Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 99 - 109)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.3.4. Các giải pháp khác

4.3.4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển các KCN theo hướng bền vững

Cơ chế chính sách là yếu tố quan trọng đối với bất cứ hoạt động nào, cơ chế chính sách quản lý và phát triển các KCN hiện nay tuy đã có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn còn một số mặt hạn chế, chƣa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN tập trung. Một số văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành còn có những vấn đề bất cập nhƣng sau khi phát hiện vẫn chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung để phù hợp với

tiến phát triển các KCN theo hƣớng bền vững nhƣ hiện nay. Trƣớc tình hình đó đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực về nhận thức và cơ chế chính sách đúng đắn đối với phát triển các KCN theo hƣớng bền vững. Giải pháp về nhận thức và cơ chế chính sách gồm các nội dung sau:

- Phát triển các KCN không đơn thuần là việc làm sao cho tỉnh có nhiều KCN, trong các KCN có càng nhiều doanh nghiệp càng tốt để nhanh lấp đầy các khu này. Vấn đề là ở chỗ chất lƣợng của các KCN, mà cốt lõi của chất lƣợng các KCN là tính bền vững của chúng. Nhận thức về phát triển các KCN theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không chỉ đơn thuần là nhận thức về những nội dung và tiêu chí theo lý thuyết. Vấn đề khó khăn hơn là vận dụng những nội dung, tiêu chí phát triển KCN theo hƣớng bền vững nói chung vào điều kiện của tỉnh Ninh Bình. Đó là việc làm trƣớc hết của các cấp, các ngành trong hệ thống quản lý của tỉnh.Việc nhận thức này là một quá trình, đƣợc nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc, đƣợc tổ chức trao đổi, bồi dƣỡng, tập huấn thấu đáo trong hệ thống quản lý của tỉnh. Trong quá trình này cần thiết phải trao đổi, học tập kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc và nƣớc ngoài về phát triển các KCN theo hƣớng bền vững. Tiếp theo, đó là việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng, bài bản về phát triển các KCN theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh, ngoài nƣớc, với các doanh nghệp hoạt động trong KCN, với cƣ dân của tỉnh nói chung, cƣ dân khu vực có KCN nói riêng, với lao động làm việc trong các KCN của tỉnh.

- Quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách phải đƣợc bắt đầu từ sự thay đổi hay chuyển hóa quan niệm về sự phát triển các KCN ở tỉnh. Sau đó là sự thay đổi trong hệ thống văn bản pháp quy và cuối cùng là hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển theo hƣớng bền vững các KCN của tỉnh.

- Các chính sách nhằm phát triển theo hƣớng bền vững KCN cần hƣớng tới thực hiện mục tiêu quy hoạch và phát triển các KCN, đẩy mạnh hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp KCN nhằm thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các KCN.

- Các chính sách cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, linh hoạt và có sự khác biệt đối với từng vùng, miền, từng khu vực, địa phƣơng khác nhau của tỉnh trong quá trình xây dựng KCN.

Thứ hai, có sự phân biệt đối với từng loại KCN và các khu vực khác nhau để

có những tác động phù hợp.

Thứ ba, có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của KCN và tƣơng xứng với hoạt động phát triển kinh tế khác.

Thứ tư, không nên có chính sách xây dựng phát triển các KCN theo kiểu “phong trào”.

Thứ năm, để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong hoạt động phát triển

các KCN cần phải quan tâm tới điều kiện cụ thể của việc thành lập, đồng thời phải có những quy định cụ thể về trình tự xây dựng các KCN theo hƣớng giải quyết các vấn đề môi trƣờng trƣớc.

Hiện nay, vấn đề gây bức xúc lớn nhất ở khu vực nông thôn Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng là việc thu hồi đất để phát triển các KCN. Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu hoàn thiện chính sách thu hồi đất.

Thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho KCN hiện nay đƣợc coi là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của các KCN và đây cũng là khâu có nhiều khó khăn nhất, gây nhiều bức xúc nhất. Vấn đề thu hồi đất và đền bù đất bị thu hồi là vấn đề khó khăn trong thời gian qua và đã gây tổn hại cho nhiều phía (các doanh nghiệp trong KCN, dân cƣ). Nguyên nhân của những hạn chế này là do:

- Vấn đề cơ chế và chính sách liên quan đến thu hồi đất và giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, các hƣớng dẫn của trung ƣơng, của tỉnh Ninh Bình chủ yếu mang tính định tính, nặng tính chất cƣỡng bức, chƣa quan tâm đầy đủ và hợp lý đến lợi ích của ngƣời dân nên khó triển khai. Thủ tục thu hồi đất và đền bù quá phức tạp, chƣa chú trọng đến chính sách tái định cƣ nên chƣa đƣợc ngƣời dân ủng hộ hoặc cản trở việc triển khai của các KCN, gây ảnh hƣởng đến khả năng phát triển theo hƣớng bền vững của các KCN.

