Định hƣớng thức đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong thời gian tới

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Tƣơng quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nƣớc khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trƣờng rộng lớn nhƣng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng

lƣợng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thƣơng mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhƣng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc, nhất là những nƣớc lớn sẽ có tác động đến nƣớc ta.

Trong giai đoạn tới, dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đang có xu hƣớng chuyển dịch theo chiều hƣớng có lợi cho khu vực châu Á mà chủ yếu vào Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, một số nhà đầu tƣ đã bắt đầu định hƣớng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nƣớc khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro và do chi phí lƣơng của Trung Quốc tăng lên. Đây sẽ là cơ hội cho các DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp thu công nghệ tiên tiến nếu ta nắm bắt đƣợc kịp thời và hợp lý.

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu với những tác động sâu rộng của nó lên nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế đang chuyển đổi với những khó khăn nội tại, đã tạo ra nhiều thách thức song cũng là cơ hội cho Việt Nam phải quan tâm và thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng. Yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân song đồng thời đóng góp vào sự phát triển và thịnh vƣợng của nền kinh tế, tránh bẫy của nƣớc có thu nhập trung bình.

Theo dự báo của EIU, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 đạt 7%, so với mức trung bình của thế giới là 4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo (2011-2020), nếu không có những chính sách kinh tế mang tính đột phá mạnh thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình của Việt Nam đƣợc dự báo là sẽ sụt giảm đáng kể, chỉ còn 4,6%. Do vậy, mức tăng trƣởng kinh tế trung bình của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2020 sẽ

đạt 5,4%. Nhu cầu lao động tăng lên do nhu cầu với hàng hóa Việt Nam tăng khi kinh tế thế giới tăng trƣởng sẽ hỗ trợ tốc độ tăng trƣởng. Tiêu dùng cá nhân sẽ tăng trƣởng do tình hình lao động phát triển tốt và tín dụng tiêu dùng phát triển.

3.1.2. Một số định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV Việt Nam

Hoạt động tín dụng cho các DNNVV thời gian qua đã nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc. Trong các chủ trƣơng, đƣờng lối của mình chính phủ luôn theo sát việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNNVV, đánh giá kết quả thực hiện nhằm đƣa ra mục tiêu trong giai đoạn mới. Đồng thời chỉ thị cho các bộ ngành tham mƣu với VDB trong việc xây dựng các văn bản pháp luật nhằm xây dựng cơ chế hợp lý cho hoạt động bảo lãnh tín dụng.Qua đó có thể thấy chính phủ rất quan tâm tới hiệu quả của hoạt động này và thấy rõ đƣợc ý nghĩa của nó trong sự phát triển của DNNVV nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ nay đến năm 2020, định hƣớng phát triển hoạt động bảo lãnh tin dụng cho DNNVV Việt Nam là:

Quỹ BLTD hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, ngoài hoạt động BLTDcòn tham gia vào một số hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV thông qua tƣ vấn và hƣớng dẫn về lập phƣơng án SXKD, lập dự án đầu tƣ, hƣớng dẫn quản lý tài chính, quản lý kinh doanh,... Tạo điều kiện cơ sở hạ tầng, pháp lý cho DNNVV phát triển

Duy trì hoạt động bảo lãnh tín dụng lâu dài, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế bảo lãnh vay vốn theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều chỉnh đối tƣợng, phạm vi, điều kiện bảo lãnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội

Tổ chức thực hiện bảo lãnh từng bƣớc đổi mới về quy mô, lĩnh vực bảo lãnh nhằm đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ tốt hơn cho việc hỗ trợ các DNNVV.

Nâng cao hiệu quả trong quản lý, quản trị các khoản nợ bảo lãnh. Tập trung và tăng cƣờng giám sát, xử lý thu hồi nợ đối với các khoản nợ bắt buộc đã phát sinh còn dƣ nợ, hạn chế thấp nhất rủi ro trong bảo lãnh.Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trực tiếp đối với các khoản bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)