Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn xanh kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 36)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận

Cách tiếp cận của Luận văn chủ yếu tập trung vào việc phân tích khả thi về mặt chính sách, đó là công cụ hữu ích, phổ biến, khách quan và không thể thiếu trong quá trình hoạch định chính sách (Calavera 2008; Dror 1969; McLaughlin & McLaughlin 2008; Oberlander 2003; Webber 1986), để đánh giá xem chính sách này có đạt được mục tiêu của nó không và đạt đến mức độ nào (Hogwood & Gunn 1984), và làm cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa mục tiêu chính sách và khả năng thực hiện (Meltsner 1972) theo hướng “ít chủ quan, nhiều khách quan hơn” (Webber 1986).

Trên cơ sở đó, Luận văn đã tổng hợp lại các quan điểm và xây dựng một khung lý thuyết bao gồm các khái niệm cùng những mô tả, đánh giá về tài chính xanh và thị trường vốn xanh. Dựa trên khung lý thuyết này, bài Luận văn tìm hiểu, phân tích và đánh giá dựa trên các tình huống thực tiễn (case-study) về phát triển thị trường vốn xanh ở các nước nhằm xem xét tính khả thi và đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu của Luận văn được mô tả trong hình sau:

Hình 2.1: Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn

Thu thập dữ liệu

Tổng thuật tài liệu

Phỏng vấn

Bảng hỏi

Nguồn phƣơng tiện

truyền thông địa phƣơng Quan sát Phân tích dữ liệu Phân tích chính sách Phân tích Logic Phân tích tình huống

Phân tích nội dung

Phân tích nghiệm suy

2.2. Các phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Các phương pháp thu thập dữ liệu áp dụng trong nghiên cứu bao gồm:

Tổng thuật tài liệu các nghiên cứu trƣớc đây: phương pháp này thường được sử dụng để xác định các kiến thức hiện có về một chủ đề nhất định và các phương pháp hữu ích cho việc phân tích chủ đề này (Spicker, 2006); kiểm tra xem các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện nghiên cứu chủ đề này và đưa ra kết quả như thế nào, từ đó giúp xây dựng các câu hỏi nghiên cứu phù hợp (Berg, 1995). Sự rà soát mở rộng các tài liệu có liên quan và các tài liệu học thuật khác giúp đặt nền tảng cho khung lý thuyết của nghiên cứu, cũng như gợi mở cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết rộng hơn cho việc phân tích dữ liệu sau này. Trong Luận văn, tổng thuật tài liệu các nghiên cứu trước đây được áp dụng để xây dựng khung khái niệm về nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tài chính xanh và đặc biệt là thị trường vốn xanh. Từ đó, tạo cơ sở để đưa ra khung khổ lý thuyết nền tảng về phát triển thị trường vốn xanh, là cơ sở lý luận để tìm hiểu về các chính sách đã được triển khai trên thế giới và liên hệ cho trường hợp của Việt Nam.

Phỏng vấn: Phỏng vấn đã được chứng minh là "một phương pháp thu thập thông tin hiệu quả cho các câu hỏi nghiên cứu" (Berg, 1995) và "một trong những nguồn thông tin cho nghiên cứu tình huống (case-study) quan trọng nhất" (Tellis, 1997). Trong trường hợp nghiên cứu của Luận văn, các cuộc phỏng vấn được tiến hành như "cuộc hội thoại có chủ đích" (Spicker, 2006) và đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu các quan điểm, mục tiêu của các bên liên quan, các chủ thể tham gia, từ đó, giúp thu thập các thông tin theo một mục đích xác định, góp phần đến gần với thực tế hơn so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác.

Luận vănnày áp dụng phỏng vấn thông thường và phỏng vấn chuyên sâu với các cán bộ cơ quan quản lý thị trường chứng khoán tại Việt Nam, cán

bộ SGDCKnhằm tìm hiểu về thực trạng và các định hướng triển khai thị trường vốn xanh ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và các bước chuẩn bị để xây dựng thị trường này. Ngoài ra, Luận văn cũng thu thập nguồn dữ liệu bằng cách phỏng vấn các cán bộ tham gia các đoàn khảo sát về thị trường vốn xanh ở nước ngoài, từ đó, thu thập thêm các dữ liệu và luận chứng, các quan điểm đánh giá và làm rõ hơn các thông tin về kinh nghiệm phát triển thị trường vốn xanh ở các nước trên thế giới.

Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận văn đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn với cán bộ của SGDCK Hà Nội (phòng Trái phiếu), SGDCK Tp. Hồ Chí Minh (phòng Quản lý thành viên) để cập nhật những nội dung mới nhất liên quan đến quá trình trình nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tài chính xanh tại đơn vị. Ngoài ra, tác giả cũng có cơ hội trao đổi trực tiếp với chuyên gia của GIZ (bà Simone Dettling, diễn giả tại Hội thảo Xây dựng Khuôn khổ định hướng về tài chính xanh và các sản phẩm tài chính xanh cho TTCK Việt Nam tháng 10/2015) và một số cán bộ Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước(UBCKNN) bao gồm: ông Vũ Chí Dũng – Vụ trưởng, bà Trần Thị Thu Thủy – chuyên viên, tham gia đoàn khảo sát về thị trường vốn xanh tại Áo và Đức năm 2015và ông Nguyễn Khắc Chiến – chuyên viên, tham gia đoàn khảo sát về thị trường vốn xanh tại Braxin năm 2015. Các cuộc phỏng vấn này đã giúp tác giả hiểu rõ hơn những kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam. Các kết quả của cuộc phỏng vấn được tổng hợp, bổ sung và trình bày tại chương 3 và 4 của Luận văn.

Bảng hỏi: Là một trong nhiều nguồn thông tin đa phương diện" (Yin 1994; Tellis 1997), bảng hỏi không bị giới hạn bởi thời gian biểu, kế hoạch làm việc và tính sẵn sàng của người được hỏi (Tellis 1997). Bên cạnh đó, bảng hỏi có thể được xây dựng một cách linh hoạt hơn nhằm thu thập thêm ý

kiến của các đối tượng khác nhau. Thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu có ý nghĩa lớn đối với việc mở rộng cơ sở thông tin và dữ liệu thông qua các phản hồi từ các đối tượng tham gia.Trong Luận văn này, bảng hỏi được thiết kế để tìm hiểu về nhận thức của công chúng về thị trường vốn xanh và các quan điểm của họ liên quan đến khả năng áp dụng các quy định về môi trường cho TTCK.

Bảng hỏi (phiếu khảo sát) được phát tại 02 cuộc Hội thảo diễn ra vào tháng 8 và 10/2016 của UBCKNN. Thành phần tham gia trả lời là đại diện của các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trên TTCK Việt Nam (chức vụ từ cán bộ cấp phòng trở lên). Người tham gia khảo sát không bị bắt buộc cung cấp danh tính và được trả lời với tư cách cá nhân, không mang tính đại diện cho công ty. Điều này giúp cho họ được tự do thể hiện các quan điểm của mình và vì thế, giúp cho kết quả khảo sát được sát với thực tế. Nội dung của bảng hỏi nhằm khảo sát về thói quen đầu tư, mức độ hiểu biết về thị trường vốn xanh, sự sẵn sàng tham gia vào thị trường cùng ý kiến về khả năng áp dụng các quy định về môi trường cho TTCK. Các kết quả của cuộc khảo sát được tổng hợp và trình bày tại chương 4 (những thuận lợi và khó khăn khi phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam). Các kết quả được dùng để làm cơ sở phân tích và khuyến nghị về tính khả thi của các đề xuất chính sách áo dụng cho thị trường vốn xanh cũng như để đưa ra những đề xuất, điều chỉnh, bổ sung hợp lý.

Nguồn phƣơng tiện truyền thông địa phƣơng: Các đặc điểm nổi bật của nguồn phương tiện truyền thông địa phương là tính kịp thời và địa phương. Các nguồn phương tiện truyền thông địa phương được áp dụng trong Luận văn này chủ yếu là từ các website chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các bài nghiên cứu của tác giả tại địa phương (nước) nó, các tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, các số liệu thống

kê… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nước được nghiên cứu, các thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,… mang tính đại chúng liên quan đến các tình huống cụ thể (case-study), từ đó, giúp cung cấp một cái nhìn sâu hơn đối vớivấn đề nghiên cứu và thu thập các thông tin ban đầu.

