.Giải pháp đối với tổ chức bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 64)

3.2.1.1.Nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB trong hoạt động bảo lãnh cho DNNVV

Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đã đƣợc triển khai từ năm 2001 trong nghị định 90/2001/NĐ-CP. Trải qua nhiều năm thực hiện với nhiều bổ sung văn bản pháp luật, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập chƣa thực sự là kênh dẫn vốn hữu hiệu cho các DNNVV. Hiện nay, trong cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các DNNVVcó hai tổ chức cùng đứng ra thực hiện đó là quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng và Ngân hàng phát triển Việt Nam ( VDB). Tuy nhiên, hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng trong những năm qua chƣa mang lại hiệu quả cao tƣơng xứng với tiềm năng xuất phát từ những bất cập thuộc về đặc điểm của các quỹ này. Bởi vậy,trong quá trình thực hiện hoạt động bảo lãnh, VDB nên giữ vai trò trung tâm bởi nó có những lợi thế đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận với nguồn vốn. Để thực hiện tốt hoạt động này cần thực hiện các biện pháp:

định dự án đầu tƣ để nhanh chóng đƣa ra quyết định bảo lãnh trong thời gian sớm nhất có thể. Theo quy trình thực hiện hoạt động bảo lãnh đƣợc quy định trong QĐ 03/2011/QĐ-TTG, dự án về phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng đã đƣợc thẩm định rất kỹ ở các NHTM trƣớc khi đƣợc chuyển sang cho VDB, do vậy nên chăng rút ngắn thời gian thẩm định khi hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp đƣợc gửi đến.VDB chỉ nên kiểm tra về tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ, đảm bảo không có sự gian lận trong quá trình thẩm định của ngân hàng. Có nhƣ vậy, thời gian để doanh nghiệp tiếp cận với vốn sẽ nhanh hơn, kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tổ chức đào tạo, phổ biến, huấn luyện cho các cán bộ, công nhân viên tại các chi nhánh về quy trình bảo lãnh tín dụng, ban hành sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh nhằm nâng cao trình độ, giúp họ linh hoạt hơn trong việc xử lý nghiệp vụ . - Phối hợp với các bộ ngành có liên quan trình chính phủ về phƣơng án mở rộng đối tƣợng đƣợc bảo lãnh. Theo quyết định số 03/2011/QĐ-TTG có hiệu lực ngày 25/02/2011 đã thu hẹp loại hình doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh, theo đó chỉ có 7 nhóm ngành đƣợc đề nghị bảo lãnh tín dụng đó là: (i) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;(ii) Công nghiệp chế biến, chế tạo;(iii) Sản xuất khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí;(iv) Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải;(v) Xây dựng;(vi) Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;(vii) Vận tải, kho bãi. Do vậy, sẽ là hạn chế rất lớn cho các DNNVV khi có nhu cầu vốn nhƣng do không nằm trong đối tƣợng vay vốn nên không đƣợc chấp nhận bảo lãnh, dẫn tới số lƣợng doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn giảm và không khuyến khích đƣợc doanh nghiệp này phát triển. Với những ƣu thế về đặc điểm hoạt động, các DNNVV rất linh hoạt và năng động trong hoạt động kinh doanh và là đối tƣợng có khả năng thực hiện các loại hình kinh doanh mới

mẻ, do vậy cần thiết có những sự hỗ trợ của nhà nƣớc giúp đỡ các doanh nghiệp này, qua đó góp phần thúc đẩy đa dạng hóa các ngành nghề

- Định kỳ cử cán bộ từ hội sở xuống các chi nhánh kiểm tra, giám sát các hợp đồng bảo lãnh đã và đang thực hiện. Rà soát lại công tác thực hiện quy trình bảo lãnh của chi nhánh, xử lý nghiêm khắc sai phạm. Đồng thời cũng chỉ đạo cho các chi nhánh thành lập các bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện những sai sót. Đề ra mục tiêu thực hiện hoạt động bảo lãnh phù hợp với tình hình thực tiễn đi đôi với kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các chi nhánh, tránh bệnh thành tích làm giảm hiệu quả của hoạt động này

- Trên cơ sở hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng và với những kinh nghiệm đúc kết đƣợc từ việc thực hiện quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg, VDB nnhanh chóng ban hành văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ theo Quy chế mới nhằm hạn chế tới mức cao nhất những vƣớng mắc, những rủi ro trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức rà soát, đánh giá lại toàn bộ hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay, hồ sơ pháp lý, thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, ghi nhận giá trị tài sản bảo đảm.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra một số chứng thƣ còn hiệu lực đặc biệt là các chứng thƣ đã trả nợ thay để đôn đốc thu hồi, xử lý nợ và tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai Quyết định 03/2011/QĐ-TTg.

- Tập trung quản trị và xử lý đối với những khoản bảo lãnh đã ký cam kết đang còn hiệu lực, đảm bảo hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra: (i) rà soát, phân loại các dự án, khoản vay để phối hợp với NHTM trong việc cơ cấu lại các khoản vay đã bảo lãnh có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn, hạn chế thấp nhất nghĩa vụ

bảo lãnh phải thực hiện; (ii) xử lý kịp thời, triệt để những khoản nợ phát sinh yêu cầu trả nợ thay, tránh tình trạng kéo dài làm tăng số tiền phải trả.

- Về nhiệm vụ thu hồi nợ: Tập trung cao độ trong xử lý, thu hồi nợ đối với những khoản nợ đã trả thay (i) áp dụng có hiệu quả giải pháp giám sát đặc biệt đối với doanh nghiệp có nợ bắt buộc; (ii) tiếp tục áp dụng giải pháp bảo toàn vốn (thu hồi nợ gốc trƣớc, thu lãi sau).

- Rà soát, sắp xếp, bố trí lại công việc trong nội bộ đơn vị để triển khai nhiệm vụ hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ khác theo định hƣớng và chỉ đạo của Lãnh đạo; nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý của đội ngũ cán bộ viên chức trong đơn vị đối với hoạt động để giảm thiểu rủi ro, nhất là khi thực hiện triển khai quy chế mới.

- Thúc đẩy hoạt động thu hút các ngân hàng ,tổ chức tín dung trong và ngoài nƣớc hợp tác với ngân hàng thông qua một số cơ chế ƣu đãi hấp dẫn nhƣ giảm thuế thu nhập ở mức độ quy định,cấp vốn hỗ trợ mà ngân hàng đã thỏa thuận đƣợc với các tổ chức hỗ trợ phát triển trên thế giới nhƣ : ADB, USAID, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA…cho các NHTM để thực hiện hoạt động này. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, hoạt động này càng có ý nghĩa do ngân hàng nhà nƣớc đang triển khai chính sách thắt chặt tín dụng, giảm mức dƣ nợ tín dụng ở các NHTM khiến các NHTM gây khó khăn trong việc chấp nhận cho vay đối với những dự án rủi ro cao nhƣ các dự án vay của khối các DNNVV và giả sử nhƣ nếu có chấp thuận cho vay thì cũng đƣa ra mức lãi suất cao. Với việc cung ứng một phần nguồn vốn hỗ trợ, các NHTM sẽ đƣợc cấp thêm một lƣợng vốn khá lớn, do vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp thuận nghiệp vụ bảo lãnh, đồng thời cũng cho phép VDB thỏa thuận một mức lãi suất cho vay ƣu đãi cho các DNNVV từ các NHTM mà nó cấp vốn. Ngoài ra, VDB cần tăng cƣờng sự hợp tác dựa trên những thỏa thuận đã ký với hiệp hội các

DNNVV Việt Nam, liên minh các HTX Việt Nam, phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam để tranh thủ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng nhƣ thông tin về doanh nghiệp để phục vụ tốt hơn cho hoạt động bảo lãnh

