Một trong những khó khăn đối với DNNVV là khó tiếp cận đấtđai do không có khả năng thuê đất trong các cụm/khu công nghiệp. Các DNNVV phần lớn khởi sự từ các hộ kinh doanh, sử dụng mặt bằng là đấtở của gia đình, quy mô nhỏ, điều kiện mặt bằng hiện có không cho phép mở rộng quy mô sản xuất. Trong khi đó suất đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp thƣờng cao hơn các khu công nghiệp do quy mô nhỏ, cho nên các DNNVV muốn mở rộng sản xuất lại càng khóđi thuê lại đất tại các cụm công nghiệp. Để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các DNNVV cần hoàn thiện các giải pháp sau:
- Ban hành các chính sách về đất đai để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó có DNNVV tiếp cận thuận lợi hơn mặt bằng sản xuất kinh doanh. Cần tạo ra sự công bằng trong quan hệ sử dụng đất, sự bình đẳng cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài về thuê đất, trả tiền sử dụng đất.
- Thống nhất và hiện đại hóa việc đăng ký đối với đất đai và các công trình xây dựng và hợp lý hóa các thủ tục đăng ký đất đai và công trình xây dựng. Khuyến khích nhân dân đăng ký bằng cách loại bỏ những biện pháp tài chính nặng nề đối với việc đăng ký đất và các công trình xây dựng. Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và hợp lý để giải quyết các tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề sở hữu và quyền sử dụng đất.
- Thành phố thúc đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và sở hữu nhà cửa. Việc đƣợc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cho phép DNNVV yên tâm đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng, cơ sở sản xuất kinh doanh để tổ chức sản xuất kinh doanh. Mặt khác, khi đƣợc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cho phép DNNVV sẵn sàng hơn trong việc cung cấp bất động sản làm vật thế chấp cho các khoản vay. Điều này sẽ hỗ trợ DNNVV rất nhiều trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng cho hoạt động của mình.
- Tiếp tục quy hoạch phát triển các khu/cụm công nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trên các địa bàn Hà Nội mở rộng (Hà Tây cũ) để các DNNVV có thể tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh với chi phí thấp hơn so với các khu/cụm tại địa bàn Hà Nội (cũ) trƣớc đây.
- Tập trung tháo gỡ vƣớng mắc khó khăn về thủ tục bồi thƣờng và giao đất cho chủ đầu tƣ hạ tầng để triển khai hạ tầng các cụm công nghiệp dành cho các DNNVV;
- Tập trung đầu tƣ hạ tầng bên ngoài cụm công nghiệp nhằm tạođiều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tƣ hạ tầng và các doanh nghiệp đầu tƣ vào cụm công nghiệp;
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp dành cho DNNVV. Đồng thời có cơ chính sách hỗ trợ phí sử dụng hạ tầng cụm công nghiệp đối với DNNVV.
4.3.3.Trợ giúp đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho các DNNVV
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa học và công nghệ, Thành phố trợ kinh phí cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của DNNVV.
- Hoàn thiện khung pháp lý hƣớng dẫn quy trình hình thành và công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, các chính sách ƣu đãi cụ thể về tài chính, đất đai cho doanh nghiệp khoa học công nghệ;
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ để các DNNVV có thể tiếp cận một cách có hiệu quả hơn nguồn thông tin sáng chế phục vụ nhu cầu sản xuất và đổi mới công nghệ.
- Sớm ban hành những cơ chế chính sách bao gồm: hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp nhập bí quyết công nghệ và các công nghệ cao để phục vụ sản xuất, hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp;
- Xác định cơ cấu đầu tƣ hợp lý cho các hoạt động khoa học công nghệ theo hƣớng tăng cƣờng hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo và hoàn thiện công nghệ, nâng cao tỷ trọng đầu tƣ hỗ trợ cho các nhiệm vụ phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chƣơng trình đổi mới, ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại, cụ thể: Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chƣơng trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020...;