Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tỷ lệ sốngcủa các loạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 35 - 37)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kếtquả nghiên cứuảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến khả

3.1.1. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tỷ lệ sốngcủa các loạ

hom giống

Trong công tác nhân giống cây trồng nói chung và nhân giống thạch đen nói riêng đều được tiến hành trên đồng ruộng ở trong một điều kiện nhất định bằng cách đo đếm các tốc độ sinh trưởng.

Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ thạch đen, phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.

Thông thường vào vụ trồng, điều kiện khí hậu rất quan trọng. Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ thấp, thiếu ẩm) ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm

không đảm bảo và chất lượng kém, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây thạch đen sau này.

Số liệu theo dõi về tỷ lệ sống của các hom giống nghiên cứu sau trồng được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tỷ lệ sốngcủa các loại hom giống khác nhau tham gia thí nghiệm

Thời gian theo dõi sau trồng

(ngày)

Tỷ lệ sống của các loại hom giống(%)

Hom đoạn gốc Hom đoạn thân Hom đoạn ngọn

5 97,11 100,00 100,00 10 96,67 98,89 97,78 15 95,33 98,00 97,11 20 94,89 97,56 97,11 25 93,78 97,33 96,00 30 93,33 97,33 96,00

Kết quả nghiên cứu số liệu ở bảng 3.1 cho ta thấy:

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại hom giống (hom giống đoạn gốc, thân và ngọn) khác nhau ở các thời điểm khác nhau thì cho tỷ lệ sống khác nhau điển hình như:

Tỷ lệ sống của các loại hom giống sau 10 ngày theo dõi đạt từ 96,67- 98,89%. Trong đó hom giống đoạn thân có tỷ lệ sống cao nhất đạt 98,89%. Hom giống đoạn gốc có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 96,67%.

Tỷ lệ sống của cây thạch đen đem trồng bằng các loại hom sau 20 ngày theo dõi đạt từ 94,89- 97,56%. Trong đó hom giống đoạn thân có tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,56%. Hom đoạngốc có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 94,89%.

Tỷ lệ sống của các loại hom giống nghiên cứu sau 25 đến 30 ngày trồngcho thấy ở giai đoạn này tất cả các công thức thí nghiệm đã có tỷ lệ sống ổn định đạt từ 93,33- 97,33%. Trong đó nhân giống bằnghom đoạn thân có tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,33%. Tiếp theo là nhân giống hom đoạn gốc có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 93,33%.

Như vậy, trong cùng một điều kiện tự nhiên, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ sống của các loạihom giống trồng là khác nhau.

3.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của các loại hom giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 35 - 37)