- Nhận thức và sự tham gia của chính quyền địa phƣơng, các cấp, ngành chƣa đầy đủ đối với sự phát triển các KCN theo hƣớng bền vững. Do đó, việc triển khai thực hiện chậm trễ và kém hiệu quả.

- Thiếu sự hợp tác của ngƣời dân do các vƣớng mắc về chính sách của nhà nƣớc, sự triển khai không hợp lý các chính sách đó ở tỉnh và tâm lý bị thua thiệt của ngƣời dân địa phƣơng, điều này làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc triển khai xây dựng và phát triển theo hƣớng bền vững của các KCN.

Để đảm bảo cho sự phát triển các KCN theo hƣớng bền vững cần có những giải pháp đồng bộ và triệt để cho vấn đề thu hồi đất phục vụ KCN:

Thứ nhất, phải hoàn thiện các chính sách, thủ tục thu hồi và đền bù đất cho

phát triển KCN. Khi ban hành các chính sách, thủ tục đền bù giải tỏa đất cần quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của ngƣời dân. Bởi ngƣời dân luôn là đối tƣợng bị thiệt thòi khi bị thu hồi đất. Nhƣ vậy, ngoài việc thống nhất giá đền bù và di dời tái định cƣ, các chính sách cần phải quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân bị mất đất. Đảm bảo tốt vấn đề lợi ích và tạo sự an tâm cho ngƣời dân thì việc thu hồi đất mới thuận lợi, tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển các KCN của tỉnh theo hƣớng bền vững.

Thứ hai, nhà nƣớc trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng phải nhận thức đƣợc vai trò quan trọng trong việc tổ chức đền bù thu hồi đất cho KCN, tham gia một cách toàn diện vào quá trình thực hiện thu hồi đất. Muốn thực hiện đƣợc điều này, trƣớc hết cần hoàn chỉnh và công bố công khai quy hoạch trƣớc, tránh tình trạng lợi dụng sự bất cân xứng thông tin để trục lợi, sau đó phải chuẩn bị các phƣơng án hỗ trợ ngƣời dân di dời một cách thuận lợi khi bị thu hồi đất.

Thứ ba, cần có chính sách hợp lý đảm bảo điều kiện ổn định cuộc sống cho

những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi thu hồi đất, đặc biệt là chính sách đào tạo chuyển đổi ngành nghề và thu hút lao động là dân cƣ bị thu hồi đất vào làm việc trong KCN nhằm tạo thuận lợi cho việc an dân, đồng thời cho phép đáp ứng tại chỗ nhu cầu về lao động cho các doanh nghiệp trong KCN và nhất là tạo điều kiện tăng cƣờng tính chất bền vững về mặt xã hội cho địa phƣơng có KCN và cho bản thân KCN.

Thứ tư, chính sách hỗ trợ phát triển các loại hình cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngoài KCN, điều này góp phần cải thiện đời sống cho dân cƣ quanh vùng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của địa phƣơng có KCN, tận dụng cơ sở hạ tầng của KCN và đáp ứng tại chỗ một số nhu cầu của chính KCN.

4.3.4.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN

Qui hoạch đƣợc coi là yếu tố quan trọng giúp xác định khuôn khổ và phƣơng hƣớng cho sự phát triển của KCN, ảnh hƣởng lớn đến sự PTBV các KCN.Mặc dù Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã tạo ra khung pháp lý quan trọng giúp nâng cao tính thực thi trong việc xây dựng và thực hiện qui hoạch các KCN. Tuy nhiên, hiện tại công tác qui hoạch vẫn còn tồn tại khá nhiều điểm bất cập, cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện, bao gồm: quy hoạch tổng thể KCN thiếu tầm chiến lƣợc, thiếu tính dự báo và định hƣớng dài hạn. Quy hoạch tỉnh Ninh Bình vẫn theo quan điểm địa hành chính và mở rộng vùng theo chiều rộng, chỉ giới hạn trong các phạm vi địa giới hành chính. Quy hoạch KCN thiếu tính khoa học, thiếu sự gắn kết với quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh và các vấn đề: môi trƣờng, nguồn nhân lực... Thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch đô thị và KCN cũng nhƣ hệ thống giao thông và mạng lƣới dịch vụ.

Trong qui hoạch phát triển các KCN, khi thẩm định dự án và trình lên Chính phủ và Bộ KHĐT phê chuẩn nhất thiết phải tính đến việc bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đây là cơ sở cho việc bảo đảm sự PTBV không chỉ nội tại KCN, cho địa phƣơng có KCN mà đảm bảo PTBV cả nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần thiết khác nhƣ: Hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trƣờng cả trong và ngoài KCN; Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đƣờng xá, điện, nƣớc, nhà ở, mạng lƣới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục; Phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lƣới thị tứ, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại.

