Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo kết quả kinh doanh đã đƣợc công bố của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Sông Vân và Hồ sơ tại Phòng tín dụng, phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về rủi ro tín dụng của NHTM, kế thừa từ các tác giả khác để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ định hƣớng của họ từ đó có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp hơn với quá trình nghiên cứu của tác giả.

Kết luận chương 2

Chƣơng 2 đã chỉ rõ phƣơng pháp nghiên cứu là phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp và phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Chƣơng 2 mô tả đầy đủ cách tiến hành thu thập thông tin và xử lý thông tin bằng phƣơng pháp phân tích thống kê để trả lời các câu hỏi thực trạng rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân hiện nay. Đồng thời, dựa vào phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua kết quả điều tra, khảo sát tìm ra nguyên nhân rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NNO&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG VÂN 3.1. Tổng quan về ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Sông Vân

3.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – chi nhánh Sông Vân Nam – chi nhánh Sông Vân

Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Sông Vân đƣợc thành lập ngày 1/10/2003 theo quyết định số 260 ngày 05/09/2003 QĐ_HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam chuyển từ công ty vàng bạc đá quý thành Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Sông Vân trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Với chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ theo luật các tổ chức tín dụng. Từ khi thành lập Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Sông Vân gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuât, mô hình quản lý… Nhƣng trong những năm hoạt động vừa qua, đƣợc sự quan tâm của cấp trên, sự nỗ lực của cán bộ nhân viên trong chi nhánh, thực hiện định hƣớng kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trƣờng nên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào thành công chung của hệ thống ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng nhƣ trên cả nƣớc.

Dù có trụ sở tại thành phố Ninh Bình nhƣng hoạt động của chi nhánh không chỉ bó hẹp trên địa bàn thành phố mà còn ở các xã huyện lân cận. Chi nhánh thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, đầu tƣ các đối tƣợng, thành phần kinh tế, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức tốt công tác quản lý để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Về cơ cấu tổ chức và mạng lưới

Ngày đầu thành lập Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân chỉ có 15 cán bộ công nhân viên nhƣng đến nay sau hơn 12 năm hoạt động đã có số cán bộ nhân viên tăng 101 ngƣời trong đó Ban Giám Đốc có 01 ngƣời phụ trách chung và 03 Phó Giám Đốc. Ngoài ra có các phòng ban nhƣ: phòng tín dụng 18, phòng quản lý rủi ro 13 ngƣời, phòng tài chính kế toán – kho quỹ 10 ngƣời,

phòng hành chính tổng hợp 9 ngƣời, phòng quan hệ khách hàng I có 10 ngƣời, phòng quan hệ khách hàng II có 14 ngƣời, quỹ tiết kiệm 4 ngƣời, Phòng dịch vụ khách hàng 7 ngƣời. Và có thêm 2 phòng giao dịch ở Gián khẩu 5 ngƣời và phòng giao dịch Tam Điệp 7 ngƣời, tạo nên sự hoàn thiện trong bộ máy tổ chức.

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính tại Agribank – Chi nhánh Sông Vân)

Về chức năng, nhiệm vụ của các phòng

Giám đốc

Điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi công việc của cơ quan theo điều lệ NHNo&PTNT Việt nam và trƣớc pháp luật. Giám sát, kiểm soát, đôn đốc toàn diện hoạt động của các phòng các tổ chức trong phạm vi nội bộ cơ quan. Quyết định các vấn đề hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền.

Đƣợc ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.

Đại diện Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trƣớc cơ quan pháp luật các vấn đề có liên quan đến hoạt động chi nhánh do mình trực tiếp phụ trách.

Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thƣởng và tiền phạt áp dụng cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu thị trƣờng tiền tệ và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao

Phó giám đốc

Phó giám đốc là nhà quản lý cấp dƣới bên cạnh Giám đốc, phụ trách một số hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhiệm vụ khác của đơn vị và chịu trách nhiệm công việc trƣớc Giám đốc

Thay mặt Giám đốc thực hiện các công việc đƣợc ủy quyền thông qua văn bản ủy quyền. Là ngƣời tham mƣu cho Giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn của mình

Phòng tín dụng

Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hƣớng đầu tƣ tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.

