4.3.1 .Về sản phẩm triển khai
4.3.3. Về các giải pháp hỗ trợ
Về lâu dài, để phát triển thành công thị trường vốn xanh tại Việt Nam, cần có các nhóm giải pháp hỗ trợ để chuẩn hóa khung tiêu chí đánh giá, tạo cầu cho các sản phẩm tài chính xanh, bao gồm:
Đẩy mạnh công tác đào tạo công chúng, nâng cao nhận thức xã hội về thị trường vốn xanh
Nhận thức của cộng đồng có tác động không nhỏ đến việc thực thi các chính sách triển khai các sản phẩm tài chính - chứng khoán xanh. Hiện nay, phát triển kinh tế xanh, tài chính xanh nói chung và phát triển thị trường vốn xanh nói riêng vẫn còn là những nội dung mới trong phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, để có thể nhận được sự hưởng ứng và tham gia của công chúng đầu tư và thành viên thị trường, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, triển khai các chương trình hội nghị, đào tạo phổ biến các kiến thức về chủ trương, chính sách, trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp, giới thiệu các sản phẩm tài chính xanh tới công chúng đầu tư... Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần được triển khai đồng bộ với sự phối kết hợp của
các bộ ngành, nhằm mục đích lan tỏa nhận thức đến toàn cộng đồng trong ý thức về bảo vệ môi trường và xã hội.
Xây dựng các tiêu chuẩn và phát triển các trung gian xếp hạng và đảm bảo tính xanh
Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nhận diện các sản phẩm tài chính xanh là tiền đề tiên quyết đối với sự phát triển lâu dài của thị trường vốn xanh. Tuy nhiên, việc thiết lập các quy chuẩn rõ ràng trong xác định tính xanh đối với các dự án xanh không hề đơn giản khi thị trường xanh, hệ thống tài chính xanh đang ở giai đoạn hình thành ban đầu. Song song với việc nghiên cứu đưa ra bộ chuẩn mực chung áp dụng cho toàn bộ thị trường, có thể áp dụng cách tiếp cận dựa theo dự án cụ thể, lượng hóa ở mức cao nhất có thể tác động ảnh hưởng từ công nghệ hay hiệu quả của dự án. Đây là một cách làm đi từ thực tiễn hướng tới chuẩn hóa lý thuyết, quy định, có khả năng áp dụng thực tế cao trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, cũng cần phối hợp với các đối tác quốc tế đã có bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng tiêu chí, khung báo cáo... để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ tổ chức này trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí.
Để có thể đưa vào áp dụng thực tiễn, điều quan trọng nhất là cần có tổ chức nghề nghiệp trung gian. Nhiệm vụ này cần có sự phối hợp về mặt chính sách giữa các Bộ, ngành, đơn vị để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, liên quan đến kiểm toán môi trường, cần có sự tham gia thiết thực của Bộ Khoa học – Công nghệ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường cho Việt Nam, Bộ Tài chính liên quan đến các chuẩn mực kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán liên quan đến xây dựng quy định và giám sát thực hiện đối với các tổ chức huy động vốn. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp là một điểm tựa quan trọng giúp thị trường vốn xanh có nền tảng phát triển.
Phát triển nhà đầu tư tổ chức
Thực tế, ý thức đầu tư có trách nhiệm với xã hội sẽ xuất phát từ bên cầu trên thị trường.Nguồn cung chỉ là động cơ, để thị trường thăng hoa, phải có sự ủng hộ (bên cầu) từ thị trường.Từng bước đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tiến tới cấu trúc cơ sở nhà đầu tư với sức cầu ổn định, chuyên nghiệp với chiến lược đầu tư dài hạn, có trách nhiệm xã hội là một trong những biện pháp quan trọng góp phần vào sự thành công của thị trường vốn xanh. Muốn vây, cần phải tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và sự tiện lợi trong hoạt động giao dịch cho nhà đầu tư, hiện đại hóa hơn nữa hệ thống giao dịch hỗ trợ nhiều phương thức và hình thức giao dịch, hiện đại hóa cơ chế giao dịch và từng bước triển khai áp dụng các kỹ thuật hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, cũng cần phát triển hơn nữa sự hình thành và tham gia của các quỹ đầu tư tập thểthông qua việc xây dựng cơ chế thuế nhằm khuyến khích các hình thức đầu tư tập thể, khuyến khích việc tham gia đầu tư vào TTCK thông qua quỹ đầu tư, phù hợp các với thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Một số kết luận được rút ra từ Luận văn như sau:
- Phát triển thị trường vốn xanh là một trong những biện pháp nhằm hạn chế các khiếm khuyết của thị trường khi không bao gồm được giá của nguồn vốn tự nhiên vào chi phí sản xuất. Thị trường vốn xanh giúp phân bổ lại chi phí huy động vốn giữa các dự án xanh và dự án gây ô nhiễm thông qua 03 cách như sau: (i) hạ thấp chi phí huy động vốn cho các dự án xanh, (ii) tăng chi phí huy động vốn đối với các dự án gây ô nhiễm, (iii) gia tăng nhận thức và trách nhiệm của nhà đầu tư, công chúng, doanh nghiệp về tăng trưởng xanh và tài chính xanh.
