Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 88 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng

Sự hình thành và phát triển của hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nƣớc trong những năm qua là một sự phát triển tất yếu và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. Hệ thống thông tin tín dụng này đã góp phần giảm sự không cân xứng về thông tin giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Nó cho phép các tổ chức tín dụng có thể đánh giá khách hàng chính xác hơn, cải thiện chất lƣợng cấp tín dụng, dễ dàng ra quyết định và giảm thiểu chi phí tín dụng, tăng khối lƣợng giao dịch tín dụng góp phần phát triển kinh tế. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nƣớc trong thời gian qua đã hỗ trợ đáng kể cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên do ở giai đoạn đầu mới đƣa vào ứng dụng nên vẫn còn nhiều khó khăn, chất lƣợng thông tin của trung tâm chƣa đầy đủ, chƣa đảm bảo nhanh nhạy, chính xác và kịp thời. Vì vậy ngân hàng Nhà Nƣớc cần có sự phối hợp hơn nữa với các ngân hàng thƣơng mại để có biện pháp thu thập đầy đủ thông tin hơn, chính xác hơn và chất lƣợng hơn.

- Ngân hàng Nhà Nƣớc cần yêu cầu ngân hàng thƣơng mại hợp tác, báo cáo đầy đủ về chất lƣợng tín dụng và tình hình tài chính của khách hàng cho trung tâm thông tin tín dụng.

- Cần trang bị cho trung tâm những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng đƣợc nhu cầu của công việc nhƣ thu thập, xử lý, phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

- Cần đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên tại trung tâm về mặt nghiệp vụ và trú trọng cả tin học, ngoại ngữ.

 Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng Nhà Nƣớc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ Nông nghiệp và tình hình thực tiễn của ngân hàng.

Công tác thanh tra, kiểm tra của ngân hàng Nhà Nƣớc đối với các ngân hàng thƣơng mại phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên với mục tiêu phát hiện kịp thời những sai phạm, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của các ngân hàng thƣơng mại. Trên thực tế ngân hàng Nhà Nƣớc mới chỉ kiểm tra giám sát các ngân hàng sau khi rủi ro đã xảy ra, chƣa thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Vì vậy ngân hàng Nhà Nƣớc cần xây dựng một số quy định nhằm tăng cƣờng hơn nữa vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình đối với các ngân hàng thƣơng mại giúp các ngân hàng thƣơng mại tự chấn chỉnh hoạt động của mình.

 Yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại tham gia bảo hiểm tín dụng

Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm giàn trải rủi ro tín dụng cho hoạt động của ngân hàng. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi ngƣời, mọi tổ chức nó chia sẻ mất mát thiệt hại về tài sản và bảo hiểm ngày nay đang đi sâu vào đời sống kinh tế và xã hội. Bảo hiểm tín dụng tuy vẫn còn khá mới lạ, song nó giúp cho các ngân hàng khi phát sinh rủi ro không còn phải dùng các biện pháp phi kinh tế để ngăn chặn nhƣ không cho các tổ chức cá nhân rút tiền, phát hành thêm tiền để bù đắp. . . mà lúc này các công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ các ngân hàng giải quyết các khó khăn trƣớc mắt, hạn chế ảnh hƣởng đến nền kinh tế. Vì vậy, ngày nay tham gia bảo hiểm tín dụng là một biện pháp giúp ngân hàng đề phòng rủi ro không lƣờng trƣớc đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Vân (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)