Thƣờng xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục.

Giúp Giám Đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám Đốc chi nhánh giao.

Phòng quản lý rủi ro

Phân tích toàn diện hồ sơ, đề xuất tín dụng của khách hàng; rà soát , đánh giá rủi ro tín dụng.

Lập báo cáo thẩm định rủi ro và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phân tích, đánh giá, đo lƣờng, kiểm soát rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý và thực hiện báo cáo

Thực hiện các chƣơng trình Marketing của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam, Chi nhánh đối với khách hàng.

Tham gia thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh.

Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tiếp thị, thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng hợp lý các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

Duy trì mối quan hệ khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng theo quy định và chính sách của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam.

Phòng dịch vụ khách hàng

Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản lý tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế, thu đổi mua bán ngoại tệ. Giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ; chi trả kiều hối đối với khách hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch….để phán ánh với lãnh đạo.

Phòng kế toán

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHNN phê duyệt.

Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán quyết toán và các báo cáo theo quy định.

Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định.

Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

Phòng tổ chức hành chính

Dự thảo quy chế, quy định, nội quy quản lý lao động, tài sản, phòng cháy chữa cháy và các quy định đảm bảo an ninh, trật tự, nội quy cơ quan.

- Theo dõi, quản lý, đề xuất việc mở rộng hoặc thu hẹp mạng lƣới.

- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lƣơng theo quy chế; thực hiện công tác quản lý, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; tổng hợp, theo dõi thƣờng xuyên cán bộ, nhân viên đƣợc quy hoạch, đào tạo.

- Trực tiếp tham mƣu và làm đầu mối công tác tổ chức, khen thƣởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính

3.1.2.1. Công tác huy động vốn

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn năm 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Số tiền Số tiền Tăng/ Giảm (%) Số tiền Tăng/ Giảm (%) Tổng nguồn vốn huy động 710 825 16,2 1.100 33,33 I.Theo đối tƣợng 1.TG của TCKT 362 407 12,4 533 30,9 2.TG từ dân cƣ 348 418 20,12 567 35,64

II.Phân theo nguồn tiền

1.Nguồn vốn VND 613 713 16,3 992 39,13

2.Nguồn vốn ngoại tệ (đã quy đổi)

97 112 15,46 108 6,4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank – Chi nhánh Sông Vân)

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên, cho thấy nguồn vốn huy động tăng trƣởng mạnh không ngừng qua mỗi năm. Năm 2013 nguồn vốn huy động tăng 115 tỷ đồng so với năm 2012 (tƣơng ứng tăng 16,2%). Nhƣng sang năm 2014 đã đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 275 tỷ đồng so với năm 2013 (tƣơng ứng với tỷ lệ tăng đạt 33,33%).

Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Nhìn chung tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua từng năm có xu hƣớng tăng nhƣng không đều. Năm 2013 tổng số tiền huy động đƣợc đạt 407 tỷ đồng, tăng 45 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng trƣởng đạt 12,4%. Năm 2014 đạt 533 tỷ đồng, tăng 126 tỷ đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng trƣởng đạt 30,9%. Do năm 2013, các doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận nên gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

Tiền gửi dân cƣ: Nguồn tiền gửi từ dân cƣ tăng trƣởng đều qua các năm. Năm 2013 đạt 418 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 20,12%. Sang năm 2014 đạt 567 tỷ đồng, ứng với với tỷ lệ tăng trƣởng đạt 35,67%. Nguồn tiền gửi từ dân cƣ tăng nhƣ vậy do ngân hàng đã thƣờng xuyên đẩy mạnh công tác quảng bá, khuyến mại tiếp thị bằng các chƣơng trình khuyến mại, rút thăm trúng thƣởng khi khách hàng đến ngân hàng gửi tiền. Đặc biệt ngân hàng luôn có chính sách lãi suất hợp lý giành cho khách hàng khi đến gửi tiền. Vì thế, ngân hàng đã tạo đƣợc niềm tin trong tâm trí khách hàng.

Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân vẫn chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ, chủ yếu vẫn là nguồn vốn huy động từ nội tệ. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chỉ đạt 108 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 9,8% so với tổng nguồn vốn. Ngân hàng cần có biện pháp triển khai thu hút nguồn vốn huy động tốt hơn để đáp ứng nhu cầu tín dụng phong phú hơn.

Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo thƣờng xuyên về huy động vốn của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân, xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Ngân hàng luôn chú trọng nghiên cứu, nắm bắt các nhu cầu của từng đối tƣợng khách hàng để có chính sách huy động vốn phù hợp. Áp dụng chính sách ƣu đãi đối với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định,…

3.1.2.2. Công tác tín dụng

Bảng 3.2: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng năm 2012-21014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ tín dụng (Tỷ đồng) 425 570 733 Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 3,825 4,390 26,83 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ (%) 0,9 0,77 3,66

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribnak – Chi nhánh Sông Vân)

Bảng dƣ nợ tín dụng trên cho thấy:

Dƣ nợ tín dụng của ngân hàng năm 2013 đạt 570 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tƣơng ứng 34,11%. Năm 2014 dƣ nợ tín dụng đạt 733 tỷ đồng, tăng 163 tỷ đồng và tăng với tỷ lệ 28,6% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu luôn đƣợc ngân hàng kiềm chế ở mức thấp.

Kết quả trên cho ta thấy ngân hàng đã có bƣớc tiến quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng, đầu tƣ vào những dự án mang tính chiến lƣợc, có hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2014, hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt mức tăng trƣởng cao hơn mức tăng trƣởng toàn hệ thống, do chi nhánh đã tiếp tục giải ngân cho các dự án đã ký kết hợp đồng từ năm 2012,2013 và giải ngân thanh toán L/C theo cam kết.

Ngân hàng tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống, có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thực hiện tăng trƣởng tín dụng bán lẻ để từng bƣớc chuyển dịch tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ trong tổng dƣ nợ. Để đạt đƣợc chất lƣợng tín dụng tốt, ngân hàng luôn chú ý đến việc tập trung thu hồi nợ đến hạn, quản lý chặt chẽ điều kiện tín dụng đối với các khoản vay. Tăng cƣờng kiểm tra mục đích sử duụngoốn nhằm đảm bảo chất lƣợng khoản vay, nắm rõ chu trình luân chuyển của dòng tiền, thu nợ sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng.

3.1.2.3. Các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng

Bên cạnh các hoạt động cho vay và nhận tiền gửi, hiện nay tại chi nhánh Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân cung cấp các dịch vụ sau:

Về hoạt động thanh toán: Các năm 2012 – 2014 hoạt động thanh toán tăng cả về số lƣợng giao dịch và giá trị giao dịch tăng. Điều này cho thấy Ngân hàng NNNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân đã khẳng định đƣợc tên tuổi và vị trí của mình trên thị trƣờng ngân hàng. Cùng với việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, việc cung ứng các phƣơng tiện thanh toán mới nhƣ SMSbanking, Home banking, Internetbanking, các dịch vụ liên quan đến tài khoản đã giúp cho khách hàng quản lý dòng tiền một cách tốt nhất.

Về hoạt động ngân hàng bán lẻ: Chi nhánh luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của các khách hàng cá nhân một cách tốt nhất. Hệ thống danh mục sản phẩm dịch vụ cá nhân của ngân hàng đƣợc xây dựng đa dạng với trên 80 dòng sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng chú trọng nghiên cứu đƣa ra các chƣơng trình sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng nhƣ các chƣơng trình dự thƣởng, các hoạt động chăm sóc khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Phòng kinh doanh ngoại hối đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng thanh toán tại ngân hàng. Các nhu cầu ngọai tệ của khách hàng đều đƣợc lên phƣơng án nhằm đảm bảo khách hàng có thể mua đƣợc ngoại tệ với giá ƣu đãi trong những thời điểm thị trƣờng ngoại tệ biến động. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng triển khai nhiều nghiệp vụ đổi mới đối với các đơn vị ngành dầu khí nhƣ hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ,…để đảm bảo ngoại tệ thanh toán, các loại ngoại tệ cũng đƣợc đa dạng hóa nhiều hơn.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân nhánh Sông Vân

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)