Khi đi làm người lao động mong muốn nhận được một công việc tốt. Đó là một công việc mà ở đó họ nhận được mức lương tương xứng cho mức độ hoàn thành việc việc của họ và được thưởng mỗi khi họ hoàn thành tốt công việc. Tuy vậy tiền bạc, vật chất không phải là động cơ duy nhất khi họ đi làm. Ngoài những thứ đó ra họ còn cần có một công việc an toàn với bản thân, không buồn chán, có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân, ở đó người lao động được đối xử công bằng, được cảm thấy mình quan trọng, cần thiết. Nếu đáp ứng được những điều này thì người lao động sẽ có động lực để thực hiện công việc tốt hơn.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh họ luôn mong muốn việc làm ăn có lãi. Để có được điều này thì họ cần bán được nhiều sản phẩm. Mà muốn có nhiều sản phẩm thì họ phải sử dụng những kích thích tác động lên người lao động để họ làm việc với năng suất cao hơn. Do đó công tác tạo động lực lao động rất quan trọng và cần thiết phải hoàn thiện nó.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp để tạo động lực lao động cho Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh.
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua:
- Hệ thống các quy định, quy chế, hồ sơ, các văn bản và tài liệu liên quan đến công tác nhân sự của Công ty.
- Các tài liệu tham khảo khác có liên quan (các nghị định, thông tư, các quy định của Nhà nước Việt Nam về lĩnh vực lao động, các chế độ đãi ngộ của các doanh nghiệp khác v.v...)
Dữ liệu sơ cấp định tính và định lượng được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự của công ty thông qua phiếu bảng hỏi. Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp qua: Xây dựng các chỉ tiêu và thiết kế bảng hỏi để thu thập dữ liệu trực tiếp từ người lao động trong công ty, tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, tổng hợp dữ liệu và phân tích cụ thể.
Luận văn sẽ vận dụng khung kiến thức để phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh, trên cơ sở kết hợp với tiến hành điều tra thực tế bằng cách điều tra dưới dạng bảng hỏi để thông qua sự đánh giá của người lao động tìm ra những điểm chưa hợp lý của công tác tạo động lực hiện tại. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và sự cản trở của nó trong công tác tạo động lực . Kết hợp với chiến lược phát triển của Công ty để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực lao động.
Công tác tạo động lực lao động
Quan điểm chiến lược và mục tiêu hoạt động
Các chính sách của tạo động lực hiện nay
Vấn đề bất ổn nảy sinh Chiến lược phát
triển giai đoạn 2015 - 2020 Sự cản trở
Xây dựng các giải pháp tạo động lực mới phù hợp hơn
Sơ đồ 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước về công tác tuyển dụng trong các doanh nghiệp.
Từ mục đích, phạm vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận đã đề ra và nội dung nghiên cứu trọng tâm của Luận văn, tác giả thiết kế quy trình nghiên cứu theo mô hình được nêu trong Hình 2.1
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ. Cụ thể: Lý luận về động lực lao động và tạo động lực lao động bao gồm: các khái niệm liên quan đến động lực lao động và tạo động lực lao động, vai trò của công tác tạo động lực cho người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
Phân tích và bình luận Xác định các yếu tố tạo động
lực làm việc cho người lao động
Câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu định lượng Chọn mẫu, thu thập
dữ liệu
Kết quả
Lý thuyết nền tảng quản trị nhân sự và tạo động lực làm
việc cho người lao động
Gợi ý, khuyến nghị, kết luận
Tổng hợp và so sánh Nghiên cứu định tính
lao động , nội dung cơ bản về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp, các học thuyết tạo động lực trong doanh nghiệp được thu thập từ các cuốn sách, giáo trình.
Tài liệu nội bộ về: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức công ty, đặc điểm nguồn lao động của công ty, quan điểm chiến lược, mục tiêu hoạt động được lấy từ phòng hành chính nhân sự. Thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh được lấy từ phòng tài chính kế toán của công ty.
Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty, các biện pháp tạo động lực hiện có tại công ty như quy chế lương, thưởng, phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc, được lấy từ phòng hành chính nhân sự của công ty.
2.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi, lấy ý kiến của cán bộ công nhân viên đang làm việc trong công ty do tác giả luận văn thực hiện. Bảng hỏi được thiết kế gồm các câu hỏi có liên quan trực tiếp đến công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh.
Mẫu phiếu điều tra gồm 2 phần liên quan đến các vấn đề tạo động lực cho người lao động trong Công ty gồm: đánh giá về mức độ hài lòng đối với công việc và trật tự ưu tiên đối với những yếu tố tạo động lực. Đó là những thông tin liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi và các yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện làm việc, quan hệ lãnh đạo, công tác đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc, triển vọng và thăng tiến. Chi tiết bảng hỏi có trong phần phụ lục của luận văn.
Để tìm hiểu thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty, tác giả đã tiến hành điều tra nghiên cứu các đối tượng lao động tại Công ty
thông qua bảng câu hỏi. Số lượng mẫu được chọn là 38 mẫu (chiếm khoảng 35,5% tổng số lao động) với tỷ lệ điều tra như sau:
Bảng 2.1. Phân bổ mẫu điều tra
Bộ phận Số lƣợng
Giám đốc và quản lý phòng ban 3
Nhân viên phòng ban 6
Nhân viên và công nhân trực tiếp 29
Tổng 38
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để khái quát nội dung lý luận liên quan đến nghiên cứu và đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để làm rõ sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu giữa các thời kỳ.
Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả thu thập được từ mẫu phiếu điều tra, sau khi được kiểm tra và làm sạch, các dữ liệu được chuyển sang excel để tổng hợp và phân tích. Phương pháp phân tích dựa trên tỷ lệ % của mỗi ý kiến phản hồi đối với các câu hỏi được đưa ra .
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẤP THOÁT NƢỚC BẮC NINH
3.1 Tình hình chung của công ty TNHH một thành viên cấp thoát nƣớc Bắc Ninh
3.1.1 Lịch sử hình thành
Tiền thân của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh là chi nhánh cấp thoát nước Hà Bắc, tronh những năm t ừ 1991-1995 chi nhánh công ty đã xây dựng được nhiều công trình. Tuy nhiên do cơ cấu điều hành và quản lý lực lượng nhân viên tay nghề thấp, trang thiết bị thiếu cho nên chi nhánh công ty làm ăn kém hiệu quả.
Để đáp ứng tình hình thực tế, do Nhà nước có sự chia tách Tỉnh, ngày 01/01/1997 theo Quyết định của Chính phủ: Hà Bắc tách thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang nên chi nhánh cấp thoát nước phân chia thành hai chi nhánh, một chi nhánh là Công ty cấp thoát nước Bắc Ninh có trụ sở đặt tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trải rộng khắp tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh khác, trong những năm gần đây Công ty không ngừng đổi mới và phát triển do đó đã đạt dược những thành tích đáng kể, luôn vững vàng trong mọi thử thách, hoàn thành nhiều công trình lớn và đã được Công đoàn xây dựng Việt Nam trao tặng huy chương vàng cho chất lượng của các công trình, sản phẩm xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Qua nhiều năm hoạt động Công ty luôn đảm bảo và phát triển vốn sản xuất và kinh doanh của mình, tình hình tài chính đảm bảo kịp thời cho các nhiệm vụ của đơn vị từng bước nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
Bởi những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động của Công ty cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trước những thách thức và cơ hội mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm nhiều thị trường, mở rộng hoạt động của mình Công ty đã mạnh dạn đề xuất thêm chức năng và nhiệm vụ với những hình thức sản xuất kinh doanh mới và đã được UBND Tỉnh đồng ý thông qua Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 11/12/2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty cấp thoát nước Bắc Ninh thành Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh, từ đó đến nay vẫn dùng tên như vậy và hoạt động sản xuất kinh doanh với những hình thức đa dạng hơn, nhiều lĩnh vực hơn được thể hiện trong chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh là một doanh nghiệp nhà nước.
-Tên tiếng Anh: Bac Ninh Water Supply and Sewerage Co,Ltd.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 57 Đường Ngô Gia Tự- Phường Thị Cầu- TP. Bắc Ninh.
- Điện thoại: 0241.3824369 Fax: 0241.3822708. - Email: bn_wssc@hn.vnn.vn
Tài khoản số: 102010000231837 tại ngân hàng Công Thương Bắc Ninh. Mã số thuế: 2300108311.
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh đã được Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chứng nhận QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh là một doanh nghiệp nhà nước đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:21.04.000013 ngày 29/12/2006 với những ngành nghề kinh doanh gồm:
- Sản xuất và kinh doanh nước sạch; Xây dựng các công trình cấp thoát nước; Xây lắp hệ thống điện cao hạ thế đến 35KV.
- Xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng các công trình hạ tầng đô thị; Xây dựng kênh mương, trạm bơm, đường giao thông nông thôn; Xây dựng đường nông thôn nội tỉnh; Kinh doanh vật tư thiết bị ngành cấp thoát nước.
- Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và sử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp.
- Thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp đến cấp III. - Thiết kế kết cấu các công trình thủy nông đến cấp III.