- Lập các quỹ dự phòng rủi ro theo quy định, xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng để xem xét mức độ rủi ro của doanh nghiệp, xếp hạng từng mức rủi ro để có thể quyết định bảo lãnh bao nhiêu cho nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, nên có cơ chế thỏa thuận với TCTD trong việc chia sẻ rủi ro trong trƣờng hợp doanh nghiệp không trả đƣợc nợ. Mức độ chia sẻ rủi ro có thể đƣợc thỏa thuận tùy theo những khoản vay khác nhau và ở mức chấp nhận đƣợc cho cả hai phía. Có thể đề xuất một mức phân chia rủi ro giữa VDB và tổ chức tín dụng là 60%-40%, 50%-50%, tùy theo mức rủi ro của khoản vay. Ngoài ra, để tránh những gian lận của các NHTM, ỷ lại vào sự bảo lãnh của VDB mà xao lãng việc kiểm tra về tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp gây thiệt hại cho VDB, VDB nên có văn bản quy định rõ ràng về việc nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích,có những vi phạm pháp lý trong quá trình sử dụng vốn, VDB sẽ không chịu trách nhiệm bảo lãnh cho các khoản vay đó

- Các chi nhánh ngân hàng phát triển thuôc các tỉnh, thành phố tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách đến cộng đồng doanh nghiệp, HTX ở các xã, huyện, thị trấn..thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: trang web của VDB, báo địa phƣơng…, phổ biến nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng qua các hội thảo, chuyên đề hỗ trợ doanh nghiệp mà địa phƣơng tổ chức. Qua đó nắm bắt đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, những yếu kém và thiếu sót trong việc lập dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh …để có những hƣớng dẫn kịp thời và hiệu quả, góp phần rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ, cung cấp vốn cho doanh nghiệp kịp thời

Hoạt động của VDB trong thời gian vừa qua đã mang lại hiệu quả lớn trong việc hỗ trợ cho các DNNVV, góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế. Để hƣớng đến một mô hình bảo lãnh tín dụng mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, trong thời gian tới VDB cần cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên sẽ theo hƣớng phát triển đi đôi với việc hỗ trợ các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức hoạt động. Đồng thời tiến tới vai trò của một tổ chức quản lý, kiểm soát hoạt động này hơn là trực tiếp thực hiện

3.2.1.2 Xây dựng và phát triển hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương

Cơ chế thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng đã đƣợc chính phủ quy định trong quyết định 193/2001/QĐ-TTG và Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg tính cho đến nay, hoạt động của các quỹ này ở Việt Nam hầu nhƣ rơi vào tình trạng “đóng băng”, số lƣợng các quỹ đã đƣợc thành lập và hoạt động là 9 quỹ trong đó hoạt động hiệu quả chỉ có quỹ bảo lãnh tín dụng thành phố HCM. Trong khi đó, trên thế giới các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng lại có những thành công rất lớn trong hoạt động này.Sai lầm là ở chỗ các quỹ bảo lãnh ở Việt Nam có cơ chế điều hành và hoạt động chƣa thực sự hợp lý,khắc phục đƣợc những yếu điểm đó sẽ có thể khai thác đƣợc những tiềm năng của mô hình bảo lãnh này đồng thời phát triển nó thành lực lƣợng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chính trong hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Khi đó, VDB sẽ đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ, hƣớng dẫn và quản lý các quỹ này.

Nếu đƣợc xây dựng, vận hành theo hƣớng đúng đắn, các quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ trở thành lực lƣợng chính trong hệ thống bảo lãnh tín dụng tƣơng lai của nƣớc ta. Nhƣng trƣớc mắt, để hạn chế những bất cập trong quá trình

hoạt động nên thí điểm xây dựng và phát triển các quỹ bảo lãnh tín dụng ở những vùng kinh tế trọng điểm trƣớc, qua đó rút ra đƣợc kinh nghiệm thì mới từng bƣớc mở rộng ra các địa phƣơng trong cả nƣớc.Để đạt đƣợc mục tiêu đó cần thực hiện các giải pháp:

- Về nguồn vốn hoạt động:

Về vốn hoạt động của quỹ, chính quyền địa phƣơng có thể bổ sung vốn cho các quỹ này bằng việc thực hiện các biện pháp:

Đối với những quỹ đã thành lập, thực hiện tăng vốn qua ngân sách địa phƣơng thông qua việc thực hiện nhất quán các biện pháp nhằm tăng thu, giảm chi tiêu công. Chính quyền địa phƣơng cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng đối với sự phát triển bền vững của địa phƣơng. Bởi chỉ có tăng vốn cho quỹ thì quỹ mới hoạt động hiệu quả, mới có thể hỗ trợ nhiều hơn cho các DNNVV từ đó các doanh nghiệp này có cơ hội phát triển vững mạnh hơn và nó sẽ tác động tích cực ngƣợc trở lại sự phát triển kinh tế của địa phƣơng. Tuy nhiên cũng cân nhắc tăng vốn dựa trên quy mô, nhu cầu hoạt động của quỹ và cân đối thu chi trong ngân sách địa phƣơng đi đôi với việc đặt ra một mức tài trợ mục tiêu để phấn đấu. Trong trƣờng hợp nhu cầu của doanh nghiệp vƣợt quá khả năng của quỹ thì quỹ nên kêu gọi sự hỗ trợ của VDB để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Đối với những địa phƣơng chƣa tiến hành thành lập quỹ : tùy vào nguồn thu của từng địa phƣơng mà quy định mức vốn điều lệ của quỹ. Những địa phƣơng có nguồn thu từ ngân sách lớn có thể yêu cầu một mức vốn điều lệ lớn hơn 30 tỷ theo quy định chẳng hạn Hà Nội,TP.HCM …còn các địa phƣơng chƣa đủ tiềm lực có thể quy định mức vốn điều lệ thấp hơn.

Tăng vốn bằng việc xây dựng chiến lƣợc kêu gọi góp vốn của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp. Đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế trọng

điểm đó là sự tập trung với mật độ khá lớn các ngân hàng, các công ty, tập đoàn trong và ngoài nƣớc. Bằng quyền lực chính trị của mình, chính quyền địa phƣơng có thể thực hiện các biện pháp vừa mềm mỏng vừa mang tính áp đặt các TCTD, doanh nghiệp góp vốn cho quỹ bảo lãnh. UBNN tỉnh, thành phố có thể linh hoạt đƣa ra các chính sách “đôi bên cùng có lợi” nhằm thu hút các tổ chức này tự nguyện góp vốn nhƣ:chỉ đồng ý hợp tác trong hoạt động bảo lãnh vay vôn cho DNNVV với những ngân hàng đã góp vốn vào quỹ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi có những đóng góp lớn cho quỹ, đƣợc ƣu tiên trong việc tham gia thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội và một số các ƣu đãi khác…Thêm vào đó, chính quyền địa phƣơng nên tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ chính thức của các tổ chức nƣớc ngoài để hỗ trợ thực hiện hoạt động này

Đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh. Đối với các tỉnh thành phố mà DNNVV đã có sự phát triển ở mức độ nhất định. Nhu cầu bảo lãnh không chỉ đơn thuần là hoạt động bảo lãnh vay vốn nữa mà cần hơn nữa các bảo lãnh nhƣ: bảo lãnh dự thầu, bao thanh toán, cho thuê tài chính, tƣ vấn tài chính …Do vậy quỹ bảo lãnh tín dụng cũng có thể đứng ra để thực hiện các hoạt động này. Điều đó vừa giúp tăng nguồn thu cho quỹ lại vừa giúp cho quỹ có thêm kinh nghiệm thực hiện các nghiệp vụ mới phấn đấu cho mục tiêu xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng chuyên nghiệp hơn

- Về cơ chế quản lý và nhân sự:

Các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng hiện nay đang hoạt động dƣới sự quản lý của ủy ban nhân dân địa phƣơng, cho nên dù thế nào đi nữa cũng chịu những ảnh hƣởng tiêu cực nếu bộ máy chính quyền quan liêu. Trƣớc mắt, cần quy định rõ ràng mức độ can thiệp của chính quyền địa phƣơng vào hoạt động của quỹ và quyết định bảo lãnh của quỹ, có nhƣ vậy hoạt động bảo lãnh mới mang tính khách quan, công bằng, tránh tình trạng tuân theo chỉ đạo

của chính quyền mà không tiến hành thẩm định kỹ lƣỡng, gây thiệt hại cho hoạt động của quỹ.

Một hạn chế khá lớn của các quỹ bảo lãnh hiện nay là trình độ của đội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)