Kếtquả nghiên cứuảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 60)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kếtquả nghiên cứuảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng,

Hè Thu năm 2018

3.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen dài cây của cây thạch đen

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị tính: cm/ngày Công thức phân bón Tháng sau trồng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng (thu hoạch) Công thức 1 (Đ/C) 0,25 0,28 0,11 0,21 Công thức 2 0,22 0,32 0,11 0,19 Công thức 3 0,23 0,26 0,12 0,16 Công thức 4 0,27 0,26 0,15 0,13

Kết quả nghiên cứuảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở bảng số liệu 3.14 và hình 5: Cho thấy ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng, đạt cao nhất ở giai đoạn 2 tháng sau trồng, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần ở các tháng tiếp theo.

-Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 1 tháng sau trồng dao động từ 0,22 - 0,27 cm/ngày. Trong đó công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây nhanh nhất đạt 0,27 cm/ngày cao hơn so với công thức đối chứng (0,25 cm/ngày) 0,02 cm/ngày và cao hơn các công thức còn lại từ 0,02 - 0,05 cm/ngày. Các công thức còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây thấp hơn so với công thức đối chứng.

- Giai đoạn sau trồng 2 tháng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm có xu hướng tăng dao động từ 0,26 - 0,32 cm/ngày. Trong đó công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây nhanh nhất đạt 0,32 cm/ngày, cao hơn so với công thức đối chứng (0,28 cm/ngày) 0,04 cm/ngày. Hai công thức còn lại là công thức 3 và công thức 4tốc độ tăng trưởng chiều dài cây đạt 0,26 cm/ngày, thấp hơn công thức 2 0,06 cm/ngày và thấp hơn công thức đối chứng 0,02 cm/ngày.

- Giai đoạn 3 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây giảm dần, dao động từ 0,11 - 0,15 cm/ngày. Trong giai đoạn này công thức 3 và công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây nhanh nhất đạt từ 0,12 - 0,15 cm/ngày, cao hơn tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của công thức đối chứng (0,11 cm/ngày) lần lượt là 0,01 và 0,04 cm/ngày. Công thức có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây bằng với công thức đối chứng(0,11 cm/ngày).

- Giai đoạn 4 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen dao động từ 0,13 - 0,21 cm/ngày. Tất cả các công thức tahm gia thí nghiệm đều có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây thấp hơn công thức đối chứng, trong đó công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây chậm nhất đạt 0,13 cm/ngày thấp hơn so với công thức đối chứng (0,21 cm/ngày) 0,08 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch.

Hình 5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

3.3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của cây thạch đen

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị tính: lá/ngày Công thức phân bón Tháng sau trồng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng (thu hoạch) Công thức 1 (Đ/C) 0,37 0,24 0,41 0,17 Công thức 2 0,40 0,26 0,40 0,17 Công thức 3 0,38 0,30 0,44 0,25 Công thức 4 0,36 0,29 0,40 0,21

Qua bảng số liệu 3.15 và hình 6 cho thấy tốc độ ra lá của cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm nhanh nhất ở giai đoạn 3 tháng sau trồng.

- Giai đoạn 1 tháng sau trồng, tốc độ ra lá của cây thạch đen tăng nhanh dao động từ 0,36 - 0,40 lá/ngày. Công thức 2 và công thức 3 có tốc độ ra lá cao hơn công thức đối chứng (0,37 lá/ngày) từ 0,01 - 0,03 lá/ngày. Công thức 4 có tốc độ ra lá đạt 0,36 lá/ngày, chậm hơn công thức đối chứng 0,01 lá/ngày.

- Tốc độ ra lá của cây thạch đen ở giai đoạn 2 tháng sau trồng, giảm nhẹ, dao động từ 0,24 - 0,30 lá/ngày. Tất cả các công thức tham gia thí nghiệm đều có tốc độ ra lá cao hơn so với công thức đối chứng từ 0,02 - 0,06 lá/ngày. Trong đó công thức 3 có tốc độ ra lá nhanh nhất đạt 0,30 lá/ngày, cao hơn so với công thức đối chứng (0,24 lá/ngày) 0,06 lá/ngày.

- Giai đoạn sau trồng 3 tháng, tốc độ ra lá của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,40 - 0,44 lá/ngày. Trong đó công thức 3 có tốc độ ra lá nhanh nhất trong thí nghiệm đạt 0,44 lá/ngày, cao hơn công thức đối chứng (0,41 lá/ngày) là 0,03 lá/ngày và cao hơn so với các công thức còn lại từ 0,03 - 0,04 lá/ngày.

-Tốc độ ra lá của các giống ở giai đoạn sau trồng 4 tháng giảm hẳn, biến động từ 0,17 - 0,25 lá/ngày. Công thức 3 và công thức 4 có tốc độ ra lá nhanh nhất, nhanh hơn công thức đối chứng từ 0,04 - 0,08 lá/ngày. Công thức 2 có tốc độ ra lá bằng với công thức đối chứng cùng đạt 0,17 lá/ngày. Đây là giai đoạn cây bắt đầu ngừng sinh trưởng thân lá, dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho cây nên tốc độ ra lá của cây thạch đen giảm.