Quan sát: Quan sát được coi là một trong những phương pháp nghiên cứu định tính hiệu quả" (Berg 1995), quan sát được tiến hành nhằm hiểu rõ hơn "thực tế" và "bối cảnh" của nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, các quan sát được thực hiện đối với các bên liên quan bao gồm: cơ quan quản lý thị trường, cơ quan vận hành thị trường, các nhà đầu tư, công ty niêm yết…từ đó, giúp củng cố tính hợp lý của các kết quả nghiên cứu.

2.3. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp phân tích dữ liệu áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm giải thích dữ liệu, phân tích nội dung và nghiên cứu định tính, thông qua:

Phân tích chính sách, là phương pháp "phân tích một cách rõ ràng, chuyên sâu, và có hệ thống các quyết định của chính phủ và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội" (Webber 1986), phương pháp này được sử dụng để biện luận và đánh giá tính khả thi của chính sách, từ đó, làm cho các chính sách trở nên dễ thực hiện hơn (Meltsner 1972). Phân tích chính sách được thực hiện trong nghiên cứu này nhằm phân tích tính khả thi đối với từng loại sản phẩm tài chính xanh được định hướng triển khai và cũng như sự áp dụng các quy định liên quan đến môi trường cho thị trường vốn.

Phân tích logic: chủ yếu đề cập đến các suy luận logic hoặc quá trình mô tả thông qua các biểu đồ hoặc sơ đồ (Miles & Huberman 1994). Trong bài Luận văn, phương pháp này được áp dụng để trình bày, nhận xét về sự phát triển tất yếu của thị trường vốn xanh trên cả 2 phương diện lý thuyết và thực tiễn cùng tính hợp lý trong các ý tưởng phát triển các sản phẩm tài chính, xây

dựng các quy định, phát triển các tổ chức hỗ trợ thị trường vốn xanh, làm cơ sở xây dựng khung khổ lý thuyết và rút ra các kết luận.

Phân tích tình huống:bản chất của một nghiên cứu tình huống là làm sáng tỏ một quyết định hoặc thiết lập các quyết định: tại sao chúng được thực hiện, chúng đã được thực hiện như thế nào và mang lại những kết quả gì (Schramm, 1971). Bài Luận văn áp dụng phương pháp này thông qua nghiên cứu các trường hợp điển hình về lộ trình và hướng triển khai phát triển thị trường vốn xanh trên thế giới tại một số nước: Pháp, Braxin, Nam Phi…Bên cạnh đó, với mỗi loại hình sản phẩm tài chính xanh, bài Luận văn cũng liên hệ, so sánh với một số quốc gia khác. Trên cơ sở các tình huống có thật này, rút ra những kinh nghiệm về phát triển thị trường vốn xanh cho Việt Nam.

Phân tích nội dung được định nghĩa theo phạm vi rộng là "bất cứ phương pháp rút ra kết luận nào thông qua việc xác định đặc điểm đặc biệt của nội dung một cách hệ thống và khách quan" (Holsti 1968). Theo Berg (1995), phân tích nội dung được thực hiện bằng cách áp dụng các tiêu chí lựa chọn, để "phản ánh tất cả các nội dung có liên quan nhiều nhất có thể". Phân tích nội dung được áp dụng xuyên suốt trong Luận văn, trên cơ sở khung lý thuyết về thị trường vốn xanh đã xây dựng để tìm hiểu về các ý tưởng về phát triển thị trường vốn xanh trên thế giới.

Phân tích nghiệm suy là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của cá nhân (Moustakas 1990). Phân tích nghiệm suy được áp dụng trong nghiên cứu này thông qua quá trình tương tác và làm việc của tác giả tại cơ quan quản lý TTCKViệt Nam, trong đơn vị đầu mối triển khai phát triển thị trường vốn xanh, từ đó, tác giả đưa ra các quan điểm, cách đánh giá và khuyến nghị của mình về vấn đề phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam.