- Phát triển thị trường vốn xanh không có nghĩa là tạo ra một mảng thị trường mới, trên cơ sở phát minh ra các sản phẩm tài chính có đặc tính và cách thức giao dịch riêng, đi kèm với các quy định và quy chế giao dịch tương ứng. Phát triển thị trường vốn xanh nên được hiểu là sự nâng cấp/điều chỉnh/bổ sung về mặt kỹ thuật các sản phẩm, công cụ và quy định hiện có các nội dung gắn với yếu tố môi trường nhằm huy động vốn cho mục tiêu tăng trưởng xanh/phát triển bền vững. Nội dung của phát triển thị trường vốn xanh bao gồm: phát triển các sản phẩm tài chính xanh (trái phiếu xanh, chỉ số xanh...) và các quy định cho thị trường vốn xanh (liên quan đến các điều kiện phát hành và niêm yết chứng khoán, nội dung và chế độ báo cáo của các chủ thể huy động vốn)
- Theo thông lệ thế giới, về cơ bản, không có sự khác biệt nhiều trong khuôn khổ pháp lý áp dụng cho các sản phẩm tài chính xanh với sản phẩm tài chính thông thường. Thị trường vận động theo các nguyên tắc tự do, dựa trên các luồng thông tin.Các tổ chức tài chính chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chuẩn mực cho các sản phẩm tài
chính xanh.
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tiền đề cho sự phát triển của thị trường vốn xanh không chỉ do quy định mà còn xuất phát từ nhận thức, từ ý thức cộng đồng. Bên cạnh đó, trình độ phát triển của thị trường cũng có ảnh hưởng khá lớn đến các loại sản phẩm tài chính xanh được triển khai.
- Để phát triển trái phiếu xanh, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và vai trò của các tổ chức độc lập cung cấp dịch vụ xếp hạng, bảo đảm là vô cùng cần thiết.
- Chỉ số xanh là một chỉ báo tốt cho việc đánh giá hoạt động môi trường của doanh nghiệp, đồng thời giúp tuyên truyền và nhận thức của cộng đồng đầu tư về tài chính xanh và bảo vệ môi trường. Bên cạnh các tiêu chí xanh, để chỉ số mang tính thị trường các tiêu chí về thanh khoản, vốn hóa cũng được sử dụng để đảm bảo rằng chỉ số thu hút được nhà đầu tư. Ngoài ra, các đối tác kỹ thuật và Hội đồng đánh giá có vai trò tối quan trọng đối với sự thành công và uy tín của chỉ số.
- Khung tiêu chí về Quản trị -Môi trường – Xã hội (ESG) được sử dụng phổ biến trong việc báo cáo đối với các sản phẩm tài chính xanh. Các quy định về chế độ báo cáo đối với các tiêu chí ESG có thể là các quy định mềm (khuyến khích, trên cơ sở tự nguyện) hoặc quy định cứng (trên cơ sở bắt buộc).
- Với khung pháp lý hỗ trợ chắc chắn và những định hướng chính sách ban hành tại Kế hoạch hành động ngành tài chính đến năm 2020 thực hiện Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh, Việt Nam đang đi những bước đi đầu tiên để phát triển thị trường vốn xanh, tuy nhiên, mức độ, phạm vi và các kết quả vẫn còn khiêm tốn.Sự thiếu vắng các chuẩn mực chung, nhận thức công chúng về sản phẩm tài chính xanh còn hạn chế hay sự thiếu vắng các nhà đầu tư tổ chức và tổ chức thẩm định, xếp hạng đang là những khó khăn
chính đối với việc phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam hiện nay.
- Về trước mắt, Việt Nam có thể triển khai các sản phẩm trái phiếu xanh (trái phiếu xanh chính phủ, trái phiếu xanh chính quyền địa phương và trái phiếu xanh được chính phủ bảo lãnh) và chỉ số xanh. Hướng phát triển các quy định cho thị trường vốn xanh trước mắt là cụ thể hóa các nội dung về phát triển bền vững trong mẫu báo cáo của công ty niêm yết tại Thông tư 155/2015/TT-BTC và ban hành các chế tài xử phạt đi kèm.
- Về lâu dài, các biện pháp để phát triển thị trường vốn xanh bao gồm: đẩy mạnh công tác đào tạo công chúng, nâng cao nhận thức xã hội về thị trường vốn xanh; xây dựng các tiêu chuẩn và phát triển các trung gian xếp hạng và đảm bảo tính xanh; phát triển nhà đầu tư tổ chức.
2. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý thuyết, Luận văn đã xây dựng khung khổ lý thuyết hoàn chỉnh về chủ đề phát triển thị trường vốn xanh trên cơ sở tập hợp, bổ sung và hệ thống lại các quan điểm và kiến thức rải rác hiện có trên thế giới liên quan đến vấn đề này. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý thuyết cho sự phát triển thị trường vốn xanh (xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn tự nhiên đối với quá trình sản xuất và thất bại của thị trường) cũng như các nội dung, nguyên tắc và chủ thể liên quan đến nhiệm vụ phát triển thị trường vốn xanh. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần đưa ra những quan điểm, nhận thức hoàn chỉnh và toàn diện hơn về vấn đề này, góp phần tạo ra một nguồn tài liệu tham khảo hữu dụng trong quá trình phổ biến kiến thức về thị trường vốn xanh cho công chúng đầu tư.
Về mặt thực tiễn, Luận văn đã tìm hiểu các kinh nghiệm của thế giới liên quan đến các sản phẩm tài chính xanh cho thị trường vốn, các quy định, hướng dẫn và thông lệ liên quan.Đồng thời, Luận văn đã thực hiện được 01 cuộc khảo sát nhỏ tìm hiểu nhận thức và ý kiến của công chúng về thị trường
vốn xanh, làm cơ sở chứng minh cho các luận điểm và khuyến nghị.Thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và thăm dò ý kiến trong nước, Luận văn đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển thị trường vốn xanh. Đây là những đóng góp kịp thời trong bối cảnh Việt Nam đang bắt tay vào việc nghiên cứu xây dựng chính sách cụ thể và triển khai thực hiện trên thị trường vốn.
3. Hạn chế của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu để đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách, đề tài gặp phải những hạn chế xuất phát từ cả lý do khách quan lẫn chủ quan sau đây:
- Nhiều văn bản pháp lý của TTCK của các nước được nghiên cứu (Pháp, Braxin, Nam Phi) không có sẵn bằng tiếng Anh khiến cho việc thu thập thông tin chủ yếu từ các nguồn thứ cấp nên chưa thật cụ thể, cập nhật.
- TTCK là thị trường có tốc độ vận động và biến đổi cao, nên các kết quả nghiên cứu cần phải được cập nhật liên tục.
- Cuộc khảo sát nhận thức và ý kiến công chúng về thị trường vốn xanh thực hiện trên phạm vi còn nhỏ, số liệu quan sát (30 người) chủ yếu là cá nhân, chưa tiếp cận được với nhà đầu tư tổ chức.
