Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm y tế toàn dân tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (Trang 88 - 90)

Chƣơng 4 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ

4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp

bảo hiểm y tế toàn dân đến tận người dân

Bảo hiểm xã hội thành phố Đồng Hới là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc nói chung, thực hiện BHYT toàn dân nói riêng luôn là nhiệm vụ có tính thƣờng xuyên, lâu dài; phải kiên trì với nhiều hình thức khác nhau, đa dạng về nội dung, có những minh chứng thực tế để ngƣời dân đi từ chƣa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và hiểu, tự giác tham gia. Trong đó, cần chú ý một số nội dung cụ thể là:

- Đẩy mạnh tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ khi thực hiện BHYT toàn dân trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành và trong toàn dân; tập trung vào đối tƣợng học sinh, sinh viên, ngƣời lao động làm việc trong các thành phần kinh tế tƣ nhân, hợp tác xã và nhân dân; tăng cƣờng trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

- Chú trọng hình thức tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở xã, phƣờng; tuyên truyền miệng tại thôn, xóm, tổ dân phố; trên đài truyền thanh, tờ rơi, tờ gấp chuyển đến tận tay đối tƣợng; thực hiện tuyên truyền phải thƣờng xuyên, liên tục, sâu rộng đến tất cả các nhóm đối tƣợng có trọng tâm, trọng điểm, với nhiều hình thức phong phú.

- Xây dựng các cụm pa nô, áp phích ở nơi tập trung đông dân cƣ, nơi nhiều ngƣời qua lại.

- Nội dung tuyên truyền phải cụ thể, thông tin đầy đủ cho ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và nhân dân hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngƣời tham gia BHYT để nhân dân chủ động tham gia BHYT.

Để công tác tuyên truyền có hiệu quả cần có các biện pháp tác động đến các nhóm đối tƣợng cụ thể:

Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng BHYT: Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức điều tra để đƣa các đơn vị chƣa tham gia BHYT cho ngƣời lao động vào quản lý; báo cáo UBND thành phố chỉ đạo thu đủ số tiền BHYT của các doanh nghiệp, đơn vị. Nhóm do ngân sách nhà nƣớc đóng (trẻ em dƣới 6 tuổi): Rà soát số trẻ em đã có thẻ BHYT, hàng tháng giao trách nhiệm cho xã, phƣờng lập danh sách số trẻ em chƣa có thẻ BHYT để cấp kịp thời. Nhóm ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo: Giao trách nhiệm cho UBND xã, phƣờng triển khai thực hiện, đề nghị UBND thành phố huy động,

hỗ trợ phần đóng còn lại (30%) cho đối tƣợng tham gia BHYT. Nhóm học sinh, sinh viên: UBND thành phố giao chỉ tiêu cho Phòng Giáo dục Đào tạo, các trƣờng Đại học Quảng Bình, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và các trƣờng trung cấp nghề đóng trên địa bàn và các xã, phƣờng phối hợp thực hiện. Nhóm hộ gia đình nông, lâm, ngƣ nghiệp: Xây dựng cơ chế phối hợp, kế hoạch cụ thể và chỉ tiêu hàng năm về vận động các hộ gia đình tham gia BHYT. Nhóm tự nguyện tham gia BHYT còn lại: UBND thành phố cân đối nguồn ngân sách, huy động các hội đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ nhóm đối tƣợng này mua BHYT.

Cơ quan Bảo hiểm thành phố Đồng Hới cần mở rộng đại lý thu, tăng chi phí hoa hồng để đảm bảo cho đại lý hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm y tế toàn dân tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)