- Thiết kế đê kè đến cấp II, hồ chứa và đập đến cấp IV; Thiết kế các công trình cấp thoát nước có lưu lượng < 15.000m3/ngày đêm.
3.1.3 Bộ máy quản lý công ty
Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến - chức năng xuyên suốt từ cấp trên xuống đơn vị trực thuộc cho phép Giám đốc Công ty được sự hỗ trợ trực tiếp từ các bộ phận chức năng về các lĩnh vực chuyên môn trong việc ra quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện. Đồng thời giữa các bộ phận cũng có mối quan hệ chức năng trong việc liên hệ, phối hợp, trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng ban.
Hình 3.1. Mô hình bộ máy quản lý công ty
3.1.4 Đặc điểm nguồn lực Công ty
3.1.4.1 Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty từ 2012 đến 2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị (triệu vnđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu vnđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu vnđ) Tỷ lệ (%) Tài sản 255.388 100 307.229 100 292.442 100 Tài sản ngắn hạn 138.907 61,63 131.216 42,69 120.039 41,07 Tài sản dài hạn 116.481 38,37 176.013 57,31 172.403 58,93 Nguồn vốn 255.388 100 307.229 100 292.442 100 - Nợ phải trả 120.342 47,12 159.680 55,96 138.968 47,51 +Nợ ngắn hạn 117.746 46,10 110.350 20,09 91.708 31,35 +Nợ dài hạn 2.596 1,02 49.330 35,87 47.260 16,16 -Vốn chủ sở hữu 130.540 51,11 142.755 42,48 148.619 50,81 +Vốn chủ sở hữu 130.540 51,11 142.755 42,48 148.619 50,81 -Nguồn kinh phí và quỹ khác 4.506 1,77 4.794 1,56 4.855 1,68
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tài sản của Công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng là 20,15% tương ứng là 51.481triệu đồng, còn năm 2014 so với năm 2013 giảm là 4,81% tương ứng là 14.787 triệu đồng. Trong đó tỷ lệ tài sản dài hạn nhìn chung lớn hơn tài sản ngắn hạn do Công ty đầu tư vào việc tân trang, mua mới máy móc thiết bị hiện đại hơn đồng thời nâng cấp hệ thống sản xuất nước sạch, hệ thống xử lý nước thải. Có sự đầu tư mạnh như vậy vì do hệ thống trang thiết bị cũ sử dụng không hiệu quả, Công ty cũng đã đưa vào hoạt động nhiều nhà máy nước trải rộng trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh. Do đó nợ phải trả của các năm 2012 đến 2014 chiến tỷ lệ trên tổng nguồn vốn như sau (năm 2012 là 47,12%, năm 2013 là 55,96%, năm 2014 là 47,51%). Bên cạnh đó thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá cao bởi việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã thu được hiệu quả khả quan.
Trong những năm sắp tới, Công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để chủ động hơn về nguồn vốn, giảm nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác.
3.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh tổng thể
(Đơn vị tính:triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng doanh thu 87.250 97.302 108.468 122.308
Lợi nhuận (lãi, lỗ) trước
thuế 5.860 3.250 5.478 4.610
Tổng lợi nhuận sau thuế
TNDN 2.600 2.682 4.121 3.704
Kết quả kinh doanh sẽ cho ta thấy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực và chất lượng của hoạt động quản trị tại đơn vị. Qua bảng kết quả kinh doanh tổng thể có thể nhận thấy rằng tổng doanh thu từ năm 2012 cho đến năm 2014 của Công ty tăng, tổng lợi nhuận sau thuế TNDN cũng tăng qua các năm.
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xét trên từng mặt hàng
(Đơn vị tính:triệu đồng)
Sản phẩm
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị % tỷ trọng Giá trị % tỷ trọng Giá trị % tỷ trọng Sản suất kinh doanh nƣớc
- Doanh thu 44.591 51,12 51.345 45,8 61.005 37,93 - Lãi (+), lỗ (-) trước thuế 10.612 6.754 9.660 Dịch vụ công ích - Doanh thu 9.036 10,35 11.880 10,6 15.587 39,90 - Lãi (+), lỗ (-) trước thuế 0.916 2.844 3.707 Xây lắp - Doanh thu 33.600 38,53 48.900 43,6 46.700 22,17 - Lãi (+), lỗ (-) trước thuế - 48.777 15.300 -2.200
(Nguồn: Phòng Tài vụ của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước có tỷ trọng cao nhất, trong khi đó lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng cũng khá cao nhưng lại là lĩnh vực lỗ nhiều nhất trong 2 năm 2012, 2014. Điều này là kết quả chung của