2.4. Xây dựng khung phân tích Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận

- Sự cần thiết của việc phát triển thị trường vốn xanh

- Các nội dung liên quan đến phát triển thị trường vốn xanh - Nguyên tắc và vai trò của các chủ thể thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường vốn xanh

Cơ sở thực tiễn

- Các sáng kiến, chính sách hướng đến nền kinh tế xanh/tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trên thế giới

- Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam, Kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng

- Phân tích chính sách - Phân tích logic - Phân tích tình huống - Phân tích nội dung - Phân tích nghiệm suy

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng vốn xanh

- Các thông lệ tốt của quốc tế về thị trường vốn xanh + Các sản phẩm

+ Các quy định

- Kinh nghiệm của các nước vềphát triển thị trường vốn xanh + Kinh nghiệm của Pháp

+ Kinh nghiệm của Braxin + Kinh nghiệm của Nam Phi

Hàm ý chính sách cho Việt Nam

- Khung khổ pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam - Những manh nha và thuận lợi, khó khăn khi phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam

- Hàm ý chính sách cho Việt Nam

CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

3.1. Các ý tƣởng và thông lệ tốt trên thế giới về thị trƣờng vốn xanh

3.1.1. Các ý tưởng và thông lệ tốt về trái phiếu xanh

3.1.1.1. Tình hình phát hành trái phiếu xanh

Trên thế giới, trái phiếu xanh được thiết kế với những đặc tính cơ bản như trái phiếu thông thường, đó là kỳ hạn (thời gian vay), nợ gốc và lãi suất.Lãi suất trái phiếu có thể là thả nổi hoặc cố định. Theo OECD (2015), trái phiếu xanh đã được phát hành ở 23 quốc gia và vùng lãnh thổ (jurisdictions), bao gồm 14 quốc gia trong nhóm G20, và bằng 23 loại tiền tệ khác nhau. Trong đó:

Trái phiếu xanh được phát hành cho nhả đầu tư trong nước và nước ngoài ở 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm có: Australia, Áo, Canada, Trung Quốc, EU, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Italia, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Trái phiếu xanh được phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài tại 3 quốc gia và vùng lãnh thổ: Brazil, Thụy Sĩ và Đài Loan.

Trái phiếu xanh cũng được phát hành dưới nhiều hình thức đa dạng với các chủ thể khác nhau:

Hình 3.1: Phát hành trái phiếu xanh trên thế giới 2012 - 2015

Nguồn: OECD (2015), Green bonds - Mobilizing the debt capital markets for a low-carbon transition

3.1.1.2. Đánh giá tính xanh

Tiêu chí đánh giá

Hiện tại, thách thức lớn nhất trong phát triển trái phiếu xanh là: không có một định nghĩa quy chuẩn. Tuy nhiên, có rất nhiều sáng kiến chuẩn hóa khái niệm này đã được đưa ra, trong đó phải kể tới:

- Nguyên tắc về trái phiếu xanh (GBP), được công bố bới 4 ngân hàng đầu tư (Ngân hàng America Merrill Lynch, Citi, Credit Agricole CIB, JPMorgan Chase and Co) vào tháng 1 năm 2014, với một liên minh gồm các nhà đầu tư, tổ chức phát hành, các tổ chức phi lợi nhuận về môi trường (82 thành viên và 41 quan sát viên tính tới cuối tháng 3 năm 2015). Mong muốn của bộ quy tắc này là thúc đẩy và hình thành một bộ quy chuẩn thống nhất về việc đánh giá, lựa chọn dự án được tại trợ, các quy chuẩn về báo cáo, giám sát từ bên ngoài đối với các dự án có dán mác xanh hoặc trái phiếu xanh.

- Sáng kiến về trái phiếu môi trường (CBI): tập trung phân loại các hoạt động được xem là đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, đưa ra các chỉ dẫn theo ngành

(mặt trời, gió, vận tải hành khách, xây dựng…). Dự án này cũng hướng tới hình thành ra một bộ quy chuẩn được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

- Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể cùng phối hợp để đưa ra quan điểm về vấn đề này thông qua các kênh chính như thiết lập những cuộc đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn xanh kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)