Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tình hình sâu, bệnhhạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 48)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kếtquả nghiên cứuảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến khả

3.1.5. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tình hình sâu, bệnhhạ

Ngoài các yếu tố cấu thành năng suất như chiều dài cây, số lá trên thân chính, khả năng phân cành...thì năng suất cây thạch đen còn bị ảnh hưởng bởi sâu, bệnh hại. Tình hình sâu bệnh hại của các phương pháp nhân giống bằng hom ở các đoạn hom tham gia thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến tình hình nhiễm sâu, bệnh hại của các loại hom giống tham gia thí nghiệm

Phương pháp nhân giống Sâu cuốn lá (%) Bệnh thối cổ rễ (Cấp 1 - 9) Bệnh sương mai (Cấp 1- 9) Hom đoạn gốc 10,0 3 3

Hom đoạn thân 6,0 1 3

* Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá nhỏ có tên khoa học là Cnaphalocrosis medinalis Guennee, có khả năng gây thiệt hại ở mức cao, gây hại trên diện rộng và rất khó phòng trừ, thường phát sinh nặng vào những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa, nắng xen kẽ nhau và gây hại.

+ Hình thái:Ngài có thân dài 10 mm, sải cánh rộng 19 mm, màu vàng nâu, mép trước của cánh có màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu vàng sẫm. Mép ngoài cánh rộng. Vân mép ngoài rộng màu nâu đen, vân ngang trong và vân ngang ngoài màu nâu đen. Giữa hai vân ngang có một vân ngắn cụt. Trứng hình bầu dục dài 0,5mm. Mặt trứng có vân mạng lưới rất nhỏ.Sâu non đẫy sức dài 19mm, màu xanh lá mạ. Mảng lưng ngực trước màu nâu. Lưng ngực giữa và lưng ngực sau có 8 phiến lông. Lưng các đốt bụng cũng có những phiến lông nổi rõ. Thân mảnh gầy, chân bụng phát triển.Nhộng dài 7-10 mm, màu nâu. Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở lồi lên. Các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào. Cuối có 6 sợi lông ngắn uốn cong.

+ Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30 - 35 ngày. Thời gian trứng 6 - 7 ngày. Thời gian sâu non 15 - 25 ngày. Thời gian nhộng 6 - 8 ngày. Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng 2 - 7 ngày. Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp. Ngài thường đẻ trứng vào ban đêm, phần lớn là đẻ từng quả một, cũng có khi tới 2 - 3 trứng một chỗ. Một con ngài cái chỉ đẻ trung bình trên 76 quả.

+ Hình thức gây hại: Sâu cuốn lá ăn biểu bì và diệp lục của lá theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng. Do đó nếu bị mưa nhiều hoặc ngập nước thì thối nhũn làm giảm nghiêm trọng khả năng quang hợp của lá làm năng suất của thạch đen giảm rõ rệt.

Qua bảng 3.5, cây thạch đen được trồng từ phương pháp nhân giống bằng các đoạn (gốc, thân và ngọn) đều bị sâu cuốn lá gây hại, dao động từ 6,0% - 16,0%.Trong đó hom giống được trồng từ phương pháp nhân giống bằng đoạn ngọn có số sâu cuốn lá nhiều nhất là 16,0%, đoạn thân có số sâu cuốn lá hại thấp nhất 6,0%.

* Bệnh thối cổ rễ

Bệnh thối gốc rễ hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ do nhiều loại nấm hại gây ra như nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis,… Bệnh là một trong những loại bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn, nhanh nhất cho những người sản xuất thạch đen, những người chuyên gieo ươm cây thạch đen giống nói chung.

Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết. Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng bị nhiễm bệnh nặng. Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên

thân cây và vùng đất xung quanh gốc cây bị bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh đó.

Tác nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát tiển và gây hại: Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra như Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp. v.v. Các bào tử nấm Rhizoctonia solani thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những vườn ươm cây giống, những vườn sản xuất đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại. Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường.

Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9-10 và tháng 3-4. Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng ở những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất ẩm ướt, trũng hoặc khó thoát nước.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 cho thấy: cây thạch đen đem trồng từ các phương pháp nhân giống bằng các hom đoạn (gốc, thân và ngọn) đều bị nhiễm bệnh thối cổ rễ dao động từ cấp 1 đến cấp 3, trong đó hom đoạn gốc và

đoạn ngọn có cấp độ bệnh thối cổ rễ nặng nhất (cấp 3). Phương pháp nhân giống bằng đoạn thân có cấp độ bệnh thối cổ rễ là cấp 1.

* Bệnh sương mai

Bệnh sương mai hay còn gọi là bệnh mốc sương do nấm Phytophthora Infestan gây ra. Đây là một loại nấm đa thực, chúng tấn công vào nhiều loại cây trồng cũng như vào nhiều bộ phận của cây. Nấm lây lan trong không khí và gây hại mạnh ở vụ thu đông, đông xuân. Bệnh không phải do sương muối gây ra nhưng sương muối là điều kiện lý tưởng để nấm Phytophthora Infestan phát triển.

Bệnh gây hại phổ biến trên lá, xuất hiện từ lúc cây được 3 lá thật đến cuối vụ. Bệnh thường bắt đầu từ tầng lá phía dưới rồi lan dần lên trên. Bệnh xuất phát từ mặt dưới lá.Vết bệnh rãi rác khắp mặt lá. Đặc trưng vết bệnh hình đa giác góc cạnh rất rõ. Sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có lớp bụi màu hơi tím, sũng ướt và dễ mất đi dưới ánh sáng mặt trời. Đây là đặc điểm dùng để nhận biết bệnh này trực tiếp từ đồng ruộng. Lớp bụi này chính là cơ quan sinh sản của nấm và phát tán nhờ gió. Khi già vết bệnh đổi màu cam đến nâu đỏ đến nâu sậm, xung quanh vết bệnh có viền vàng. Lá bệnh khô và rách, lá co rúm lại. Lá bị bệnh khô vàng, rụng đi, trên cây chỉ còn lại những lá non, cây phát triển kém. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành. Bị nặng cây có thể chết.

Bệnh phát sinh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, trời râm mát, đặc biệt là buổi sáng có sương mù lúc đó bệnh có thể tấn công cả lá non. Nếu thời tiết khô hanh, bệnh lây lan chậm và chỉ xuất hiện ở tán lá dưới.

Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy cây thạch đen được đem trồng từ các phương pháp nhân giống khác nhau (đoạn gốc, thân và ngọn) đều bị nhiễm bệnh sương mai ở cấp độ 3 (dưới 20% diện tích lá nhiễm bệnh).

3.1.6. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến năng suất thân lá và hệ số nhân giống các loại hom giống tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)