Nước Thải Hồ Thu Bể Điều Hòa
Bể Keo Tụ Tạo Bông
Bể Lắng 1
Hình 6.1. Quy trình xử lý nước thải
79
Nước thải được thải từ tất cả mọi nơi trong công ty: nhà máy nhuộm, nhà máy dệt... sẽ theo đường ống tập trung về hổ thu nước thải.
Nước thải sau đó được bơm sang bể điều hòa.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lượng nước và giảm nhiệt độ của nước xuống 35-36°C phù hợp cho vi sinh vật sinh sống.
Bể keo tụ tạo bông: nhằm loại bỏ hết chất rắn lơ lửng có trong nước thải đối với nước thải có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, độ màu cao, có hóa chất...
Nước thải sẽ lần lượt đi qua 4 bể nhỏ: bể chứa H2SO4 99%, bể chứa phèn tạo bông, bể chứa chất phá màu (nếu độ màu cao) và bể chứa polymer anion (polymer 7105, polymer 1011).
Nước ra khỏi bể keo tụ tạo bông sẽ được loại đi các cặn lơ lửng, giảm độ màu và pH từ 10-11 giảm xuống còn 6,5-8.
Bể lắng 1: phần bùn lắng xuống phía dưới và được dẫn về bể chứa bùn, tại đây nhờ máy nén bùn tạo thành bùn khô và giao cho công ty môi trường sẽ xử lí. Phần nước phía trên tiếp tục tràn sang bể Biochip.
Bể Biochip được cung cấp dinh dưỡng để nuôi vi sinh vật, vi sinh vật nhờ bám vào các giá thể giúp chúng lơ lửng trong nước và hạ độ màu.
Vi sinh vật được nuôi bằng phân NPK (nếu quá nhiều NPK bể sẽ đóng rêu, nếu quá ít NPK vi sinh vật sẽ yếu đi), trong những ngày lễ tết không thể cho vi sinh vật ăn thường xuyên nên có thể cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho chúng bằng rỉ mật đường.
Nước ra khỏi bể lắng 1 lượng COD trong nước thải sẽ giảm đi 60%. Tại bể arotank 1, arotank 2: kết hợp sục khí để cung cấp không khí cho bể một cách liên tục. Các vi sinh vật có lợi sẽ ăn các chất thải hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.
Bể lắng 2: các vi sinh vật sẽ theo dòng nước thải đến bể lắng 2 và sẽ được bơm trở lại bể Biochip để nuôi lại.
80
Bể khử trùng: sau khi nước thải ra khỏi bể lắng 2 tiến hành khử trùng bằng nước Javen (NaC10).
Nước thải sau khi được lọc lại lần nữa tại bể lọc sẽ được kiểm tra bằng máy kiểm soát các thông số chỉ tiêu như COD, nhiệt độ, độ màu, SS (chất rắn lơ lửng), lưu lượng, pH...Các thông số chỉ tiêu này sẽ được cập nhật liên tục, kết nối trực tiếp và được theo dõi sát sao bởi cục quản lý môi trường. Nếu có thông số không đạt chi tiêu quy định thì hệ thống sẽ ngừng xả nước thải ra môi trường và tiến hành lấy mẫu tự động chờ nhân viên quản lý môi trường đến kiểm tra, đồng thời lượng nước thải không đạt chỉ tiêu đó sẽ bơm vào bồn xử lý sự cố và sẽ được xử lý lại trước khi thải ra môi trường
81
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Sau quá trình thực tập tại nhà máy nhuộm và hoàn tất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn – có thể là môi trường làm việc của em trong tương lai, thời gian tuy không dài nhưng với sự hướng dẫn tận tình của cô phụ trách, sự ân cần chỉ dẫn của các anh chị và cô chú trong nhà máy, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới, đặc biệt cách thức vận hành của máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp. Và đây là những kết quả mà em đã gặt hái được:
Nắm được tổng quan về công ty, quy trình công nghệ tiền xử lý và nhuộm màu lên vải từ hàng mộc của nhà máy nhuộm và hoàn tất.
Hiểu được vai trò của từng công đoạn, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật của những thiết bị tương ứng và sự liên kết của chúng để tạo thành một dây chuyền nhuộm hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao.
Từ quy trình nhuộm đã được học với các loại vải, tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ và các hóa chất đưa vào đối với một số mặt hàng cụ thể để đạt được màu sắc mong muốn, đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng.
Nhận biết cách mà công ty xử lý nước thải từ các nguồn trong nhà máy và những yêu cầu cần tuân thủ để nguồn nước ra ngoài không ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn của cục quản lý đưa ra.
Quan sát các công việc và thiết bị trên phòng thí nghiệm, cách các anh chị phối màu và phân tích mẫu mà khách hàng đưa ra trước khi đưa xuống nhà máy nhuộm để sản xuất với số lượng lớn.
Tóm lại, khoảng thời gian thực tập tại doanh nghiệp đã mang đến cho em một cái nhìn rộng hơn, mới mẻ hơn, không chỉ đóng khung trong những điều cơ bản đã học. Khi được tiếp cận thực tế với máy móc, thiết bị và các loại vải em nhận ra khi áp dụng vào sản xuất, có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh, đòi hỏi người vận hành phải biết linh hoạt xử lý chứ không chỉ rập khuôn theo lý thuyết
82
Môi trường làm việc tại công ty khá chuyên nghiệp, mọi người trong các bộ phận luôn nghiêm túc làm việc theo đúng quy trình và tích cực hỗ trợ nhau để cùng xúc tiến công tác sản xuất. Tuy công việc bận rộn nhưng mọi người luôn dành thời gian giải đáp những thắc mắc của em. Nhà máy cũng có chế độ chăm sóc nhân viên rất tốt như hệ thống nước uống sạch sẽ, bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng, kiêm tra sức khỏe định kì... Em chỉ xin đóng góp ý kiến là nếu công ty có thêm khu vực nghỉ trưa cho công nhân thì có thể sức khỏe của họ sẽ tốt hơn và năng suất làm việc cũng cao hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến quý công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được tham quan và học hỏi về nhà máy trong thời gian qua. Em kính chúc công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai và luôn giữ được nhiệt huyết dành cho các thế hệ sinh viên thực tập tại đây
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Toàn (2005), Công nghệ nhuộm và hoàn tất, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. ThS. Đào Duy Thái (2009), Quá trình và thiết bị nhuộm và hoàn tất vật liệu dệt, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
84