Qui hoạch các KCN phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định về tỷ lệ lấp đầy KCN hiện có khi mở rộng và bổ sung qui hoạch KCN mới của tỉnh theo Nghị định

KCN cho phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tài nguyên đất. Tránh tình trạng nhiều KCN không thể thu hút đƣợc đầu tƣ hoặc đạt tỷ lệ sử dụng đất KCN rất thấp để đất hoang hóa trong khi ngƣời dân không có đất sản xuất; hoặc thiếu đất công nghiệp cho thuê, lỡ mất cơ hội phát triển của địa phƣơng.

Qui hoạch cần dự tính vị trí đặt KCN đảm bảo tính bền vững. Việc bố trí các KCN gần các đô thị lớn và các khu dân cƣ tập trung thời gian qua đã thể hiện nhiều điểm bất cập (ô nhiễm môi trƣờng, tắc nghẽn giao thông,…). Do vậy, trong công tác qui hoạch phát triển KCN cần xác định rõ những vị trí có thể xây dựng các KCN cũng nhƣ những ngành nghề cụ thể đƣợc phép đầu tƣ vào những vị trí này. Cụ thể là vị trí đặt KCN không đƣợc ảnh hƣởng tới hành lang phát triển các đô thị trong tƣơng lai. Các KCN không nên bố trí quá gần các tuyến giao thông huyết mạch và phải đảm bảo không ảnh hƣởng tiêu cực tới sự tồn tại bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn nƣớc, nguồn tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên...). Đặc biệt phải cân nhắc kỹ việc sử dụng đất trồng lúa để phát triển mới và mở rộng KCN. Với các vị trí có điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa, cho năng suất cao thì nhất thiết giữ lại để trồng lúa.

Cần qui định về qui mô diện tích tối thiểu cho từng loại KCN.Thực tế qui mô các KCN ở Ninh Bình hiện nay cho thấy có KCNdiện tích chỉ hơn 100ha.Việc phát triển các KCN có qui mô nhỏ sẽ khó đảm bảo tính chất bền vững của chính KCN.Với KCN có diện tích nhỏ thì việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trƣờng và các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động.Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của địa phƣơng khác, tác giả cho cho rằng nên qui định qui mô tối thiểu để đƣa vào qui hoạch KCN là 200 – 300ha.

Thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức KCN theo hƣớng hiện đại, cụ thể là: (1) Chuyển từ KCN thành lập mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tƣ thuộc nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau với mục tiêu lấp đầy KCN thành những KCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao; (2) Chuyển từ KCN chỉ bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp,

chuyên môn hoá sản xuất cho xuất khẩu, sang mô hình KCN tổng hợp, trong đó bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thƣơng mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa). Các dịch vụ phục vụ hoạt động trong KCN bao gồm: ngân hàng, bƣu điện, dịch vụ cung ứng thƣờng xuyên, hoạt động khoa học công nghệ cao và các hoạt động dịch vụ khác; (3) Chuyển từ KCN không có dân cƣ sang KCN có dân cƣ thƣờng gọi là khu kinh tế mở. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hƣớng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ: (i) Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao; (ii) Chuyển từ KCN bao gồm ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng sang sản phẩm công nghiệp sạch, theo hƣớng hình thành các công viên công nghiệp (indutrial parks), nhƣ mô hình của nhiều nƣớc đã và đang triển khai; (iii) Chuyển từ KCN sản xuất, kinh doanh đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học công nghệ kỹ thuật cao.

- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KCN của tỉnh. Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cƣ, thành phố, khu đô thị. Nội dung quy hoạch KCN không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí đóng của khu mà còn phải tính tới cả hƣớng bố trí ngành công nghiệp, sản phẩm sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cƣ, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả lao động và yêu cầu về môi trƣờng của từng khu vực. Để nâng cao chất lƣợng qui hoạch, cần có sự phối hợp của các ngành, các địa phƣơng và giữa địa phƣơng với trung ƣơng để có sự thống nhất trong các định hƣớng phát triển, đảm bảo tính liên kết giữa phát triển của KCN với sự phát triển chung của địa phƣơng, cũng nhƣ tính liên kết trong phát triển KCN giữa các địa phƣơng trong Tỉnh với nhau, tránh cạnh tranh trực tiếp giữa các KCN trên cùng một địa bàn hoặc giữa những địa bàn có sự gần gũi về mặt địa lý. Sớm có kế hoạch xây dựng những cơ sở đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng nghề ở trình độ cao cho Tỉnh.

KẾT LUẬN

Thực tế phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới đã chứng minh phát triển khu công nghiệp ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Vì thế, thời gian qua đã có hàng trăm khu công nghiệp đƣợc xây dựng và phát triển, tạo nên một diện mạo mới và góp phần không nhỏ trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, nâng cao trình độ và hiện đại hóa công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, phát triển các khu công nghiệp luôn luôn mang tính hai mặt: đạt hiệu quả cao về kinh tế thì lại tổn hại đến các yếu tố môi trƣờng, xã hội. Bởi vậy, phát triển bền vững các khu công nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn tỉnh đang tích cực phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)