Hình 6: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

3.3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình tháicủa cây thạch đen thạch đen

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều dài cây, số cành và tổng số lá trên thân chính của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh

Bắc Kạn

Công thức phân bón

Chiều dài cây cuối cùng (cm) Số cành (cành) Tổng số lá trên thân chính (lá) Công thức 1 (Đ/C) 28,3ab 5,53b 44,3b Công thức 2 29,3a 6,47a 44,1b Công thức 3 25,5c 5,47b 47,9a Công thức 4 27,1bc 5,07b 45,9ab P < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV (%) 4,01 4,58 2,40 LSD05 2,21 0,52 2,18

-Chiều dài cây cuối cùng

Chiều dài cây cuối cùng của cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm được trình bày qua số liệu bảng 3.16 dao động từ 25,5 - 29,3cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy cây thạch đen bón theo lượng phân như công thức 2, công thức 4 và công thức đối chứng sẽ cho chiều dài cây cuối cùng

tương đương nhau với mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 có chiều cao cây cuối cùng đạt 25,5 cm thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (2,8 cm) và các công thức còn lại (1,6 - 3,8 cm).

-Số cành:

Qua số liệu bảng 3.16 ta thấy số cành của cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 5,07 - 6,47 cành. Kết quả xử lý thống kê cho thấy số cành của công thức 2 đạt 6,47 cành cao hơn chắc chắn so với số cành của công thức đối chứng (5,53 cành) và các công thức khác tham gia thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 và công thức 4 có số cành tương đương nhau và tương đương với số cành của công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Tổng số lá trên thân chính:

Qua số liệu bảng 3.16 số lá cuối cùng của cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 44,1 - 47,9 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy số lá cuối cùng của công thức 3 cao hơn chắc chắn so với số lá cuối cùng của công thức đối chứng là 3,66 lá ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 có tổng số lá trên thân chính đạt 44,1 lá tương đương với tổng số lá trên thân chính của công thức 4 và công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, song, thấp hơn chắc chắn so với tổng số lá trên thân chính của công thức 3 (3,8 lá).

3.3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu, bệnhhạicây thạch đen thạch đen

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình nhiễm sâu, bệnh hại cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Công thức phân bón Sâu cuốn lá (%) Bệnh thối cổ rễ (Cấp 1 - 9) Bệnh sương mai (Cấp 1 - 9) Công thức 1 (Đ/C) 11,0 3 1 Công thức 2 8,0 1 1 Công thức 3 13,0 3 3 Công thức 4 15,0 3 3

Qua bảng số liệu 3.17 ta thấy:

Tình hình sâu cuốn lá trên cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 8,0% - 15,0%, trong đó công thức 4bị sâu cuốn lá hại nhiều nhất là 15,0%, cao hơn công thức đối chứng (11,0%) là 4,0%. Công thức 2 bị sâu cuốn lá hại thấp nhất (8,0%).

Bệnh thối cổ rễ trên cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ cấp độ 1 - 3, trong đó công thức 2 có cấp độ bệnh thối cổ rễ nhẹ nhất là cấp 1. Các công thức còn lại bị bệnh thối cổ rễ ở cấp độ 3 - bằng với công thức đối chứng.

Tình hình bệnh sương mai trên cây thạch đen dao động từ cấp 1 - 3, trong đó công thức đối chứng và công thức 2 có cấp độ bệnh sương mai nhẹ nhất là cấp 1. Các công thức còn lại có cấp độ bệnh sương mai là cấp 3.

3.3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của cây thạch đen cây thạch đen

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Công thức phân bón NSTL (tấn/ha) Độ nhớt của dịch thạch (cP) Hàm lượng pectin (mg/ml) Công thức 1 (Đ/C) 60,67a 4,1b 0,4bc Công thức 2 62,67a 4,4a 0,7a Công thức 3 60,00a 4,2ab 0,5ab Công thức 4 55,50b 3,3c 0,2c P < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV (%) 2,35 3,75 24,85 LSD05 2,80 0,30 0,22

Qua bảng 3.18 cho thấy:

* Năng suất thân lá:

Năng suất thân lá của cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 55,50 - 62,67 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, công thức 2 và công thức 3 có năng suất thân lá tương đương với công thức đối chứng (60,67 tấn/ha) và cao hơn công thức 4 (55,5 tấn/ha), chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Độ nhớt của dịch thạch:

Độ nhớt dịch thạch của các công thức dao động từ 3,3-4,4 cP. Kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức 2 có độ nhớt dịch thạch đạt 4,4 cP tương đương với công thức 3, cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng và công thức 4 ở mức độ tin cậy 95% .

