phân bổ 2,3 tỷ đồng cho các xã trong huyện phát triển sản xuất. Các tổ chức sản xuất Hợp tác xã được quan tâm vận động thành lập, toàn huyện có 10 Hợp tác xã/5 xã trong đó có06 Hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Có 03 loại hình Hợp tác xã hoạt động hiệu quả như trồng cây công nghiệp ngắn ngày, lúa nếp thơm (Khẩu nua lếch), rau sạch đã giúp các hộ nông dân tăng thu nhập, có việc làm ổn định. Tiêu chí đạt 5/10 xã Chưa đạt.

- Tiêu chí 14 (Giáo dục và đào tạo): Huyện đã phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục học bổ túc trường nghề đạt 87%; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 10 lớp với 300 học viên tham gia. Tiêu chí đạt 5/10 xã.Chưa đạt.

- Tiêu chí 15 (Y tế): Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,5% (cấp được 30.551 thẻ/ 30.705 người). Có 10/10 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 15,5%, thấp hơn tỷ lệ quy định nông thôn mới. Tiêu chí y tế, 100% xã đã đạt chuẩn quy định. Tiêu chí đạt 10/10 xã. Đạt.

- Tiêu chí 16 (Văn hóa): Tỷ lệ hộ gia đìnhđạt danh hiệu văn hóa là 81%, tương ứng 5.931/7.323 hộ; Tỷ lệ thôn, bản đạt chuẩn văn hóa 66% (115/174 thôn, khu).Tiêu chí đạt 5/10 xã.Chưa đạt.

- Tiêu chí 17(Môi trường và an toàn thực phẩm): Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 37)