Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 35 - 49)

2.2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam

2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh tín dụng

Hiện tại ở Việt Nam đang áp dụng 2 hình thức bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV có nhu cầu vay vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại, đó là thành lập Quỹ tín dụng địa phƣơng và Ngân hang phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh.

Đã có rất nhiều văn bản pháp luật hƣớng dẫn, quy định liên quan đến hoạt động của quỹ tín dụng địa phƣơng và ngân hàng phát triển Việt Nam trong việc bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Có thể kể đến các văn bản sau theo trình tự thời gian nhƣ sau:

Nghị định 90/2001/NĐ-CP yêu cầu thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng do các ngân hàng thƣơng mại thiết lập, chuyên hỗ trợ việc cho các DNNVV thiếu tài sản thế chấp vay. Theo đó, hiện đã có một số Quỹ bảo lãnh tín dụng đƣợc thành lập tại các địa phƣơng nhƣ: Hà Nội, TP.HCM, Yên Bái, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Bắc Ninh, Hà Giang...

Sau khi Nghị định 90 Chính phủ ra đời, nhằm trợ giúp các DNNVV thì Thủ tƣớng Chính phủ cũng ban hành ngay Quyết định số 193/2001/QÐ/-TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Tuy nhiên, do một số quy định trong văn bản chƣa phù hợp với thực tế nên việc thành lập quỹ không thể triển khai đƣợc và sau 3 năm triển khai cả nƣớc mới chỉ có 3 quỹ đƣợc thành lập.

Để khắc phục những điểm vƣớng mắc, bộ đã trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hànhQuyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ- TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ. Và theo quyết định mớithì vốn điều lệ, điều hành hoạt động của quỹ đã đƣợc quy định phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW cũng đƣợc chủ động, tự xem xét quyết định việc lựa chọn mô hình hoặc tổ chức đảm nhận việc điều hành Quỹ BLTD. Đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc tận dụng các điều kiện sẵn có về vật chất của các tổ chức tài chính địa phƣơng.

Thông tƣ số 93/2004/TT-BTC ngày 29/09/2004 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính,hƣớng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.

Thông tƣ số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, hƣớng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.

Ngày 21/1/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định 14/2009/QĐ- TTg ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thƣơng mại.Theo Quyết định số 14/2009/QĐ/TTg, thì ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) đƣợc giao thêm nhiệm vụ mới là bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Đây là hình thức hỗ trợ quan trọng trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ đối với cộng đồng các DN, tạo điều kiện cho DN tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh. Quy chế đƣợc triển khai thực hiện trên địa bàn cả nƣớc từ ngày 01/3/2009.

Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ra đời trong bối cảnh phải chống suy thoái kinh tế nên cần phải có những quy định đặc thù trong hoàn cảnh đặc thù. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã ra khỏi suy thoái và đang dần phục hồi nhƣ hiện nay, hoàn cảnh đặc thù không còn nữa, các doanh nghiệp tăng mạnh và đang dần mở rộng qui mô thì cần thiết phải xây dựng cơ chế bảo lãnh mới để thực hiện ổn định, lâu dài và phù hợp với xu thế mới. Ngày 17/04/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi một số điều của Quyết định 14/2009/QĐ-TTg. Nghĩa là, sau gần 3 tháng triển khai Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thƣơng mại (Quyết định số 14/2009/QĐ/TT), một số vƣớng mắc, bất cập đã này sinh và để tháo gỡ bất cập này, thủ tƣớng đã ban hành Quyết định số 60 sửa đổi.

Nhằm tiếp tục khuyến khích, trợ giúp phát triển DNNVV đáp ứng các yêu cầu mới về hội nhập và phát triển, ngày 30 /6/ 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 /10/ 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngày 10/1/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định 03/2011/QĐ- TTg ban hành qui chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các ngân

hàng thƣơng mại của Thủ tƣớng Chính phủ. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2011 và thay thế các Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009, số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thƣơng mại.

Ngày 15 tháng 10 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay

* Điều kiện, giới hạn bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV Việt Nam

- Đối với quỹ tín dụng địa phương:

+ Điều kiện đƣợc bảo lãnh

(1). Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi và có khả năng hoàn trả vốn vay;

(2). Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phƣơng án sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%;

(3). Không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

(4). Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng hạn. + Mức bảo lãnh tín dụng:

(1).Số tiền đƣợc bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng ký giữa Bên đƣợc bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh;

(2).Đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi; (3).Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ bảo lãnh tín dụng (hiện nay, Quỹ có thể bảo lãnh tín dụng cho một khách hàng tối đa tƣơng đƣơng 30 tỷ đồng).

- Đối với ngân hàng phát triển

+ Điều kiện đƣợc bảo lãnh

(1). Thuộc đối tƣợng và phạm vi đƣợc bảo lãnh

(2). Có dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Quy mô dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh tối thiểu là 100 triệu đồng.

(3). Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng. Trƣờng hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng nhƣng có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh và cam kết trả đƣợc nợ quá hạn thì đƣợc Bên bảo lãnh thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn

(4). Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phƣơng án sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%.

(5). Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tƣ để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh.

+ Mức bảo lãnh tín dụng:

(1). Mức bảo lãnh vay vốn cho một doanh nghiệp tối đa không vƣợt quá 5% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(2). Tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp tối đa không vƣợt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Qui trình bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng:

- Qui trình bảo lãnh của Ngân hàng phát triển:

* Tình hình thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV Việt Nam

- Từ các quỹ bảo lãnh tín dụng :

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ đến quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phƣơng

Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ rồi chuyển sang cho các đơn vị mà quỹ đã ký hợp đồng ủy thác hoạt động : - VDB Việt Nam trong trƣờng hợp quỹ bảo lãnh tín dụng có tƣ cách pháp nhân độc lập

- Hoặc quỹ tài chính địa phƣơng nếu quỹ bảo lãnh tín dụng không có tƣ cách pháp nhân

VDB Việt Nam hoặc quỹ tài chính địa phƣơng tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp và đƣa ra quyết định bảo lãnh. Nếu chấp thuận cấp chứng thƣ bảo lãnh

NHTM căn cứ vào chứng thƣ bảo lãnh, tiến hành thẩm định lại phƣơng án kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp. Nếu thấy hợp lý sẽ cấp tín dụng cho DN

1

2

3

DN : gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn đến VDB

VDB : thực hiện quá trình thẩm định hồ sơ của DN ( trong 20 ngày làm việc )

VDB : trả lời DN • Không chấp nhận bảo lãnh

• Có chấp nhận bảo lãnh --> gửi văn bản chấp thuận bảo lãnh NHTM ( bên nhận bảo lãnh ) : kí hợp đồng tín dụng với DN

VDB tiến hành ký Hợp đồng bảo lãnh vay vốn; Hợp đồng bảo đảm bảo lãnh và phát hành chứng thƣ bảo lãnh để DNVVN vay vốn tại các NHTM 1 2 3 4

Hiện nay Quỹ BLTD đối với DNNVV tại Việt Nam có hai mô hình hoạt động cùng tồn tại song song:

+ Các Quỹ BLTD hoạt động độc lập tại các địa phƣơng là TP.HCM, YênBái, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bắc Ninh, Bình Thuận, Đồng Tháp, Hà Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu.

Bảng 2.2: Vốn điều lệ của các Quỹ BLTD hoạt động độc lậptính đến thời điểm 31/12/2011

STT Quỹ BLTD Năm thành lập Số vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Trà Vinh 2002 38,7 2 Bà Rịa- Vũng Tàu 2003 30 3 Yên Bái 2005 20,98 4 Thành phố Hồ Chí Minh 2006 196,172 5 Vĩnh Phúc 2007 50 6 Bình Thuận 2007 30 7 Bắc Ninh 2008 30 8 Hà Giang 2008 24 9 Đồng Tháp 2010 30 Tổng cộng 449,852 Nguồn: Bộ Tài chính

+ Các Quỹ BLTD tại các địa phƣơng nhƣ Hà Nội, Kon Tum, Ninh Thuận,Kiên Giang, Cần Thơ, Tây Ninh…giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển địa phƣơng quản lý và điều hành. Hiện nay các Quỹ BLTD này đã thành lập

nhƣng vẫn chƣa hoạt động, chƣa cấp BLTD và hỗ trợ cho bất kỳ một DNNVV nào.

Bảng 2.3: Các Quỹ BLTD hoạt động trực thuộcQuỹ hỗ trợ phát triển địa phƣơng

STT Quỹ BLTD Năm thành lập Số vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Tây Ninh 2002 30 2 Hà Nội 2006 30 3 Ninh Thuận 2008 30 4 Kiên Giang 2010 30 5 Cần Thơ 2010 30 6 Kon Tum 2011 30 Tổng cộng 180 Nguồn: Bộ Tài chính

Hầu hết các DNNVV đều rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Khi Quỹ BLTD ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn tín dụng, có thể nói rằng Quỹ BLTD là cầu nối giữa ngân hàng với các DNNVV không có tài sản thế chấp nhƣng có phƣơng án SXKD hiệu quả, khả thi.

Bảng 2.4: Số tiền BLTD của các Quỹ BLTD so với nhu cầu vay vốn của các DNNVV đã tiếp cận Quỹ từ năm 2009 đến năm 2011

STT Tên Quỹ BLTD

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nhu cầu vay vốn của các DN đã tiếp cận Quỹ (tỷ đồng) Số đƣợc bảo lãnh (tỷ đồng) Nhu cầu vay vốn của các DN đã tiếp cận Quỹ (tỷ đồng) Số đƣợc bảo lãnh (tỷ đồng) Nhu cầu vay vốn của các DN đã tiếp cận Quỹ (tỷ đồng) Số đƣợc bảo lãnh (tỷ đồng) 1 TP. HCM 382,11 211,36 425,808 250,062 290,22 210,58 2 Bắc Ninh 70 27 140,310 46,440 202 59 3 Vĩnh Phúc 200 150 300 276 320 285 4 Bình Thuận 30 16,5 45 18,1 50 17,6 5 Hà Giang 16 8,5 35 20 42 25 6 Bà Rịa Vũng Tàu 180 150 220 190,8 225 196 7 Yên Bái 95 75 110 80 115 82 8 Trà Vinh 76 52 80 60 82 65 9 Đồng Tháp 38 27 45 34,83 48 36 Cộng 1.087,11 717,36 1.401,118 976,232 1.374,22 976,18 Nguồn: Bộ Tài chính

Qua chỉ tiêu trên, ta thấy rằng tỷ lệ BLTD các Quỹ đã đáp ứng cho các DNNVV là khá cao qua các năm, năm 2009 là 65,99%, năm 2010 là 69,67% và năm 2011 là 71,04%; chứng tỏ các Quỹ BLTD đã ngày càng phát huy hiệu quả, nâng cao chất lƣợng, góp phần thực hiện chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc trong việc trợ giúp phát triển các DNNVV tại Việt Nam.

Hơn 10 năm triển khai, thực hiện đến nay cả nƣớc có 9 Quỹ bảo lãnh tín dụng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động với doanh số bảo lãnh lũy kế trên 2.976 tỷ đồng (tính đến 31-12-2012). Với số lƣợng là 09/63 tỉnh thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng thì định chế tài chính này chƣa thực sự hiệu quả để hỗ trợ giải quyết các khó khăn về tài chính cho DNNVV. Tỉ trọng tín dụng của Quĩ tín dụng địa phƣơng chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong hệ thống tổ chức tín dụng, trong khi đó, số lƣợng các DNNVV ngày một tăng, nhu cầu bảo lãnh tín dụng để vay vốn cũng tăng.

- Từ Ngân hàng phát triển:

Quyết định số 14 ngày 21/1/2009 đã giao thêm nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cho Ngân hàng phát triển Việt Nam. Qua hơn 5 năm hoạt động, VDB đã nỗ lực thực hiện vai trò cầu nối quan trọng của mình giữa DNNVV và các Ngân hàng thƣơng mại. Từ năm 2009 đến hết năm 2011 đã có trên 2.520 lƣợt doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh vay vốn đã tiếp cận VDB đề nghị bảo lãnh vay vốn của NHTM (chủ yếu là DNNVV) với giá trị vốn vay 16.050 tỷ đồng/31.700 tỷ đồng vốn đầu tƣ vào dự án và thực hiện phƣơng án SXKD (chiếm 50,6% nhu cầu vốn thực hiện DA/PA).

VDB đã xem xét, chấp thuận bảo lãnh cho 1.951 lƣợt doanh nghiệp vay vốn đầu tƣ và phát triển SXKD (77,3% số DN có nhu cầu bảo lãnh) với giá trị vốn vay chấp thuận bảo lãnh trên 15.316,5 tỷ đồng (95% số vốn vay có nhu cầu bảo lãnh).Theo báo cáo của VDBVN, đến 31/12/2012 đã phát hành 1.536

chứng thƣ bảo lãnh (78,7% số khoản vay đã thông báo chấp thuận bảo lãnh) với giá trị vốn vay: 10.695,5 tỷ đồng (70,3% số vốn vay đã thông báo chấp thuận bảo lãnh)với hàng ngàn DNNVV đƣợc bảo lãnh tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thƣơng mại. Nhằm hƣớng tới hoàn thiện các chính sách theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng, hoàn chỉnh để ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn một số nội dung Quyết định số 03/2011/QĐ- TTg. Ngoài ra, nhằm tăng cƣờng nguồn lực tài chính cho Quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngày 07/03/2013, Bộ Tài chính có Quyết định số 440/QĐ-BTC về việc xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để cấp bổ sung vốn cho Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam với số tiền là 250 tỷ đồng.

Hình 2.2: Số lƣợng thông báo phát hành, chứng thƣ bảo lãnh và chứng thƣ còn hiệu lực của Ngân hàng Phát triển qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động BLTD của Ngân hàng phát triển năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Nhìn chung, số lƣợng thông báo phát hành, chứng thƣ bảo lãnh và chứng thƣ còn hiệu lực của Ngân hàng phát triển có xu hƣớng ngày càng giảm

0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1,460 486 5 0 0 1,117 405 14 0 0 840 449 205 158 116

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)