Một số quan điểm mới về tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần thú y xanh việt nam (Trang 45 - 48)

5. Kết cấu đề tài

1.4. Một số quan điểm mới về tạo động lực

Viettel là một tập đoàn đa nghành lớn tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông. So với tập đoàn viễn thông VNPT thì Viettel có lịch sử phát triển ngắn hơn nhưng sự bứt phá mạnh mẽ hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố chính tạo ra sự thành công đó cho Viettel chính là luôn đặt nhân tố tạo động lực làm việc cho Người lao động lên hàng đầu. Theo chủ tịch Viettel

Trần Mạnh Hùng, về công tác tạo động lực cho người lao động ông cho rằng nhân tài thì cần được giao việc khó và thách thức như thế sẽ hấp dẫn họ. Việc tạo ra được áp lực cho người lao động sẽ thúc đẩy họ phát triển, tuy nhiên cũng cần có chính sách thưởng xứng đáng khi người lao động hoàn thành những công việc đó.

Khi mà thị trường lao động tại Việt Nam được đánh giá là rất cạnh tranh, giữ chân nhân tài là thách thức lớn, để nhân tài có thể phát huy được tiềm lực cá nhân cống hiến cho tổ chức lại là một bài toán còn khó hơn. Rất nhiều doanh nghiệp đang đứng trước tình trạng, tuyển dụng được rất nhiều nhân tài trong nghành nhưng không thể cho họ môi trường để họ có thể phát triển. vì vậy Ngày nay nhiều Doanh nghiệp lớn tại Việt nam như Vingroup, VPbank, Thế giới di động… đều đề cao tính dân chủ trong làm việc, lãnh đạo sẵn sàng trao quyền cho nhân viên nhằm nâng cao tính tự chủ, cũng như trách nhiệm của nhân viên, tạo điều kiện cho Nhân viên có thể phát triển năng lực cá nhân của họ.

Tổng kết chƣơng 1

Nghiên cứu tạo động lực lao động trong tổ chức là một đề tài không mới nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp. Con người là nền tảng phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, việc thúc đẩy tiềm năng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết. Chương 1 của luận văn tập trung hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tạo động lực lao động, các nội dung của tạo động lực cũng như các biện pháp tạo động lực cho lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tạo động lực lao động, trong phạm vi luận văn, khái niệm được sử dụng là: Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Đây chính là tất cả các hoạt động, các biện pháp của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đối với NLĐ của mình nhằm làm cho Người lao động có động lực trong công việc.

Vận dụng Học thuyết nhu cầu của Maslow, học thuyết công bằng của Stacy Adams cũng như các giáo trình cơ bản về Quản trị nhân sự. Tác giả đã cố gắng xây dựng khung lý thuyết về công tác tạo lực cho người lao động làm cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần thú y Xanh Việt Nam cũng như định hướng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực lao động tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần thú y xanh việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)