* Hàm lượng pectin:

Hàm lượng pectin của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,2 - 0,7 mg/ml. Kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức 2 (0,7 mg/ml) có hàm lượng pectin tương đương với công thức 3, cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng và công thức 4 ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây thạch đen thạch đen

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Công thức phân bón Năng suất thân lá (tấn/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi thuần (triệu đồng/ha) Công thức 1 (Đ/C) 60,67 157,742 80,250 77,492 Công thức 2 62,67 162,942 81,432 81,510 Công thức 3 60,00 156,000 82,639 73,361

Qua bảng 3.19 cho thấy: Lãi thuần của cây thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 60,480 - 81,510 triệu đồng/ha. Trong đó công thức 2 có lãi thuần cao nhất đạt 81,510 triệu đồng/ha cao hơn công thức đối chứng (77,492 triệu đồng/ha ) là4,018triệu đồng/ha. Các công thức công lại đều có lãi thuần thấp hơn công thức đối chứng từ 4,131 - 17,012 triệu đồng/ha.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

* Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến khả năng sinh trưởng, nhân giống cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân năm 2018:Kết quả nghiên cứu đã xác định được kỹ thuật nhân giống tốt nhất là sử dụng hom giống đoạn thân (năng suất thân lá đạt 66,0 tấn/ha, hệ số nhân giống là 44 lầnvàcho lãi thuần 91,35 triệu đồng/ha).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Hè Thu năm 2018 cho thấy: với mật độ trồng 125.000 cây/ha (40 x 20 cm) cho hàm lượng pectin, độ nhớt của dịch thạch, năng suất thân lá và hiệu quả kinh tế cao nhất (hàm lượng pectin: 0,8 mg/ml, độ nhớt của dịch thạch: 4,5 cP, năng suất thân lá: 68,33 tấn/ha và lãi thuần: 89,908 triệu đồng/ha).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Hè Thu năm 2018 bước đầu cho kết quả là: lượng phân bón 2,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 26 kg N + 24 kg P2O5 + 45 kg K2O/ha cho hàm lượng pectin, độ nhớt của dịch thạch, năng suất thân lá và hiệu quả kinh tế cao nhất (hàm lượng pectin: 0,7 mg/ml, độ nhớt của dịch thạch: 4,4 cP, năng suất thân lá: 62,67 tấn/ha và lãi thuần: 81,510 triệu đồng/ha).

2. Đề nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác đã lựa chọn vào những năm tiếp theo để có kết luận chính xác, nhằm phục vụ sản xuất thạch đen ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cũng như một số tỉnh có điều kiện sản xuất tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lưu Đàm Ngọc Anh, Trương Anh Thư, Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hương Thảo, Lưu Đàm Cư (2009), Nghiên cứu hàm lượng chất tan trong Thạch đen tại Lạng Sơn, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&VN Việt Nam

2. Phong Chương (2015), Cao Bằng: Thạch đen mất giá gây thiệt hại nhiều tỷ đồng,http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/27478002-cao-bang-

thach-den-mat-gia-gay-thiet-hai-nhieu-ty-dong.html

3. Trung Dương (2016), Huyện Na Rì phát triển mạnh cây Thạch đen, backantv.vn› ... › TBK kết nối › Hoạt động Đài › Văn bản mới

4. Hoàng Thị Hà (2010) Cao Bằng nghiên cứu sản xuất Thạch đen thành hàng hóa, www.baomoi.com/cao-bang-nghien-cuu-san-xuat-thach-den- thanh.../3856892.epi

5. Nguyên Khê (2009), Lối ra cho cây Thạch đen Tràng Định, Agro gov vn/news/tID14938_Loi-ra-cho-cay-thach-den-Trang-Dinh.html

6. Phương Oanh (2015) Đi tìm lời giải cho cây Thạch đen, baocaobang.vn › Kinh tế

7. Trần Sơn (2016), Cây Thạch đen ở Vũ Loan,w.baobackan.org.vn/channel /1121/201603/cay-thach-den-o-vu-loan-2428797.

8. Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh, Ninh Khắc Bản, Hứa Văn Phúc (2009),

Nghiên cứu khả năng trồng Thạch đen bằng các đoạn thân khác nhau, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viện ST&TNSV - Viện KH&VN Việt Nam

9. Thuận Thắng (2016), Đưa Thạch đen Cao Bằng an toàn đến người tiêu dùng,xttmnongnghiephanoi.vn/.../dua-thach-den-cao-bang-an-toan-den- voi-nguoi-tieu-du.

Tài liệu tiếng Anh

10. Huang Ying-zhen; ChenJing-ying; Zhao Yun-qing; Liu Bao-cai; Su Hai- lan (2013), Optimal Harvest Time for Mesona chinesis Benth., Fujian Journal of Agricultural Science, vol. 09

11. Jin Zhenliang (2012), High-yield cultivation method for Mesona chinensis

12. Liu Jin Fu; Hong Wei; He ZongMing; Wu ChengZhen (2000), The selection of an agro-forestry system of Cunninghamialanceolata based on set-pair analysis, Journal of Fujian College of Forestry, vol.20, no.1 pp.52-55

13. Sirichai Adisakwattana; Thavaree Thilavech; Charoonsri Chusak (2014),

Mesona Chinensis Benth extract prevents AGE formation and protein oxidation against fructose-induced protein glycation in vitro, BMC Complementary and Alternative Medicine, vol. 14, pp. 130

14. Su Hai-lan; Chen Jing-ying; HuangYing-zhen (2010),Correlation among

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 60)