Nhóm giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.3.3. Nhóm giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu công nghiệp

Ninh Bình đang đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển các KCN theo hƣớng bền vững, một trong những vấn đề đó là ô nhiễm môi trƣờng tại KCN và các vùng quanh KCN. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển các KCN trên địa bàntỉnh Ninh Bình theo hƣớng bền vững, cần thực hiện một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ sau:

Công tác quy hoạch: tỉnh cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN để đảm bảo các quy hoạch KCN đƣợc đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, với chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng của tỉnh, với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất…

Thu hút đầu tư: thu hút đầu tƣ vào KCN theo hƣớng ƣu tiên những ngành

công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, bảo đảm cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm môi trƣờng của địa phƣơng; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phƣơng án bảo vệ môi trƣờng.

Cơ chế, chính sách: rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy

phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trƣờng theo hƣớng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trƣờng cho BQL các KCN. BQL các KCN của tỉnh phải đƣợc trao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trƣờng trong KCN. Ngoài ra, các văn bản cũng cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tƣ KCN với các doanh nghiệp thứ cấp đầu tƣ trong KCN trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng cơ

chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lƣợng trong KCN.

Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hƣớng tổ chức quản

lý tập trung: BQL KCN cần đƣợc UBND các cấp và các bộ, ngành có liên quan ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trƣờng trong KCN và triển khai các quy định bảo vệ môi trƣờng liên quan. Bổ sung thanh tra BQL các KCN vào hệ thống thanh tra nhà nƣớc để tạo điều kiện cho BQL các KCN thực hiện tốt chức năng giám sát thi hành pháp luật về môi trƣờng trong KCN. Trong thời gian tới, phải có biện pháp để nâng cao năng lực quản lý về môi trƣờng cho BQL các KCN của tỉnh

Chủ đầu tƣ KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, các hạng mục này cần đƣợc thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN; tham gia ứng phó các sự cố môi trƣờng trong KCN.

Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nƣớc thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêuchuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung trƣớc khi thải vào hệ thống thugom nƣớc thải của KCN, trƣờng hợp chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung thìtừng doanh nghiệp phải xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn cho phép trƣớc khi thải rangoài. Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quychuẩn.

Pháp luật môi trường: nhà nƣớc cần rà soát, bổ sung và tiếp tục điều chỉnh

hệ thống văn bản pháp luật về môi trƣờng, trong đó hƣớng dẫn cụ thể, quy định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trƣờng cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc; ban hành, cập nhật các tiêu chuẩn môi trƣờng cho phù hợp với thực tiễn. Đối với các công trình xử lý chất thải của doanh nghiệp thì cần quy định rõ về tiêu chuẩn, chế độ vận hành để thống nhất thực hiện, bảo đảm đƣợc chất lƣợng của các công trình, nhất là đối với nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung của các KCN.

Đầu tư vốn: huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tƣ các công trình môi trƣờng của các KCN, bao gồm: Vốn doanh nghiệp phát triển hạ tầng, vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, vốn ODA, vốn từ ngân sách nhà nƣớc, trong đó, vốn doanh nghiệp phát triển hạ tầng là chủ yếu.

Ban hành cơ chế, chính sách để tạo cơ sở cho việc hỗ trợ về tài chính, ƣu đãi đầu tƣ đối với việc đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp KCN. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng cho đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung cần xem xét huy động, bố trí nguồn vốn với quy mô thích hợp để thực hiện tín dụng ƣu đãi cho đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trƣờng trong

các KCN, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để bảo đảm tính răn đe đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN nhƣ: Coi việc xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung là một trong những điều kiện khi thực hiện các ƣu đãi về thuế, đất đai cho chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN, là điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp phát

triển hạ tầng KCN cũng nhƣ các doanh nghiệp thứ cấp để giúp các doanh nghiệp ý thức rõ rang và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài KCN; tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)