Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp cụ thể
2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Nguồn số liệu
Luận văn đã sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, bao gồm: Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các sách, báo, tạp chí có liên quan đến hoạt động BHYT. Đặc biệt nguồn dữ liệu về tình hình cơ bản, số liệu thống kê phản ánh kết quả hoạt động BHYT đƣợc lấy từ Niên giám thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Bình; các Báo cáo hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Bình và BHXH thành phố Đồng Hới; Số liệu khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế; các Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội từ năm 2009 đến 2013 của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình; Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Đồng Hới và các kết quả nghiên cứu đã công bố của ngƣời đi trƣớc.
* Phương pháp xử lý số liệu
Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm nhƣ: Quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử lôgíc và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng BHYT tại địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, xác định những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện BHYT toàn dân tại địa bàn Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH