Diễn biến của trái phiếu trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Chƣơng 2 Thực trạng hàng hoá của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.2. Diễn biến hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua

2.2.1. Diễn biến của trái phiếu trên thị trƣờng

2.2.1.1. Trái phiếu Chính Phủ

Từ tháng 7 năm 2000, sau khi Chính phủ ban hành nghị định số 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài Chính đã áp dụng phƣơng pháp phát hành mới là đấu thầu trái phiếu chính phủ qua Trung tâm giao dịch Chứng khoán. Đến hết năm 2005 (sau gần 5 năm thị trƣờng chứng khoán đi vào hoạt động) đã tổ chức đƣợc hơn 190 đợt đấu thầu thành công trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Quỹ hỗ trợ Đầu tƣ với giá trị trúng

thầu 17.938tỷ đồng (bảng 1 và biểu đồ 1)

Bảng 1: Giá trị trái phiếu trúng thầu

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Số lƣợng đợt đấu thầu Tổng giá trị trúng thầu

2001 8 1.600 2002 35 1.231 2003 68 5.781 2004 51 6.001 2005 28 3.325 Tổng cộng 190 17.938

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Tæ ng g i¸ tr Þ t ró ng th Çu (Tû ® ån g) 2001 2002 2003 2004 2005 N¨m

Biểu đồ 1. So sánh tổng giá trị chúng thầu trái phiếu qua một số năm

Khối lƣợng trái phiếu niêm yết trên thị trƣờng (mời thầu) là tƣơng đối lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lƣợng chứng khoán niêm yết, ngoài ra có rất nhiều chủng loại và các thời hạn cho ngƣời đầu tƣ lựa chọn. Tuy nhiên, giao dịch trái phiếu lại hết sức hạn chế chỉ đạt 12% tổng giá trị giao dịch toàn thị trƣờng, chủ yếu là các giao dịch phát hành. Tính đến hết năm 2005 trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có hơn 237 loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 2 đến 15 năm đƣợc niêm yết và giao dịch. Các giao dịch trái phiếu còn rất hạn chế, khối lƣợng giao dịch trong các đợt đấu thầu không cao. Có 25 đơn vị đƣợc công nhận là thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (6 công ty chứng khoán, 15 ngân hàng thƣơng mại và 4 công ty bảo hiểm). Tuy nhiên chƣa có lần nào đủ 25 thành viên cùng tham gia trong một phiên đấu thầu. Số lƣợng các đợt đấu thầu không thành công chiếm trên 60% chủ yếu do lãi suất đặt thầu thấp hơn lãi suất chỉ đạo.

Các giao dịch thứ cấp về trái phiếu trên thị trƣờng cũng không đƣợc sôi nổi do tính thanh khoản của trái phiếu thấp, cách tính toán giá cả phức tạp và điều quan trọng nhất là hầu nhƣ không có chênh lệch giá (trong khi giá cổ phiếu liên tục tăng trong thời kỳ đầu) nên không hấp dẫn nhà đầu tƣ.

Với hình thức bảo lãnh phát hành ngay thời gian đầu (tháng 9/2000), Bộ tài chính đã phát hành bằng phƣơng thức này 500 tỷ trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm cho 3 đơn vị tham gia bảo lãnh. Nhƣng không đơn vị nào bán ra công chúng loại trái phiếu này.

Nhƣ vậy, họat động giao dịch trái phiếu trong thời gian qua có thể rút ra nhận xét, trái phiếu Chính phủ mặc dù có chủng loại khá đa dạng, nhƣng chƣa thực sự đóng vai trò là loại hàng hoá tạo lãi suất chuẩn cho thị trƣờng, khối

lƣợng giao dịch chiếm tỷ trọng nhỏ, lãi suất không hấp dẫn nhà đầu tƣ và ở thời kỳ đầu gần nhƣ đóng băng hoàn toàn.

2.2.1.2. Trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù có Luật Doanh nghiệp điều chỉnh việc phát hành trái phiếu của các công ty cổ phần, nhƣng trên thực tế cho đến nay vẫn chƣa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu theo Luật này. Kể từ khi Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính Phủ đƣợc ban hành kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc thì trái phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc mới đƣợc phát hành. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tƣ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng nhƣ điện, luyện kim, xi măng mới bắt đầu chuẩn bị phƣơng án phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, sau một thời gian phát hành tình hình giao dịch tiến triển không mấy khả quan, chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch huy động, và chủ yếu cũng chỉ diễn ra thời gian ngắn 2 đến 3 năm (Nhà máy xi măng Anh Sơn, Hoàng Thạch, Công ty Thép Miền Nam…). Bên cạnh đó việc phát hành các loại trái phiếu công trình, dự án cũng đã đƣợc triển khai nhƣ:

- Tổng công ty hàng không Việt Nam phát hành 500 triệu USD trái phiếu mua máy bay;

- Bộ xây dựng có nhu cầu huy động vốn cho khu đô thị Trung Hoà- Nhân Chính 148 tỷ đồng;

- Dự án khu công nghiệp Phù Cát 350 tỷ đồng…

Ngành ngân hàng đã phát hành một khối lƣợng trái phiếu đáng kể theo hƣớng dẫn của Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thể lệ phát hành trái phiếu ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng đầu tƣ phát triển, hƣớng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIV) liên tục tổ chức các đợt phát hành trái phiếu có thời hạn từ 1-5 năm kể từ cuối năm 1998. Tổng số BIV đã phát hành đƣợc tổng khối lƣợng trái phiếu lên đến 1.900 tỷ đồng, trong đó có 2 đợt vào năm 2000 trái phiếu 5 năm lãi suất 6,5% và 6,55% trả trƣớc đƣợc niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán với tổng giá trị 1.069 tỷ đồng. Cho đến nay đây là hai loại trái phiếu doanh nghiệp duy nhất đƣợc niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 22/3/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/CP về phát hành trái phiếu quốc tế, hƣớng dẫn về việc huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài

đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, đến nay chƣa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu theo quy định này.

Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu đóng vai trò hết sức quan trọng, có tiềm năng lớn, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng khó khăn trong việc cung cấp vốn dài hạn. Mặt khác trái phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc còn đƣợc Bộ tài chính bảo đảm thanh toán nên mức độ rủi ro thấp. Mặc dù có nhiều lợi thế nhƣ vậy nhƣng khối lƣợng các loại trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình, dự án đƣợc phát hành còn rất hạn chế. Trên thị trƣờng chứng khoán thời gian qua chỉ lƣu hành duy nhất trái phiếu BIV. Các giao dịch trái phiếu BIV diễn ra khả quan, khá sôi nổi, tuy giá không có nhiều biến động. Nhƣng do số lƣợng hạn chế nên giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng rất thấp.

Nhận xét về trái phiếu doanh nghiệp có thể thấy: hàng hoá hầu nhƣ chƣa có gì trên thị trƣờng tập trung - Trung tâm giao dịch chứng khoán . Hiện nay chỉ có hai loại trái phiếu đều của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam niêm yết, trong suốt giai đoạn 2001-2005 không có thêm một loại trái phiếu công ty nào khác đƣợc niêm yết. Khối lƣợng giao dịch hạn chế và đây mới chỉ đƣợc xem là bƣớc thử nghiệm ban đầu để doanh nghiệp và công chúng làm quen mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)