4. Góp ý hƣớng nghiên cứu
Chủ đề phát triển thị trường vốn xanh còn rất mới mẻ ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, các hướng nghiên cứu mới có thể đi sâu hơn về mặt kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm hoặc quy định được triển khai trên thị trường,chẳng hạn: phương pháp định giá trái phiếu xanh, hoạt động của các tổ chức đánh giá và bảo đảm độc lập (tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp) trên thị trường vốn xanh, lượng hóa các chỉ tiêu môi trường và xã hội trong bộ tiêu chí xanh... hoặc theo hướng mở rộng hơn, chẳng hạn về TTCK bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính, 2015.Kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2015.Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2012.Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Hà Nội. 4. Ngân hàng Nhà nước, 2015.Kế hoạch hành động ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Việt Hà, 2015. Phát triển bền vững – Kiến tạo tương lai.Tạp chí chứng khoán, số 206 tháng 12/2015. Hà Nội.
6. Vũ Văn Hà, 2013.Biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển: Tác động và giải pháp ứng phó. Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản tại đường link http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-
ien/2013/25039/Bien-doi-khi-hau-o-cac-nuoc-dang-phat-trien-Tac-dong.aspx. 7. Phạm Đức Hiếu và Đặng Thị Hoà, 2012.Kiểm toán môi trường của Anh Quốc và bài học kinh nghiệm cho kiểm toán môi trường ở Việt Nam. Tạp chí Kế toán - Kiểm toán số tháng 01/2012. Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hoàng Lan, 2015. Xây dựng trái phiếu xanh ở Việt Nam.
Tạp chí Chứng khoán, số 206 tháng 12/2015. Hà Nội.
9. Nguyễn Thành Long, 2015. Định hướng khung pháp lý cho tài chính xanh. Tạp chí Chứng khoán, số 206 tháng 12/2015. Hà Nội.
10. Phạm Hoàng Mai, 2015.Việt Nam cần xây dựng chính sách,cơ chế huy
động nguồn lực tài chính đầu tư cho Tăng trưởng xanh.Tạp chí Môi
11. Ngân hàng Nhà nước, 2015.Ngân hàng xanh và tín dụng xanh tại Việt Nam.Báo cáo nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng. Hà Nội.
12. Quốc Hội, 2006.Luật Chứng khoán.Hà Nội,
13. Quốc Hội, 2008.Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hà Nội. 14. Quốc Hội, 2009.Luật Thuế tài nguyên 2009.Hà Nội.
15. Quốc Hội, 2010.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.Hà Nội.
16. Quốc Hội, 2010.Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010.Hà Nội. 17. Quốc Hội, 2014.Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Hà Nội.
18. Quốc Hội, 2014.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hà Nội.
19. UBCKNN, 2015.Báo cáo đoàn khảo sát tại Đức và Braxin về tài chính xanh. Hà Nội.
20. UBCKNN, 2016.Báo cáo đoàn khảo sát tại Pháp và Nam Phi về trái phiếu xanh. Hà Nội.
21. UBCKNN, 2015.Báo cáo đoàn khảo sát tại Đức và Áo về tài chính xanh.Hà Nội.
Tiếng Anh:
1. Anderson. D, 2006.Cost and finance of abating carbon in the energy sectors. Background paper for the Stern Review (London).
2. APEC, 2010.Green finance for green growth. Report in the Ministerial meeting.
3. AVIVA, 2015.A roadmap for sustainable capital markets: How can the UN sustainable development goals harness the global capital markets?. White paper.
4. Brock, William. A. and M. Scott Taylor, 2005.Economic Growth and the Environment: A Review of Theory and Empirics. Handbook of Economic
Growth Volume 1A, edited by Philippe Aghion and Stephen N. Durlauf. 1749-1821.Amsterdam: Elsevier.
5. Christoffer Falsen and Patrik Jsohansson, 2014.Mobilizing the debt market for climate change mitigation - Experiences from the early Green Bonds market. Master’s thesis in Industrial Ecology. Chalmers University of Technology.
6. E Doval,2014.A model of green investments approach. Procedia Economics and Finance No.15 (2014) 847-852.
7. Financial Research Institute of the Development Research Center. China State Council, 2014. Greening China’s Financial System. Working paper.
8. Green Bond Principles, 2015.
9. Jacobs M., 1991.The Green Economy: Environment, Sustainable Development and the Politics of the Future.London: Pluto Press.
10. Inderst, G. et al, 2012.Defining and measuring green investments: implications for institutional investors’ asset allocations. OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No.24. OECD Publishing. 11. Lindenberg. N, 2014.Public instrument to leverage private capital for