1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động
1.5.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức
- Mục tiêu và chiến lược phát triển của tổ chức
Một tổ chức muốn thực hiện được mục tiêu đã đặt ra thì tổ chức đó cần phải phát huy cao độ yếu tố con người trong điều kiện các nguồn lực khác có hạn. Có nghĩa là muốn đạt được mục tiêu và hoàn thành các chiến lược phát triển, các chính sách quản trị nhân lực nói chung và chính sách tạo động lực lao động nói riêng cần phải hướng tới đạt được các mục tiêu khác của tổ chức.
- Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức thực ra là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin và thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, được mọi thành viên của tổ
chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm bị rộng đến cách thức hành động của các thành viên tạo ra các chuẩn mực hành vi.
Mỗi tổ chức có một văn hóa riêng, khi những người lao động là một thành viên thực sự của tổ chức, văn hóa tổ chức sẽ giúp họ gắn bó hơn với tổ chức và sẽ có động cơ làm việc. Khi hoạch định các chính sách tạo động lực lao động, tổ chức phải lựa chọn chính sách sao cho phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa tổ chức.
- Quan điểm về vấn đề tạo động lực lao động của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động là chủ sở hữu tổ chức, do vậy quan điểm của họ về vất kỳ vấn đề gì trong quản lý, điều hành tổ chức đều có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc hoạch định chính sách của tổ chức đó. Việc đưa ra các chính sách tạo động lực lao động vì thế phải dựa trên quan điểm về vấn đề tạo động lực lao động của người sử dụng lao động. Do vậy, khi xây dựng chính sách tạo động lực lao động, những người được giao nhiệm vụ nên tìm hiểu quan điểm của người sử dụng lao động và đưa ra những lời khuyên cho người sử dụng lao động.
- Kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo
Kinh nghiệm và phòng cách lãnh đạo tác động trực tiếp đến động lực tinh thần của nhân viên. Một lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ biết cách làm việc hiệu quả với các nhóm nhân viên khác nhau với những tâm lý và mục tiêu khác nhau. Phong cách lãnh đạo cũng có những tác động mang tính quyết định đến sự tự nguyện làm việc của nhân viên. Một lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán có thể làm cho nhân viên sợ hãi, làm việc mang tính chất ép buộc, dẫn tới thiếu động lực làm việc…
Vì thế, muốn tạo động lực lao động cho nhân viên, tổ chức cần có chính sách đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đúng đắn và có chính sách đào tạo cán bộ kế cận hợp lý.
- Vị thế, tiềm năng phát triển của tổ chức
Việc lựa chọn chính sách tạo động lực lao động hiệu quả còn phụ thuộc vào vị thế, tiềm năng của tổ chức đó. Một tổ chức có vị thế và tiềm năng thấp sẽ có các nguồn lực hạn chế, do đó khi đưa ra các chính sách cần xem xét đến tính khả thi của chính sách. Ví dụ như kinh phí dành cho công tác tạo động lực lao động sẽ là như thế nào trong khi nguồn tài chính có hạn. Ngược lại, đối với tổ chức có vị thế và tiềm năng cao, vấn đề quan trọng là cần tiếp tục giữ vững và phát triển vị thế, tiềm năng đó. Khi ấy chính sách tạo động lực lao động lại tập trung vào các vấn đề làm thế nào để giữ chân nhân tài, thu hút nhân tài từ các tổ chức khác.
- Hệ thống thông tin nội bộ
Động lực làm việc của người lao động sẽ tăng lên khi tổ chức thiết lập được một hệ thống thông tin minh bạch, ít nhất cũng là để cho người lao động cảm nhận được rằng mình được đối xử công bằng. Hệ thống thông tin càng minh bạch, người lao động càng có cảm nhận rằng mình được tôn trọng và động lực lao động vì thế sẽ cao hơn.
- Cơ cấu lao động của tổ chức
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tâm lý và nhu cầu của các nhóm lao động khác nhau là khác nhau. Vì thế, khi xây dựng chính sách tạo động lực lao động cần phải dựa trên cơ cấu lao động của tổ chức sao cho đáp ứng nhu cầu của số đông người lao động làm việc cho tổ chức
- Lương trong tổ chức
Người lao động sẽ nhận được gì thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình được người lao động trong doanh nghiệp rất quan tâm. Lương thưởng và đã ngộ là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, ngược lại nó cũng là một trong những nhân tố gây nên sự bất mãn hoặc cáo hơn đó là sự rời bỏ công ty của người lao động. Vì vậy các nhà quản trị cần
thấy việc thực hiện công việc và thỏa mãn của người lao động hoàn toàn có thể hoàn thiện bằng việc xây dựng một chế độ trả lương, thưởng hợp lý.